Hỗ trợ và kháng cự là một công cụ hữu hiệu giúp các nhà đầu tư xác định đúng xu hướng thị trường. Mời bạn đọc cùng libra24h.com tìm hiểu sâu hơn về hỗ trợ và kháng cự cũng như cách áp dụng công cụ này trong giao dịch thực tế.
1. Khái niệm Hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là một trong những khái niệm được dùng nhiều nhất trong giao dịch. Tuy nhiên, dường như mọi người lại có ý tưởng riêng của mình về việc xác định hỗ trợ và kháng cự. Vì vậy, trước tiên, chúng ta sẽ nghiên cứu những vấn đề cơ bản trước.

Như bạn thấy ở hình trên, mô hình zíc zắc tạo hướng lên. Khi thị trường đi lên và điều chỉnh giảm trở lại thì điểm cao nhất mà nó đạt được trước khi nó điều chỉnh giảm chính là kháng cự (resistance).
Khi mà thị trường tăng trở lại, điểm thấp nhất mà nó đạt được trước khi bắt đầu tăng trở lại sẽ trở thành hỗ trợ (support). Khi thị trường biến động thì các mức hỗ trợ và kháng cự này tiếp tục được tạo ra.
2. Cách vẽ hỗ trợ và kháng cự
Một điều cần ghi nhớ là mức hỗ trợ và kháng cự không phải là những con số chính xác.
Nhiều khi bạn sẽ thấy hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ, nhưng sau đó bạn thấy rằng nó chỉ đang thử lại (retest) vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đó mà thôi. Với mô hình nến, việc “thử” này sẽ được thể hiện qua những bóng nến.

Trên hình, dường như thị trường đã muốn “phá vỡ” hỗ trợ, nhưng sau đó chúng ta mới thấy được là thị trường chỉ muốn “thử lại” vùng này.
3. Cách xác định các ngưỡng hộ trợ và kháng cự
Hệ thống đỉnh đáy trong quá khứ
Thông thường tại khu vực đáy trong quá khứ, giá thường có xu hường dừng đà giảm. Và ngược lại tại khu vực đỉnh trong quá khứ, giá thường có xu hướng dừng đà tăng. Do đó, đáy trong quá khứ được sử dụng làm ngưỡng hỗ trợ, và đỉnh trong quá khứ được sử dụng làm ngưỡng kháng cự.
Giải thích đơn giản cho hiện tượng này, ở đáy cũ và khu vực bên mua bị dẫn bởi mức giá rẻ và áp đảo bên cung trong quá khứ. Và quá khứ thường lặp lại.

Mức giá tròn
Bên mua – Bên bán thường tập trung tại các mức giá tròn (10, 15, 20, …100,..), do đó giá thường có xu hướng dừng đà tăng-giảm tại đây.
Lời giản thích tâm lý học đơn giản nhất cho hiện tượng này, đó là con người luôn có xu hướng suy nghĩ bằng các con số tròn với mục đích làm gọn các mảng thông tin cần phân tích.
Ví dụ: 999.59 thường vô thức chuyển sang 1000.

Hệ thống đường xu hướng
Đường xu hướng là đường thẳng được vẽ ngay phía trên hay phía dưới của diễn biến giá trong một khoảng thời gian giới hạn.
Theo nguyên tắc trong phân tích kỹ thuật, một đường xu hướng sẽ được xác nhận khi có ít nhất hai đáy (trong xu hướng tăng) và hai đỉnh (trong xu hướng giảm) chạm đường này và đảo chiều. Khi xu hướng đã được xác nhận, đường xu hướng thường sẽ trở thành đường hỗ trợ (trong xu hướng tăng), hoặc đường khác cự (trong xu hướng giảm).

Trong ví dụ trên
– Chỉ số VNIndex có đường xu hướng tăng được xác nhận vào giữa tháng 8/2019.
– Vào giữa tháng 9, chỉ số VNIndex chạm đường hỗ trợ tăng trở lại, và qua đó kiểm chứng thành công ngưỡng hỗ trợ.
Kênh giá
Kênh giá được định nghĩa là hai xu hướng phía trên và phía dưới của giá, trong đó hai đường này song song với nhau.
Đường phía trên sẽ là ngưỡng hỗ trợ và đường phía dưới sẽ ngưỡng kháng cự của giá, khi đó diễn biến giá thường có khuynh hướng vận động giữa kênh xu hướng.

Đường trung bình động: MA và EMA
Các đường trung bình động MA và EMA có thể được sử dụng làm các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.
Điều này được giải thích khá đơn giản, rất nhiều trader quan sát các đường MA, EMA phổ biến và hành động dựa trên đó. Vì vậy, giá thường có xu hướng dùng đà tăng/giảm tại đây.

Có thể thấy trong quãng thời gian 1 năm từ tháng 8/2017 đến tháng 8/2018 chỉ số liên tục bật tăng sau khi chạm hệ thống đường trung bình động.
Dải Bollinger
Dải Bollinger đo lường mức độ biến động của giá thị trường, và bao gồm 3 dải:
- Dải giữa: Đường trung bình động SMA20
- Dải trên: SMA20 + (2 lần độ lệch chuẩn biến động giá trong 20 ngày)
- Dải dưới: SMA20- (2 lần độ lệch chuẩn biến động giá trong 20 ngày)
Trong đó dải trên có tác động đến giá như một mức kháng cự, và dải dưới là một mức hỗ trợ. Ngoài ra, khung thời gian được sử dụng càng dài, ngưỡng kháng cự – hỗ trợ này càng mạnh.

Công cụ Fibonacci
Công cụ Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui) được xây dựng dựa trên tỷ lệ vàng 0.618 thường thấy trong tự nhiên, và có các ngưỡng 38.2%, 62.8%, 161.8% và 261.8% của sóng tăng/giảm trước đó.
Giá thường có xu hướng dừng đà tăng/giảm tại các ngưỡng này, và được giải thích với lý do tương đối đơn giản: Dãy số Fibonacci thường xuất hiện trong tự nhiên, và vì cổ phiếu và con người được tạo nên bởi tạo hóa nên giá cổ phiếu trong quá khứ sẽ phản ứng theo quy luật này.
Do đó các ngưỡng Fibonacci được sử dụng như các ngưỡng hỗ trợ – kháng cự cho diễn biến giá của cổ phiếu.

Các sử dụng công cụ Fibonacci Retracement: Kéo từ đỉnh xuống đáy (để xem kháng cự) hoặc từ đáy lên đỉnh (xem hỗ trợ) của sóng tăng/giảm gần nhất. Với các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự vừa được tạo ra, nhà đầu tư sẽ tạo ra chiến lược được giao dịch phù hợp.
4. Phương pháp giao dịch dựa trên các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Quan sát phản ứng của giá tại các ngưỡng hộ trợ/kháng cự
Sau khi đã xác định được các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự dựa vào phần trên, bước tiếp theo đó là tìm ra các dấu hiệu liệu các khu vực này có được giữ vững hay có thể bị bẻ gãy. Dưới đây là một số ví dụ giúp bạn đọc hiểu hơn.

Ví dụ 1. Giá vượt đỉnh thất bại và tạo bóng nến dài (nến búa ngược và củng cố thêm ngưỡng kháng cự tại 888

Ví dụ 2. Động lượng tăng lớn hơn sau đó tích lũy biên độ hẹp tại khu vực kháng cự là dấu hiện ngưỡng kháng cự đang dần suy yếu. Tín hiệu chính xác là cây nến breakout với thanh khoản lớn.
Chiến lược mua khi giá điều chỉnh sâu (bắt đáy)
Bắt đáy là tên gọi của chiến lược đầu tư vào cổ phiếu hiện đang trong đà giảm và được đánh giá là giao dịch với mức giá dưới giá trị thực.
- Ưu điểm: Tối ưu hóa lượng vốn thấp. Giá nằm tại khu vực mà bên mua chiếm ưu thế, đồng thời bên bán đã suy kiệt.
- Nhược điểm: Rủi ro xảy ra nếu đả giảm là sự phán ánh thực sự của giá trị nội tại doanh nghiệp suy giảm.
- Mở lệnh
Kết hợp ngưỡng hỗ trợ với các chỉ báo hoặc các mô hình giá để đạt hiệu quả bắt đáy cao.
– Thanh khoản thấp dần tại ngưỡng hỗ trợ cho thấy lực bán đã cạn kiện.

– RSI xác nhận trạng thái quá bán tại ngưỡng hỗ trợ

– MACD xác nhận tín hiệu đảo chiều tại ngưỡng hỗ trợ.

– Mẫu hình nến đảo chiều tại khu vực hỗ trợ

– Mẫu hình giá đảo chiều tại khu vực hỗ trợ

Bạn đọc tham khảo thêm một số mô hình giá dưới đây
Chiến lược mua khi bứt giá (Breakout)
Breakout trong thị trường cổ phiếu xảy ra khi giá vượt qua một mức kháng cự nhất định. Chiến lược mua đuổi khi giá vượt khỏi một ngưỡng kháng cự nhất định được gọi là chiến lược mua khi breakout.
- Ưu điểm:
– Lợi thế đà tăng giá
– Nắm được tất cả các xu hướng xuất hiện
– Tối ưu hóa khả năng xoay vòng vốn
– Bên Bán đã cạn kiệt
– Lợi nhuận hấp dẫn
- Nhược điểm:
– Breakout giả có thể xảy ra và khiến nhà đầu tư sập bẫy bull-trap
– “Mua cao” có thể là chiến lược khó khăn đối với nhiều nhà đầu tư
– Với các cổ phiếu có thanh khoản trung bình – thấp sẽ khó để giải ngân
- Mở lệnh
Kết hợp ngưỡng hộ trợ với các chỉ báo hoặc mẫu hình kỹ thuật để đạt hiệu quá chiến lược break cao.
– Xác nhận breakout bằng thanh khoản

– Mẫu hình tích lũy tích cực trước khi break out

– RSI phân kỳ dương

5. Những điều có thể bạn chưa biết về hỗ trợ và kháng cự
Khi giá phá vỡ kháng cự thị kháng cự đó có thể biến thành hỗ trợ.
Giá càng “thử” vùng kháng cự hoặc hỗ trợ nhiều mà khống phá vỡ vùng đó thì vùng kháng cự hoặc hỗ trợ đó càng mạnh hơn.

Khi một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ thì sức mạnh của biến động tiếp theo của giá sẽ phụ thuộc sự mạnh mẽ của giá trong việc phá vỡ hỗ trợ và kháng cự.
KẾT LUẬN
- Khi thị trường đi lên và điều chỉnh xuống trở lại thì điểm cao nhất nó đạt được trước khi điều chỉnh gọi là Kháng cự – Resistance.
- Nếu thị trường tiếp tục đi lên trở lại thì điểm thấp nhất nó tạo ra trước khi đi lên chính là Hỗ trợ – Support.
- Hỗ trợ hay kháng cự không phải là một đường thẳng hay một con số mà là 1 vùng. Điều này sẽ bạn lọc đi các tín hiệu bị sai, bị nhiễu.
- Một cách giúp xác định hỗ trợ và kháng cự là dùng biểu đồ đường (line chart) để xác định.
- Nếu giá phá kháng cự thì kháng cự này có thể thành hỗ trợ, ngược lại, nếu giá phá hỗ trợ thì hỗ trợ có thể thành kháng cự.
Nguồn: hsc
Coelho24