Pivot Point – một trong những thuật ngữ thường gặp đối với những nhà phân tích “lành nghề”, đây là cơ sở để giúp các nhà đầu tư phân tích thị trường và dự đoán xu hướng phát triển của thị trường trong tương lai gần. Tuy nhiên, đối với những trader với đến với lĩnh vực tài chính thì Pivot Point còn là một khái niệm mới mẻ. Hãy cùng libra24h.com tìm hiểu về khái niệm này ở bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm Pivot Point
Về cơ bản, có thể hiểu Pivot point hay điểm đảo chiều là một biểu đồ kỹ thuật chuyên dụng trong thị trường chứng khoán. Các chỉ báo trong điểm đảo chiều là cơ sở quan trọng để các nhà giao dịch nắm được sự biến đổi của các mốc giá, dự đoán xu hướng phát triển giá trong thời gian tới. Đồng thời, thông qua các chỉ báo đó, có thể xác định mức tâm lý thị trường trong thời gian tới là tăng hay giảm, có đảo chiều hay chuyển biến thế nào. Từ đó, có thể xây dựng chiến lược giao dịch hợp lý, có lợi nhất với mình.

2. Cấu tạo của Pivot Point
Trong biểu đồ điểm Pivot tiêu chuẩn sẽ gồm có 7 đường chính lần lượt là:
- Điểm đảo chiều (Pivot Point – PP) hay còn được gọi là điểm trục hay điểm xoay. Đây cũng là điểm chính trong biểu đồ này.
- 3 đường nằm ở vị trí phía dưới của PP được đánh dấu bằng các ký hiệu là S1, S2, S3. 3 đường này là đường hỗ trợ trong biểu đồ.
- 3 đường nằm trên PP được gọi là đường kháng cự. Các đường kháng cự này sẽ được đánh dấu lần lượt trên biểu đồ là R1, R2, R3. Không giống như các công cụ phân tích thị trường khác như Stochastic, RSI, MACD,… PP có hỗ trợ kháng cự cố định, nghĩa là hỗ trợ kháng cự này sẽ không bị biến động theo giá đang chạy.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết:
Theo các chuyên gia, mức kháng cự và hỗ trợ của PP chính là vùng có thể xuất hiện hiện tượng đảo chiều giá. Ngoài hỗ trợ các nhà giao dịch trong việc xác định thời điểm đảo chiều giá, PP còn giúp dự đoán chính xác thời điểm giá đi theo xu hướng cũ.
Lưu ý:
- Giá trị của PP, đường hỗ trợ và kháng cự sẽ được tính từ các mức High (giá cao nhất), Low (giá thấp nhất), Close (giá đóng cửa) trong phiên giao dịch trước.
- Độ chính xác và tính hữu dụng của chỉ báo Pivot Point trên thị trường ngoại hối vô cùng khớp, được đánh giá cao, rất đáng tin cây.
3. Phân loại Pivot Point
Hiện nay, PP được chia thành 3 loại cơ bản là:
- Fibonacci Pivot Point: tỷ lệ của dãy số Fibonacci được sử dụng để xác định mức hỗ trợ và mức kháng cự trong giai đoạn bất kỳ của thị trường chứng khoán.
- Woodie Pivot Point: với Woodie Pivot Point các nhà đầu tư sẽ dành nhiều sự chú ý cho giá đóng cửa của các phiên giao dịch xảy ra trước đó. Nguyên nhân là vì nó có sự tác động rất lớn đến sự biến động giá trong các phiên giao dịch sau.
- Camarilla Pivot Point: với Camarilla Pivot Point, ngưỡng kháng cự và hỗ trợ chênh lệch thông qua biến động giá. Giá đóng cửa sẽ được điều chỉnh nhờ vào các số nhân đặc biệt. Trong Camarilla Pivot Point sẽ có cả thảy 4 ngưỡng kháng cự và 4 ngưỡng hỗ trợ, Tuy nhiên, đó là lý thuyết tiêu chuẩn còn trên thực tế thì con số này sẽ còn tăng lên tuỳ vào giai đoạn thị trường.
4. Ưu – Nhược điểm của Pivot Point
4.1. Ưu điểm
- Cung cấp các ngưỡng giá để xác định thời điểm đóng mở các vị thế giao dịch.
- Cung cấp chỉ báo các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự trong tương lai.
- Giúp xác định vùng biến động giá.
- Có thể được dùng trên mọi khung thời gian đồ thị.
- Có thể dùng kết hợp với các chỉ báo khác như MACD, RSI, khối lượng giao dịch để tối ưu xác suất giao dịch thành công hơn.
4.2. Nhược điểm
- Khi mức giá thấp và cao của khung thời gian trước đó quá sát, thường các tín hiệu giả rất dễ xuất hiện. Và ngược lại khi mức giá thấp và cao của khung thời gian trước đó quá rộng, thường sẽ không có tín hiệu cho khung thời gian sau.
- Khó sử dụng Pivot Point để xác định điểm cắt lỗ khi khoảng cách giữa các mức kháng cự – hỗ trợ biến động tương đối mạnh. Trường hợp đặt điểm cắt lỗ theo Pivot Point thường sẽ không đảm bảo duy trì tỷ lệ lợi nhuận : rủi ro
5. Cách tính Pivot Point
Trong công thức tính có sử dụng các ký hiệu sau:
- PP: Đây là ký hiệu viết tắt của Pivot Point.
- S: Viết tắt của từ Support biểu thị cho mức hỗ trợ gồm S1, S2, S3.
- R: Viết tắt của từ Resistance (kháng cự) gồm R1, R2, R3.
- High: Biểu thị giá cao nhất cần được tính toán trong khoảng thời gian trước đó.
- Low: Ngược lại với High, đây là mức giá thấp nhất cần tính trong khoảng thời gian trước.
- Close: Đây là giá đóng cửa của khoảng thời gian trước.
5.1. Cách tính Fibonacci Pivot Point
Công thức:
- R3 = PP + (High – Low) x 1.000
- R2 = PP + (High – Low) x 0.618
- R1 = PP + (High – Low) x 0.382
- PP = (High + Low + Close) / 3
- S1 = PP – (High – Low) x 0.382
- S2 = PP – (High – Low) x 0.618
- S3 = PP – (High – Low) x 1.000
5.2. Cách tính Woodie Pivot Point
Công thức:
- R2 = PP + (High – Low)
- R1 = 2 x PP – Low
- PP = (High + Low + 2 x Close) / 4
- S1 = 2 x PP – High
- S2 = PP – (High – Low)
Về cơ bản cách tính của Woodie Pivot Point khá giống với cách tính Pivot Point cổ điển. Tuy nhiên, trong Woodie Pivot Point mức R3,S3 không được sử dụng.
5.3. Cách tính Camarilla Pivot Point
Công thức:
- R4 = Close + (High – Low) x 1.5
- R3 = Close + (High – Low) x 1.25
- R2 = Close + (High – Low) x 1.1666
- R1 = Close + (High – Low) x 1.0833
- PP = (High + Low + Close) / 3
- S1 = Close – (High -Low) x 1.0833
- S2 = Close – (High -Low) x 1.1666
- S3 = Close – (High -Low) x 1.25
- S4 = Close – (High -Low) x 1.5
6. Giao dịch với Pivot Point như thế nào?
Đây là điều mà nhiều nhà giao dịch còn băn khoăn. Theo các chuyên gia, có 3 cách cơ bản để bạn giao dịch với Pivot Point là: Giao dịch với đường Pivot Point trung tâm; giao dịch kết hợp với các mô hình nến đảo chiều và giao dịch theo các tín hiệu breakout. Cụ thể các cách giao dịch này như sau:
6.1. Giao dịch với đường Pivot Point trung tâm
Đây là cách giao dịch cơ bản và dễ thực hiện nhất. Về lý thuyết, Pivot Point sẽ lấy điểm trực chính PP để xét. Lúc này, nếu giá xuất hiện trên điểm PP thì sẽ được đánh giá là một thị trường tăng giá. Từ đó:
- Nếu mức giá trên biểu đồ tăng lên vùng R1, R2, R3 thì thực hiện lệnh BUY.
- Ngược lại, nếu thấy mức giá giảm xuống vùng S1, S2, S3 trader nên thực hiện lệnh SELL.
Tuy nhiên, để giao dịch hiệu quả, các trader nên kết hợp PP với các phương pháp khác. Việc kết hợp này sẽ được thể hiện ở các cách giao dịch phía dưới.
6.2. Giao dịch kết hợp với mô hình nến đảo chiều
Trong giao dịch này, mức S hay R sẽ bất biến trên các khung thời gian. Lúc này, nếu tại các khu vực này xuất hiện mô hình đảo chiều khớp với các chỉ báo R và S thì đó chính là thời cơ để vào lệnh.

Lưu ý:
- Một ngưỡng hỗ trợ/kháng cự (S1, S2, S3 hoặc R1, R2, R3) được xem là có tính cản mạnh nếu sở hữu ít nhất 2 lần giá chạm đến, rồi sau đó xảy ra đảo chiều.
- Chiến lược giao dịch đảo chiều này giống với cách giao dịch PP thông thường.
6.3. Giao dịch với tín hiệu breakout
Giao dịch với tín hiệu breakout khá phức tạp, đòi hỏi người vận dụng phải có bề dày kinh nghiệm tương đối để nhận biết và phân biệt được các tín hiệu breakout. Một mẹo nhỏ bạn có thể sử dụng để nắm chắc thời cơ của mình đó là đợi cho đến khi S1 bị phá vỡ thực sự. Lúc này:
- Đặt lệnh SELL đầu tiên khi nến thứ nhất kết thúc.
- Đặt lệnh STOP LOSS phía trên, cách R1 khoảng 5-6 pip.
Nếu giá tiếp tục tăng phá vỡ R2 và tiến đến R3 thì hãy nhanh tay:
- Đặt lệnh SELL ngay khi R2 bị phá vỡ.
- Đặt lệnh STOP LOSS bên trên R2. Tiếp đó, dùng trailing stop dời lỗ của lệnh đầu đến khi dừng. Đồng thời, đặt lệnh Take Profit cho 1 và 2 tại R3.
7. Vận dụng Pivot Point dự đoán xu hướng thị trường
Không phải ngẫu nhiên mà Pivot Point có thể dự đoán được xu hướng thị trường, các ưu điểm của Pivot Point đã giúp các trader có cái nhìn chuẩn xác hơn về giá và các xu hướng tăng – giảm của nó trong thời gian gần.
Ví dụ:

Pivot Point sẽ được xác định dựa trên khung thời gian. Nếu giá dịch chuyển ở vị trí dưới của ngưỡng Pivot thì đó là trạng thái giá tiêu cực. Ngược lại, nếu giá di chuyển ở phần phía trên của ngưỡng PP thì là trạng thái giá tích cực.
Xem thêm:
Price Action cơ bản – 10 mẫu hình Price Action Trader cần biết (phần 1)
Trên đây là bài viết giới thiệu về Pivot Point – một công cụ phân tích thị trường vô cùng hiệu quả mà bất cứ trader nào cũng không nên bỏ qua. Hy vọng qua những kiến thức trên, libra24h.com đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Pivot Point. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Chi Nguyễn