Hợp đồng thông minh (Smart Contract) được biết đến nhiều nhất khi nói về Ethereum và ICO. Vậy chính xác thì hợp đồng thông minh là gì? Chúng hoạt động như thế nào? Các tính năng chính của chính là gì? Hãy cùng libra24h.com khám phá câu trả lời trong bài tổng hợp dưới đây nhé!
1. Hợp đồng thông minh (Smart Contract) là gì?
Hợp đồng thông minh (Smart Contract) được một nhà khoa học máy tính người Mỹ có tên Nick Szabo đưa ra lần đầu tiên vào năm 1994. Ông chính là người đã phát minh ra loại tiền ảo Bit Gold vào năm 1998 (trước 10 năm so với Bitcoin).
Tại thời điểm đó, ông định nghĩa hợp đồng thông minh là một công cụ để chính thức hóa và bảo mật mạng máy tính bằng cách kết hợp các giao thức với giao diện người dùng.
Đối với tiền mã hóa, có thể định nghĩa hợp đồng thông minh là một ứng dụng hoặc chương trình chạy trên nền tảng blockchain. Hợp đồng thông minh như một hợp đồng kỹ thuật số bắt buộc thực hiện bởi một bộ quy tắc cụ thể. Các quy tắc này do bộ mã máy tính xác định trước, và tất cả các nút (node) trong mạng đều phải sao chép và thực thi các quy tắc đó.
Mặc dù Bitcoin đã cung cấp hợp đồng thông minh trong nhiều năm, nhưng hợp đồng thông minh thực sự trở nên phổ biến là nhờ Vitalik Buterin, người sáng tạo và nhà đồng sáng lập của Ethereum. Tuy nhiên, mỗi blockchain có một phương pháp triển khai hợp đồng thông minh khác nhau.
Bài viết này tập trung vào hợp đồng thông minh chạy trên Máy ảo Ethereum (Ethereum Virtual Machine – EVM), một phần thiết yếu của blockchain Ethereum.
Xem thêm:
2. Hợp đồng thông minh hoạt động như thế nào?
Hợp đồng thông minh hoạt động như một chương trình. Nó thực hiện một tác vụ cụ thể khi thỏa mãn điều kiện nhất định thường tuân theo các câu lệnh “nếu… thì…”. Mặc dù tên gọi là hợp đồng thông minh nhưng thực ra chúng không phải là một hợp đồng pháp lý và cũng không thông minh. Đơn giản hợp đồng thông minh chỉ là một đoạn mã chạy trên một sổ cái phân tán hay blockchain.
Trên mạng Ethereum, các hợp đồng thông minh chịu trách nhiệm thực thi và quản lý các hoạt động diễn ra trên blockchain khi những người dùng (địa chỉ) tương tác với nhau. Bất kỳ địa chỉ nào không phải là hợp đồng thông minh đều được gọi là tài khoản độc lập (Externally Owned Account – EOA). Do đó, hợp đồng thông minh do máy tính kiểm soát và EOA do người dùng kiểm soát.
Hợp đồng thông minh được triển khai thông qua giao dịch blockchain và chúng chỉ được kích hoạt khi một EOA (hoặc các hợp đồng thông minh khác) gọi chúng. Tuy nhiên, kích hoạt đầu tiên luôn từ phía EOA (người dùng).
3. Các tính năng chính của hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh Ethereum thường trình có các đặc điểm sau:
Tính phân tán
Hợp đồng thông minh được sao chép và phân phối trong tất cả các nút (node) của mạng Ethereum tương tự như blockchain của Bitcoin. Đây là một điểm khác biệt so với các giải pháp khác dựa trên các máy chủ tập trung.
Tính tất định
Hợp đồng thông minh chỉ thực hiện các hành động mà nó được thiết kế để thực hiện với trường hợp các điều kiện được thỏa mãn. Hơn nữa, các kết quả của hợp đồng thông minh không thể thay đổi bởi bất kỳ ai.
Tính tự động
Hợp đồng thông minh có thể tự động hóa tất cả các loại tác vụ, nó hoạt động như một chương trình tự thực hiện. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nếu hợp đồng thông minh không được kích hoạt, nó sẽ duy trì trạng thái “không hoạt động” và sẽ không thực hiện bất kỳ hành động nào.
Tính chất không thể sửa đổi
Không thể sửa đổi hợp đồng thông minh sau khi triển khai. Chỉ có thể “xóa” chúng nếu chức năng này đã được thêm vào từ trước. Do đó, có thể nói rằng hợp đồng thông minh giống như một mã chống giả mạo.
Tính chất có thể tùy chỉnh
Trước khi triển khai, hợp đồng thông minh có thể được mã hóa theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, chúng có thể được sử dụng để tạo ra nhiều loại ứng dụng phi tập trung (DApps). Nguyên nhân là do Ethereum là một blockchain có thể được sử dụng để giải quyết mọi vấn đề tính toán nào (Turing complete)
Tính chất không cần dựa trên sự tin cậy
Hai hoặc nhiều bên của hợp đồng có thể tương tác thông qua hợp đồng thông minh mà không cần biết hoặc tin tưởng lẫn nhau. Hơn nữa, công nghệ blockchain sẽ đảm bảo được tính chính xác của dữ liệu.
Tính minh bạch
Vì các hợp đồng thông minh dựa trên một blockchain công khai, không ai có thể thay đổi mã nguồn của chúng, và bất kỳ ai cũng có thể xem được.
Xem thêm:
Binance Coin là gì? Thông tin về đồng BNB
Sai lầm khi đầu tư chứng khoán và phương pháp đầu tư hiệu quả
4. Hợp đồng thông minh có thể bị thay đổi hay xóa không?
Việc thêm các chức năng mới vào hợp đồng thông minh Ethereum là không thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu người tạo ra hợp đồng đưa vào một chức năng gọi là TỰ HỦY (SELFDESTRUCT) trong bộ mã, họ có thể “xóa” hợp đồng thông minh trong tương lai – và thay thế nó bằng một hợp đồng mới. Ngược lại, nếu chức năng này không được đưa vào bộ mã từ trước, họ sẽ không thể xóa hợp đồng thông minh đó.
Một số hợp đồng thông minh có khả năng nâng cấp, các nhà phát triển có thể thay đổi hợp đồng thông minh ở một mức độ nhất định. Có nhiều cách để tạo ra những hợp đồng thông minh có khả năng nâng cấp với mức độ khác nhau.
5. Ưu và nhược điểm của hợp đồng thông minh
5.1. Ưu điểm
Thứ nhất, hợp đồng thông minh là một bộ mã có thể lập trình nên chúng có khả năng tùy chỉnh cao và có thể được thiết kế theo nhiều cách khác nhau nhằm cung cấp nhiều loại hình dịch vụ và giải pháp.
Thứ hai, hợp đồng thông minh là các chương trình phi tập trung và tự thực hiện (self-executing), giúp tăng tính minh bạch và giảm chi phí hoạt động. Nếu được triển khai đúng cách, chúng cũng có thể tăng hiệu quả vận hành và giảm chi phí hành chính.
Thứ ba, hợp đồng thông minh đặc biệt hữu ích đối với việc chuyển hoặc trao đổi tiền giữa hai hoặc nhiều bên.
5.2. Nhược điểm
Đầu tiên, vì hợp đồng thông minh được tạo ra từ bộ mã máy tính do con người viết ra nên chúng mang lại nhiều rủi ro vì bộ mã có khả năng bị tấn công hoặc bị lỗi. Chính vì thế, nhà phát triển nên chọn những lập trình viên giàu kinh nghiệm để triển khai hợp đồng thông minh, đặc biệt khi nó có liên quan đến thông tin quan trọng hoặc số tiền lớn.
Thứ hai, một vài ý kiến cho rằng hệ thống tập trung cũng có thể cung cấp hầu hết các giải pháp và chức năng mà hợp đồng thông minh mang lại. Tuy nhiên, điều khác biệt là các hợp đồng thông minh chạy trên một mạng ngang hàng (P2P) phân tán thay vì trên một máy chủ tập trung. Đồng thời các hợp đồng thông minh dựa trên hệ thống blockchain nên rất khó hoặc không thể sửa đổi và can thiệp.
Thứ ba, tính chất không thể thay đổi của hợp đồng thông minh là một ưu điểm lớn, tuy nhiên, trong một số trường hợp nó có thể là nhược điểm.
Vì hợp đồng thông minh là không thể thay đổi, nên các nhà phát triển không thể sửa mã. Sự cố này đã cho ra đời bản cập nhật phần mềm bắt buộc (hard fork), tạo ra chuỗi Ethereum thứ hai. Tuy nhiên, vấn đề không xuất phát từ blockchain Ethereum mà do lỗi trong việc thực hiện hợp đồng thông minh.
Thứ tư, hợp đồng thông minh còn có một hạn chế khác liên quan đến tình trạng pháp lý. Lý do không những vì nó có trạng thái pháp lý không rõ ràng mà còn do chúng không phù hợp với khung pháp lý hiện tại.
Khi kết hợp với nhau, hợp đồng thông minh và blockchain có khả năng thay đổi hầu hết các lĩnh vực trong xã hội của chúng ta. Nhưng chúng ta cần chờ đợi để xem liệu những công nghệ đột phá này có thể vượt qua nhiều rào cản để được áp dụng trên quy mô lớn hay không.
Xem thêm:
Tìm hiểu về công nghệ Blockchain – Xương sống của tiền mã hóa
Hướng dẫn giao dịch chứng quyền từ A – Z cho người mới bắt đầu
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã thu nhận được những kiến thức về hợp đồng thông minh, libra24h.com chúc các bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Phạm Trang