Mô hình Con bướm (Butterfly pattern) là một trong 5 mô hình cơ bản trong nhóm Harmonic. Mô hình này xuất hiện tương đối thường xuyên, nếu nhận diện chính xác nó có thể mở ra cơ hội giao dịch kiếm lời hấp dẫn cho các nhà giao dịch. Vậy hãy cùng libra24h.com tìm hiểu về mô hình Con bướm (Butterfly pattern) trong bài viết dưới đây.
1. Mô hình Con bướm là gì?
Mô hình Con bướm (Butterfly Pattern) một dạng của mô hình Harmonic, thường xảy ra ở cuối một hành động giá mở rộng. Được đánh giá là mô hình hài hòa và quan trọng nhất trong các dạng mô hình Harmonic.
Để hiểu hơn về mô hình Harmonic, bạn đọc có thể tham khảo bài viết:
Mô hình Harmonic là gì? Các giao dịch hiệu quả với Harmonic Pattern
Mô hình được phát minh đầu tiên bởi Bryce Gilmore và sau đó được Scott Carney phát triển hoàn chỉnh hơn. Về nguồn gốc ban đầu, Butterfly Pattern có xuất phát từ mô hình Gartley nguyên thủy nên 2 mô hình có hình dạng khá tương tự nhau. Do đó, đôi khi mô hình Con bướm vẫn được các nhà giao dịch gọi là Gartley Butterfly.
Tuy nhiên, mô hình Cánh bướm vẫn có một số ưu điểm vượt trội hơn so với mô hình Gartley. Điển hình như Butterfly pattern cho các điểm vào đẹp hơn, các nhà giao dịch được mua với giá thấp hơn và bán với giá cao hơn.
Mô hình có cấu tạo gồm 5 điểm được ký hiệu lần lượt theo các ký tự: X, A, B, C, D. Nó có điểm bắt đầu từ X và trải qua 4 đợt sóng XA, AB, BC, CD.
Về mặt trực quan, mô hình cánh bướm có hình dạng giống chữ W (mô hình bướm giảm) hoặc chữ M (mô hình bướm tăng). Đôi khi mô hình này cũng dễ bị nhầm lẫn với mô hình 2 đỉnh (Double Top) hoặc mô hình 2 đáy (Double Bottom).
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết:
2. Ý nghĩa của mô hình Con bướm
Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động cũng như hình thức cấu tạo của Butterfly Pattern, các nhà giao dịch cần nắm được một số ý nghĩa sâu sắc của mô hình sau đây:
– Khi mô hình Con bướm được hoàn chỉnh tại điểm D, thị trường sẽ di chuyển theo xu hướng của đợt sóng XA ban đầu. Tức là nếu XA là đợt sóng tăng thì thị trường sẽ quay đầu tăng; ngược lại, nếu XA là đợt sóng giảm thì thị trường sẽ quay đầu giảm. Do đó, ý nghĩa quan trọng nhất của mô hình cánh bướm chính là báo hiệu sự đảo chiều xu hướng.
– Theo Carney – cha đẻ của Butterfly Pattern, ông nhấn mạnh rằng mô hình Con bướm cho ta thấy các vùng giá cao và thấp quan trọng trong một xu hướng. Từ đó, nhà giao dịch dễ dàng mua được giá thấp và bán ra ở mức giá cao hơn. Đây cũng là ý nghĩa quan trọng thứ 2 của mô hình Butterfly pattern.
3. Đặc điểm nhận dạng mô hình Butterfly Pattern
Như đã đề cập ở trên, mô hình Con bướm có khá nhiều điểm tương tự với một số mô hình nến trong nhóm Harmonic. Vậy nên, để tránh những nhầm lẫn không đáng có khiến các nhà giao dịch bỏ lỡ cơ hội vào lệnh đẹp, các nhà đầu tư cần ghi nhớ một số đặc điểm nhận dạng nổi bật sau:
– Để xác nhận chắc chắn một mô hình nến Bướm là mẫu hình thực, các trader cần xác định các mức dao động giá phù hợp với các tỷ lệ Fibonacci cụ thể như sau:
- XA: không có quy tắc cụ thể nào cả nào cho đợt sóng này.
- AB: là đoạn điều chỉnh thoái lui về 0.786 so với độ cao đoạn XA. Mức điều chỉnh 0.786 tại điểm B so với độ cao của đoạn xu hướng XA là điều kiện quan trọng để phân biệt mô hình con bướm với các dạng mô hình Harmonic còn lại.
- BC: là đoạn mở rộng từ 0.382 đến 0.886 so với chiều cao của đoạn AB.
- CD: Nếu BC mở rộng 0.382 so với chiều cao của đoạn AB thì CD sẽ thoái lui 1.618 so với chiều cao của BC. Nếu BC mở rộng 0.886 thì CD sẽ thoái lui về 2.618 so với chiều cao của BC.
- XD: là xu hướng chung bao gồm AB, BC và CD, là đoạn mở rộng 1.27 đến 1.618 so với chiều cao của xu hướng XA.
– Lưu ý rằng, các mức Fibonacci của xu hướng BC và CD được biểu thị với hai màu khác nhau: màu xanh lá và xanh lam. Các mức cùng màu xanh lá có liên quan đến nhau, tương tự các mức cùng màu xanh lam cũng liên quan đến nhau. Cụ thể là có hai trường hợp điều chỉnh, như phía trên đã có giải thích: nếu BC mở rộng 0.382 so với chiều cao của đoạn AB thì CD sẽ thoái lui 1.618 so với chiều cao của BC. Nếu BC mở rộng 0.886 thì CD sẽ thoái lui về 2.618 so với chiều cao của BC. Và tương tự với các trường hợp khác.
– Theo lý thuyết sóng Elliott, mô hình thường được phát hiện ở sóng cuối cùng của sóng 5 (sóng chủ).
– Mô hình cánh bướm có 2 dạng chính là mô hình tăng và giảm. Để phân biệt 2 dạng này, các bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau đây:
- Mô hình tăng giá (chữ M): Bắt đầu bằng XA tăng giá, sau đó AB giảm giá, BC tăng và cuối cùng CD giảm vượt quá đáy X
- Mô hình giảm giá (chữ W): XA giảm giá, AB tăng giá, BC giảm và CD tăng.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết:
4. Cách giao dịch với mô hình con bướm
Cuối cùng, bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc hệ thống phương pháp giao dịch với mô hình Con bướm hiệu quả và chuẩn xác nhất.
4.1. Bước 1: Nhận diện mô hình
Mô hình giá con bướm – butterfly có thể nhận biết dễ dàng chỉ bằng mắt thường
Trong bước nhận diện, trader chỉ cần quan sát bằng mắt thường là đã dễ dàng biết một mô hình giảm giá nào đó có phải Butterfly hay không. Mô hình Butterfly thường có hình dạng hình chữ M hoặc W.
- Mô hình Butterfly tăng giá (hình chữ M): Đỉnh C luôn thấp hơn đỉnh A, đáy D thấp hơn đáy X.
- Mô hình Butterfly giảm giá (hình chữ W): Đáy C luôn cao hơn đáy A, đỉnh D cao hơn đỉnh X.
Đó là cách nhận diện mô hình Butterfly bằng mắt thường. Còn nếu muốn chính xác hơn, bạn cần đo lượng tỉ lệ Fibonacci trên từng đợt sóng xu hướng trong mô hình.
4.2. Bước 2: Tính toán tỷ lệ Fibonacci
Sử dụng bộ đôi công cụ FR và FE để đo đạc tỷ lệ Fibonacci giữa từng đợt sóng xuất hiện trong mô hình giá Butterfly.
Sử dụng bộ đôi công cụ FR và FE để đo đạc tỷ lệ Fibonacci giữa từng đợt sóng xuất hiện trong mô hình
Trong đó, công cụ FR sẽ sử dụng để tính toán mức tỷ lệ thoái lui của đoạn sóng AB so với đoạn xu hướng khởi đầu XA. Tỷ lệ Fibonacci đầu tiên phải đạt 0.786 hoặc gần bằng thì mô hình mới có điều kiện hình thành. Còn nếu không bằng hoặc xấp xỉ tỷ lệ trên, bạn không cần phải tiếp tục đo. Vì khi đó, mô hình không thể đủ điều kiện để hoàn thành. Trường hợp mức thoái lui nằm trong khoảng từ 0.382 đến 0.618 có nghĩa đây là mô hình con cua chứ không phải Butterfly nữa.
Tiếp theo, sử dụng công cụ FR để tính toán mức mở rộng của đoạn điều chỉnh giá BC so với đoạn điều chỉnh giá AB. Mức mở rộng hợp lệ thường rơi vào khoảng từ 0.382 – 0.886.
Sau đã xác định xong tỷ lệ thoái lui và mở rộng của đoạn AB, bạn hãy tiếp tục đo đạc tỷ lệ mở rộng của đoạn điều chỉnh CD so với đoạn AB. Mức tỷ lệ này phải nằm trong khoảng 1.618 – 2.618. Trường hợp BC mở rộng đạt 0.382, mức thoái lui của CD bắt buộc phải đạt 1.618, đồng thời nếu đoạn BC mở rộng đến tỷ lệ 0.886, đoạn điều chỉnh CD lúc này cũng phải thoái lui đến ngưỡng 2.618. Như vậy, tỷ lệ giữa 2 đoạn điều chỉnh phải tăng giảm tương ứng thì mô hình Butterfly mới được tạo thành.
4.3. Bước 3: Tiến hành vào lệnh giao dịch
Khi tỷ lệ Fibonacci hoàn toàn thỏa mãn mô hình Butterfly, việc tiếp theo bạn cần làm là tiến hành đặt lệnh giao dịch.
Bắt đầu vào lệnh – entry
Trong mọi mô hình giá Harmonic kể cả Butterfly, nếu muốn chắc chắn thì bạn nên đợi mô hình hoàn tất rồi mới bắt đầu đặt lệnh giao dịch. Theo đó, lệnh luôn đặt tại điểm D, cụ thể:
- Vào lệnh BUY tại điểm D đối với mô hình Con bướm tăng.
- Vào lệnh SELL tại điểm D đối với mô hình Con bướm giảm.
Mặt khác, bạn có thể chọn chờ đợi đến khi có từ 1 – 2 cây nến để biết chính xác mô hình đã được xác nhận. Tiếp đến là hãy tiến hành vào lệnh. Cẩn thận hơn, bạn hãy kết hợp thêm một số công cụ chỉ vào khác để nhận diện tín hiệu giao dịch.
Đặt lệnh cắt lỗ – stop loss
Đối với mọi giao dịch trên bất kỳ mô hình giá nào, bạn cũng hãy nên thiết lập lệnh giao dịch. Nó giống như công cụ giảm rủi ro xuống mức thấp nhất.
- Nếu bạn đang giao dịch một mô hình Bullish Butterfly, bạn nên đặt stop loss bên dưới điểm D.
- Nếu bạn đang giao dịch một mô hình Bearish Butterfly, bạn nên đặt stop loss bên trên điểm D.
Nếu như giá chạm đến mức cắt lỗ này có nghĩa mô hình không còn hiệu lực, nó đã bị phá vỡ.
Đặt lệnh chốt lời – take profit
Nếu bắt gặp mô hình Butterfly trên biểu đồ giá, nhà giao dịch luôn có nhiều lựa chọn để chốt lời. Đó có thể là tại điểm A hoặc vị trí thoái lui 1.618 thuộc đoạn CD (tạm đặt là điểm E).
Có nhiều cách để bạn chốt lời với mô hình giá Butterfly.
Butterfly pattern là một trong những mô hình giá hết sức tiềm năng. Mô hình này thường xuất hiện trong giai đoạn sớm nhất của một xu hướng. Như vậy ngay sau khi hình thành điểm D, giá có khả năng bứt phá cực mạnh.
Bên cạnh đó, Butterfly cũng có khả năng có mặt tại thời kỳ cuối của một xu hướng. Có nghĩa khi điểm D xuất hiện, thị trường sẽ diễn ra một cuộc đảo chiều giá. Đáy là thời cơ lý tưởng để bạn thiết lập lệnh mua vào hoặc bán ra.
Ngay khi giá mục tiêu đã đạt giá tại điểm A, bạn nên đóng ½ khối lệnh. Tiếp đó, bạn cần di chuyển lệnh dừng lỗ đến điểm giá cao nhất của mô hình tăng hoặc thấp nhất của mô hình giảm. Với chiến lược chốt lời này, trader luôn có lợi nhuận nhất định, giảm bớt rủi ro nếu như thị trường diễn biến không theo mong muốn.
Tuy nhiên, giá mục tiêu không phải lúc nào cũng giống nhau trong mọi trường hợp, điều này còn phụ thuộc vào điều kiện thị trường mà các nhà giao dịch sẽ xác định các mức lợi nhuận mục tiêu khác nhau để đặt take profit hợp lý.
- Nếu nhận thấy thị trường đang di chuyển mạnh mẽ theo xu hướng chính, bạn có thể dịch điểm take profit hoặc sử dụng trailing stop để thu được mức hời lớn hơn.
- Nếu nhận thấy thị trường vẫn đi đúng xu hướng chính nhưng di chuyển trong khung hỗ trợ và kháng cự thì bạn nên chốt lời sớm, đây là phương pháp an toàn giúp hạn chế thua lỗ.
- Nếu bạn thấy thị trường vẫn chạy đúng hướng nhưng ở trên khung lớn hơn giá đang gặp một vùng cản mạnh (cản là nói chung hỗ trợ và kháng cự) thì bạn có thể chốt lệnh sớm, đây cũng là một cách an toàn.
Xem thêm:
Hy vọng qua những kiến thức trên, libra24h.com đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về mô hình Con bướm và cách giao dịch với Butterfly pattern hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Chi Nguyễn