Ether (ETH) được tạo ra dựa trên mạng Ethereum và từng được xem là đồng tiền điện tử thay thế Bitcoin. Vì sao Ether lại đặc biệt như thế, vì sao nó là đồng tiền đứng thứ hai trên CoinMarketcap chỉ sau Bitcoin, nó có gì khác biệt so với Bitcoin. Hãy cùng libra24h.com tìm hiểu nhé!
1. ETHEREUM là gì?
Ethereum là một nền tảng máy tính phi tập chung. Ethereum chạy đồng thời trên hàng ngàn máy tính khắp thế giới. Giống như Bitcoin và những đồng tiền mã hóa khác, Ethereum cho phép chuyển tiền mã hóa thông qua mạng Blockchain.

Tuy nhiên, Ethereum có khả năng ưu việt hơn ở chỗ người dùng có thể triển khai code của riêng mình và tương tác với các ứng dụng do người dùng khác tạo ra trên hệ thống mạng này. Ethereum có tính linh hoạt cho nên những chương trình phức tạp đều có thể chạy trên ethereum.
Ethereum là nơi các nhà phát triển có thể tạo và khởi chạy code trên mạng phân tán, thay vì tốn tại tập chung trên một máy chủ, nghĩa là các ứng dụng trên Ethereum không thể bị tắt hoặc kiểm duyệt.
Xem thêm:
2. Phân biệt Ethereum và ether (ETH)
Đơn vị được sử dụng trong nền tảng ethereum không được gọi là Ethereum. Ethereum là tên của giao thức còn tên của đồng tiền cung cấp năng lượng cho nó là ether (hay ETH)
Như đã nói ở trên, Ethereum cho code của người dùng được chạy trên một hệ thống phân tán nên các chương trình không thể bị can thiệp bởi những tác nhân bên ngoài. Tương tự như Blockchain, code của các chương trình sẽ được thêm vào cơ sở dữ liệu của Ethereum và không thể chỉnh sửa.

Hơn nữa, cơ sở dữ liệu trong ethereum được công khai với mọi người nên người dùng có thể kiểm tra các code của các ứng dụng này trước khi tương tác với nó. Bất kỳ ai ở bất kỳ đâu đều có thể khởi chạy các ứng dụng trong trạng thái online, không thể thực hiện được tại trạng thái offline.
Ether là đồng tiền gốc lưu trữ giá trị của Ethereum nên các ứng dụng có thể đặt các điều kiện khi nào ether được giao dịch. Các chương trình này tạo nên ứng dụng gọi là hợp đồng thông minh (smart contract) được thiết lập để hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người.
3. Blockchain ethereum là gì?
Blockchain ethereum là cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin được sử dụng bởi giao thức ethereum. Blockchain ethereum tương tự như blockchain của Bitcoin tuy nhiên dữ liệu và phương thức lưu trữ khác nhau.
Hãy hiểu đơn giản blockchain Ethereum như một quyển sách mà bạn có thể thêm các trang vào. Mỗi trang tượng trưng cho 1 block chứa thông tin về giao dịch. Khi muốn thêm một trang mới cần thêm một giá trị đặc biệt ở đầu trang, mục đích là tạo nên liên kết giữa các block mới được tạo ra so với những block cũ. Blockchain ethereum sử dụng quy trình mã băm (Hash) để liên kết block tạo ra sau với block trước nó.
Về bản chất, nó hơi giống cách số trang dùng để tham chiếu thứ tự của trang trước đó. Bằng cách nhìn vào trang mới, chúng ta có thể biết chắc rằng trang sách này nối tiếp trang sách khác. Để làm điều này, chúng ta sử dụng một quy trình gọi là băm.
4. Sự khác biệt giữa Ethereum và Bitcoin
Mặc dù đều là tiền điện tử nhưng xét về nguồn gốc, Bitcoin được tạo ra như một loại tiền tệ để lưu trữ giá trị. Trong khi đó, ethereum lại được tạo ra là nền tảng giao dịch hợp đồng thông minh nhưng ngược lại Bitcoin cũng có thể xử lý được các hợp đồng thông minh và Ethereum cũng có thể sử dụng như một loại tiền tệ. Tuy nhiên, Bitcoin và Ethereum có một số điểm khác biệt như sau:

- Ethereum khác với Bitcoin ở chỗ nó cho phép những hợp đồng thông minh tức là giao dịch chuyển tiền từ người này sang người khác chỉ được thực hiện khi đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện đưa ra.
- Thời gian trung bình tạo nên khối Bitcoin mất 10 phút còn thời gian tạo ra khối Ethereum mất 12 giây. Thời gian nhanh hơn nên việc xác nhận giao dịch cũng nhanh hơn. Thời gian nhanh chóng này là bởi giao thức GHOST của Ethereum.
- Ethereum có một điểm đặc biệt mà Bitcoin không có, đó là tính năng “Turning Complete” (mã lặp vòng) tính năng này cho phép hệ thống Ethereum tính toán thứ tự thời gian cho đến mức tiêu thụ vừa đủ, tiết kiệm thời gian. Điểm này vượt trội hơn Bitcoin. Tuy nhiên, điều này mang lại nhiều rủi ro cho Ethereum. Khả năng bị tấn công của Ethereum cao hơn so với bitcoin.
- Phí giao dịch của Ethereum được trả bằng GAS (có thể quy đổi ra ether) và được tính dựa trên dung lượng băng thông, và nhu cầu lưu trữ. Còn trong bitcoin, các giao dịch được giới hạn trong mỗi kích thước khối và bình đẳng với nhau.
- Chi phí giao dịch của Bitcoin phụ thuộc vào kích thước khối lượng và chi phí giao dịch bình đẳng nhau. Chi phí giao dịch của Ethereum phụ thuộc vào nhu cầu lưu trữ, độ phức tạp.
- Số lượng bitcoin bị giới hạn ở mức 21 triệu. Điều đó có nghĩa là: mỗi 4 năm phần thưởng của mỗi khối bitcoin sẽ giảm đi 1/2. Trong khi đó, Ethereum không giới hạn số lượng Ether. 2/3 số bitcoin được khai thác đưa vào lưu thông trong thị trường. Còn nguồn cung của Ethereum lại không cố định.
- Ethereum đã chống lại việc sử dụng ASIC như Bitcoin. Tuy nhiên người đào Ethereum phải sử dụng card đồ họa.
- Bitcoin đã có một lịch sử chưa bao giờ can thiệp vào dữ liệu trên sổ cái. trong khi đó, Ethereum đã phải chia nhánh sau khi DAO bị tấn công.
Xem thêm:
Hướng dẫn giao dịch chứng quyền từ A – Z cho người mới bắt đầu
5. Hợp đồng thông minh là gì?
Smart Contract (Hợp Đồng Thông Minh) là một thuật ngữ mô tả khả năng tự đưa ra các điều khoản và thực thi thỏa thuận của hệ thống máy tính bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain. Toàn bộ quá trình của Smart Contract được thực hiện tự động và không có sự can thiệp từ bên ngoài. Các điều khoản của Smart Contract tương đương với một hợp đồng pháp lý và được ghi lại dưới ngôn ngữ của máy tính.

Mục tiêu chính của Smart Contract là cho phép hai bên không xác định danh tính có thể giao dịch hay làm việc với nhau trên Internet mà không cần thông qua trung gian. Khái niệm về Smart Contract được đề cập lần đầu tiên năm 1993 bởi Nick Szabo – người từng bị cáo buộc đứng đằng sau mạng lưới Bitcoin. Ông gọi đây là những chương trình máy tính tự động và có thể thực hiện các điều khoản của hợp đồng.
6. Ai là người tạo ra Ethereum?
Vài năm sau khi Satoshi Nakamoto cho ra đời đồng tiền mã hóa đầu tiên Bitcoin, một lập trình viên trẻ tuổi tên là Vitalik Buterin đã nghĩ ra cách đưa ý tưởng này đi xa hơn nữa và tìm ra cách áp dụng nó vào bất kỳ loại ứng dụng nào. Concept này đã được đưa vào Ethereum.

Ethereum được Buterin đề xuất trong một bài đăng trên blog vào năm 2013, có tựa đề Ethereum: The Ultimate Smart Contract and Decentralized Application Platform (Ethereum: Hợp đồng thông minh tối thượng và nền tảng ứng dụng phi tập trung). Trong bài đăng của mình, anh đã mô tả ý tưởng về một blockchain hoàn chỉnh Turing – một máy tính phi tập trung, được cung cấp đủ thời gian và tài nguyên, có thể chạy bất kỳ ứng dụng nào.
Xem thêm:
Như vậy, thông qua bài viết này libra24h.com hy vọng các bạn đã có những kiến thức cần thiết về Ethereum. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Phạm Trang