Đầu tư tiền điện tử chưa bao giờ ngừng phát triển tại Việt Nam, ngày càng có nhiều loại coin và token mới được đào lên làm cho các nhà đầu tư đứng ngồi không yên. Bên cạnh những loại tiền điện tử truyền thống quen thuộc như Bitcoin, Ether,… hiện nay, xuất hiện thêm cả đồng Link Coin. Vậy để tìm hiểu xem Link Coin, ChainLink là gì? Có nên đầu tư vào đồng tiền này hay không? Hãy theo dõi bài viết sau đây của libra24h.com nhé!
1. ChainLink là gì?
Như các bạn đã biết, để tạo ra một đồng Coin mới, cần phải có nền tảng Blockchain của đồng tiền đó được tạo ra. Chính vì vậy, Link coin ra đời là hệ quả của ChainLink. Để hiểu được về Link coin thì trước tiên bạn cần hiểu ChainLink là gì?
ChainLink là một mạng lưới Oracle phi tập trung hay có thể nói một cách dễ hiểu hơn đó là cầu nối chuyển tiếp thông tin, dữ liệu từ thế giới ngoài đời thực vào nền tảng Blockchain và ngược lại. ChainLink là nền tảng blockchain đầu tiên trong loại hình Oracle.

ChainLink đã thực hiện ICO và mở bán Token LINK vào khoảng tháng 3 năm 2017, thời điểm bấy giờ ChainLink là một trong những dự án ICO rất thành công. ChainLink được chính thức ra mắt bởi công ty Smart Contract ChainLink Ltd và hiện đang có trụ sở chính nằm tại Cayman Islands.
2. Công dụng của ChainLink
Nếu là một người tham thị trường tiền mã hóa lâu năm thì chắc hẳn các bạn cũng biết rằng Smart Contract không hề có khả năng tương tác với bất kỳ nguồn thông tin nào bên ngoài Blockchain. Điều này khiến cho việc phát triển các hợp đồng thông minh với nhiều chức năng đa dạng hơn trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Để khắc phục được sự cố đó, người ta đã nghĩ tới ChainLink. Với khả năng chuyển tiếp thông tin, dữ liệu từ thực tế vào nền tảng Blockchain, ChainLink chắc chắn sẽ làm tốt công việc “Connectivity” của mình.
3. Bản chất của ChainLink
Mọi nguồn thông tin, dữ liệu khi được đưa vào Blockchain thông qua ChainLink đều được xem như là điều kiện để kích hoạt các bản hợp đồng thông minh hoạt động. Sau khi Smart Contract được khởi động sẽ tạo ra một dữ liệu đầu ra bao gồm: Một khoản thanh toán, chứng nhận sở hữu,….).
Để hiểu rõ hơn các bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây:
Trên tình hình thực tế hiện nay, ChainLink chỉ mới hỗ trợ cho Smart Contract trên nền tảng của Ethereum. Nhưng theo dự đoán của các chuyên gia, trong tương lai ChainLink có thể được áp dụng với hầu hết các platform có Smart Contract.
4. Chức năng của ChainLink
Mục tiêu cốt lõi của ChainLink là thực hiện các giải pháp mở rộng trực tiếp (on-chain) và không trực tiếp (off-chain) và do đó nó có hai chức năng chính: chức năng on-chain và chức năng off-chain.
4.1. Các chức năng On-Chain
Thành phần đầu tiên của ChainLink bao gồm các hợp đồng được xử lý trực tiếp trên chuỗi, các hợp đồng này được triển khai dựa trên công nghệ blockchain của Ethereum. Các hợp đồng quản trị dữ liệu này xử lý các yêu cầu dữ liệu của người dùng muốn tận dụng phần mềm quản trị dữ liệu của mạng lưới.
Nếu một người dùng hoặc một thực thể muốn truy cập dữ liệu ngoài chuỗi, họ sẽ gửi một hợp đồng người dùng (hoặc hợp đồng yêu cầu) tới mạng lưới của ChainLink, và blockchain sẽ xử lý các yêu cầu này trong hợp đồng riêng của họ.

Các hợp đồng này sẽ chịu trách nhiệm cho các hợp đồng yêu cầu với các hệ quản trị thích hợp. Các hợp đồng này gồm có một hợp đồng danh tiếng, một hợp đồng khớp lệnh, và một hợp đồng tổng hợp.
Đầu tiên, hợp đồng danh tiếng, đúng như tên gọi: nó sẽ kiểm tra một hồ sơ theo dõi của nhà cung cấp hệ quản trị để xác minh tính toàn vẹn của nó. Đổi lại, hợp đồng khớp lệnh ghi lại thỏa thuận mức dịch vụ của hợp đồng người dùng trên mạng lưới và thu thập giá thầu từ các nhà cung cấp hệ quản trị đáng tin cậy. Cuối cùng, hợp đồng tổng hợp tích lũy các dữ liệu của các hệ quản trị được chọn và cân nhắc chúng để tìm ra kết quả tối ưu nhất.
Với những hợp đồng này, các chức năng on-chain của ChainLink sẽ trải qua một quy trình ba bước:
Bước 1: Lựa chọn hệ quản trị.
Khi một hợp đồng yêu cầu được gửi, có nghĩa là người dùng đã xác định ra các yêu cầu cho việc tìm kiếm dữ liệu của họ được như một thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA). Chúng có thể bao gồm uy tín của hệ quản trị, các thông số dữ liệu, số lượng các hệ quản trị / dữ liệu cần thiết, v.v.
Sau đó, người dùng có thể lọc và tự tìm kiếm các hệ quản trị sử dụng ChainLink. Đôi khi khi tìm kiếm theo phương pháp thủ công không tối ưu, một công cụ kết hợp tự động sẽ được giới thiệu sẵn.
Đối với tùy chọn này, các hệ quản trị có thể đặt giá thầu dựa trên SLA của hợp đồng. Các hợp đồng có thể yêu cầu một khoản phí phạt cho các hành vi sai phạm, và một khi một hợp đồng đã nhận được mức giá thầu phù hợp, thì những hệ quản trị này sẽ được chọn và thỏa thuận dịch vụ được bắt đầu.
Bước 2: Báo cáo dữ liệu.
Đây là một bước khá đơn giản. Sau khi một hệ quản trị được chọn, các nhà cung cấp off-chain sẽ thực hiện thỏa thuận dịch vụ và truyền tải dữ liệu yêu cầu tới blockchain cho các nút trên chuỗi xử lý.
Bước 3: Tập hợp kết quả.
Để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, một hợp đồng tổng hợp thu thập dữ liệu được gửi bởi tất cả các nhà cung cấp liên quan đến một hợp đồng yêu cầu. Hợp đồng tổng hợp sau đó sẽ xem xét, cân nhắc tất cả các dữ liệu để cung cấp cho các hợp đồng yêu cầu một câu trả lời tối ưu nhất.
Xem thêm:
4.2. Các chức năng Off-Chain
Thành phần thứ hai của ChainLink bao gồm các nút quản trị off-chain được kết nối với mạng Ethereum. Hiện tại, ChainLink chỉ kết nối với các hợp đồng thông minh trên mạng lưới của Ethereum, nhưng trong tương lai, hệ thống sẽ không hợp tác làm việc với các hợp đồng thông minh trên nhiều mạng lưới khác nhau.

Các nút off-chain có trách nhiệm thu thập dữ liệu từ nguồn off-chain theo yêu cầu của các hợp đồng người dùng. Sau khi thu thập các dữ liệu có liên quan, các nút này sẽ xử lý dữ liệu thông qua ChainLink Core, phần mềm nút lõi cho phép cơ sở hạ tầng ngoài chuỗi tương tác với blockchain của ChainLink.
Khi dữ liệu được xử lý, ChainLink Core sẽ truyền nó tới hợp đồng quản trị on-chain để kết hợp các kết quả. Để trả công cho công việc này, các nhà điều hành hệ quản trị off-chain sẽ được nhận được đồng tiền LINK – token của ChainLink, để thu thập và gửi dữ liệu.
5. LINK Coin là gì?
LINK là token trong mạng lưới của ChainLink. Phải 2 năm sau ngày dự án ChainLink ra đời, token này mới được tung ra thị trường trong đợt ICO hồi tháng 9 năm 2017. Theo như nguồn thông tin chính thống thì hiện nay đồng LINK đang chạy trên nền tảng Blockchain của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC – 677.

Bên cạnh những thông tin trên, các bạn cần phải chú ý tới một số thông tin cơ bản về đồng LINK như sau:
- Ticker: LINK
- Contract: 0x514910771af9ca656af840dff83e8264ecf986ca
- Decimals: 18
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-677
- Token type: Utility Token
- Total Supply: 1,000,000,000 LINK
- Circulating Supply: 350,000,000 LINK
Xem thêm:
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã có những kiến thức cần thiết về ChainLink và Link Coin. libra24h.com chúc các bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Phạm Trang