Trong bất cứ thị trường giao dịch nào, nhà giao dịch đều có thể lựa chọn cho mình trường phái cũng như chiến thuật đầu tư phù hợp nhất với bản thân. Cụ thể, trong thị trường chứng khoán có 3 trường phái đầu tư: đầu tư giá trị (phân tích cơ bản), đầu tư tăng trưởng (phân tích kỹ thuật), đầu tư lướt sóng (phân tích theo “tin tức”). Trogn bài viết dưới đây, libra24h.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về những điều cơ bản nhất trong trường phái phân tích kỹ thuật – một trường phái phân tích được rất nhiều nhà đầu tư tin chọn.
1. Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung – cầu đối với cổ phiếu để giúp cho nhà đầu tư quyết định thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ cổ phiếu trên thị trường.
Nếu như phân tích cơ bản (Fundamental analysis) được sử dụng để đánh giá giá trị của một cổ phiếu dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì phân tích kỹ thuật tập trung vào việc nghiên cứu giá cả chứng khoán và khối lượng giao dịch.
Các công cụ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để xem xét các tác động của cung và cầu đối với một cổ phiếu sẽ ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu đó như thế nào.
Phân tích kỹ thuật thường được sử dụng trong các chiến thuật đầu tư trong ngắn hạn.
2. Nguyên lý của phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật dựa trên nguyên lý cơ bản là thị trường do hành vi của đám đông tạo lập, những hành vi này được hình mẫu hóa và có xu hướng lặp lại, từ đó vận dụng để dự đoán giá cho tương lai. Từ nguyên lý cơ bản này ta có thêm các nguyên lý dưới đây:
- Thị trường không thể bị thao túng: điều này đúng với các thị trường đại chúng với số lượng người giao dịch đủ lớn.
- Hành động thị trường phản ánh mọi thứ: phát biểu dựa trên nguyên lý số một của Lý thuyết Dow. Tâm tư, suy nghĩ, kỳ vọng của trader đều được phản ánh trên các hành động mua bán trên thị trường.
- Lịch sử có xu hướng lập lại: bản chất của con người không thay đổi, từ đó tạo nên các hành vi mua bán có xu hướng lập lại khi gặp một số điều kiện phù hợp. Các hành vi này thể hiện lên biểu đồ tạo nên các mô hình giúp cho xác suất dự đoán đúng cao hơn.
- Thị trường luôn đúng: Nếu thị trường chạy không đúng với phân tích của bạn, hãy điều chỉnh lại phân tích thay vì chờ thị trường điều chỉnh.
3.Ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật
Ưu điểm:
- Phân tích kỹ thuật có thể giúp xác định thời điểm thích hợp. Một số nhà phân tích sử dụng phân tích cơ bản để quyết định mua gì và phân tích kỹ thuật để quyết định khi nào mua. Không có gì bí mật khi thời gian có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện.
- Diễn biến giá thường đi trước phân tích cơ bản. Bằng các tập trung vào diễn biến giá cả, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ dự đoán được giá tương lai.
- Phân tích biểu đồ đơn giản có thể giúp xác định mức hỗ trợ và kháng cự. Chúng thường được đánh dấu bởi các khoảng thời gian nghẽn giao dịch phạm vi giao dịch), trong đó giá di chuyển trong phạm vi hẹp trong một khoảng thời gian dài cho ta biết rằng lực cung và cầu đã bế tắc.
Nhược điểm:
- Không phải tất cả tín hiệu và mô hình kỹ thuật đều hoạt động đúng. Khi bạn bắt đầu nghiên cứu phân tích kỹ thuật bạn sẽ gặp một loạt các mô hình và chỉ số với các quy tắc để kết hợp.
- Phân tích kỹ thuật là chủ quan và những ý kiến cá nhân của chúng ta có thể được phản ánh trong phân tích. Điều quan trọng là phải nhận thức được những ý kiến này khi phân tích biểu đồ. Nếu nhà phân tích thị trường tăng (bullish market), thì xu hướng tăng sẽ làm lu mờ sự phân tích. Mặt khác, nếu nhà phân tích tin rằng đó là thị trường giảm (bearish market) thì phân tích có lẽ sẽ nghiêng về xu hướng giảm.
- Mặc dù có các tiêu chuẩn, nhiều lần hai nhà phân tích kỹ thuật xem cùng một biểu đồ nhưng lại đưa ra hai kịch bản khác nhau. Cả hai có thể đưa ra mức hỗ trợ hợp lý và mức kháng cự chính để giải thích cho phân tích của họ. Phân tích kỹ thuật giống như nghệ thuật hơn là khoa học. Mọi chuyện đều có tính tương đối, phụ thuộc vào mắt của người xem.
- Ngoài ra, trên thị trường chứng khoán sẽ có nhiều yếu tố tác động mà chúng không thể lường trước và không thể được phát hiện ra khi phân tích kỹ thuật. Việc sử dụng phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản không đảm bảo sẽ đem lại hiệu quả 100% cho các chiến lược đầu tư.
Bởi vậy, các nhà đầu tư cần có một chiến lược quản lý rủi ro để hạn chế tác động của các biến động bất lợi tác động tới danh mục đầu tư của mình.
4. Vai trò của phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với 03 chức năng chính: báo động, xác thực và dự đoán.
- Công cụ báo động: Phân tích kỹ thuật cảnh báo sự phá vỡ các ngưỡng an toàn gồm hỗ trợ & kháng cự và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ. Đối với các nhà giao dịch, việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm sẽ giúp cho họ sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịp thời.
- Công cụ xác nhận: Mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết hợp với các phân tích kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phân tích cơ bản để đánh giá về xu thế của giá chứng khoán. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn.
- Công cụ dự đoán: Nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích kỹ thuật để dự đoán giá tương lai với kỳ vọng về khả năng dự đoán tốt hơn.
5. Các trường phái phân tích kỹ thuật
5.1. Trường phái cổ điển và tân cổ điển
Cách sử dụng chính của trường phái này là phân tích xu hướng với 2 nhóm công cụ chủ đạo là: Chart pattern và Indicators.
5.2. Trường phái Harmonic
Trường phái này chỉ phân tích sự vận động của giá mà không cần quan tâm nhiều đến khối lượng giao dịch.
Để rõ hơn về trường phái này, bạn có thể tham khảo bài viết:
Mô hình Harmonic là gì? Cách giao dịch hiệu quả với Harmonic Pattern
5.3. Trường phái Volume Spread Analysis
Trường phái này cho rằng dòng tiền quyết định tất cả. Dòng tiền đổ vào đâu, cổ phiếu ở đó sẽ tăng giá và ngược lại, dòng tiền rút khỏi đâu, cổ phiếu ở đó sẽ giảm giá.
5.4. Trường phái phân tích kiểu Nhật
Quan điểm này cho rằng tâm lý con người điều khiển mọi quyết định của họ. Có 3 kiểu chính là: Candlestick, Heiken Ashi và Ichimoku Kinko Hyo.
Xem thêm:
Các trường phái đầu tư và bí quyết thành công trên thị trường chứng khoán
4 chiến lược đầu tư mà người trẻ có thể học tập từ Warren Buffett
Hy vọng qua những kiến thức trên, libra24h.com đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về trường phái phân tích kỹ thuật. Chúc bạn tìm được phương pháp đầu tư phù hợp với bản thân!
Nguồn: Tổng hợp
Chi Nguyễn