Hiện nay, trong các danh mục đầu tư tiền điện tử xuất hiện một số khái niệm thúc đẩy cơ chế về đầu tư và các phương pháp giao dịch bằng công nghệ Blockchain và những tiền điện tử liên quan, trong đó, không thể không nhắc đến Staking Coin. Staking là việc khóa các đồng tiền mã hóa để nhận phần thưởng. Hãy cùng libra24h.com tìm hiểu về staking đầy đủ nhất nhé!
1. Staking là gì?
Để hiểu được Staking trước tiên bạn cần hiểu được Thuật toán đồng thuận Bằng chứng cổ phần PoS (Proof of Stake).
PoS ra đời năm 2011 để giải quyết vấn đề của thuật toán đang phổ biến nhất khi đó là Proof of Work. Cơ chế PoW cho phép các giao dịch được tập hợp thành các khối. Sau đó, các khối này liên kết với nhau tạo thành blockchain hay nói dễ hiểu hơn thì các thợ đào coin phải cạnh tranh nhau để giành quyền thêm các khối tiếp theo và blockchain.
Tuy nhiên, để tạo được khối sử dụng PoW tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, vì vậy, PoS ra đời để giải quyết vấn đề đó.

Ý tưởng chính là những người tham gia có thể khóa các đồng coin (“stake”) trong khoảng thời gian cụ thể, giao thức sẽ ngẫu nhiên giao quyền cho một trong số họ để xác thực khối tiếp theo. Thông thường, xác suất được chọn tỷ lệ thuận với số lượng coin – càng nhiều coin bị khóa, cơ hội được trao càng cao.
Một số người có thể lập luận rằng việc tạo ra các khối thông qua staking cho phép mức độ khả năng mở rộng cao hơn cho các blockchain. Đây là một trong những lý do mạng Ethereum network được lên kế hoạch chuyển từ PoW sang PoS trong một tập các nâng cấp kỹ thuật được gọi chung là ETH 2.0.

Nếu bạn quan tâm đến POW, cơ chế đào Bitcoin, nơi mà thợ đào cạnh tranh để giải một câu đố toán học phức tạp, và bất kỳ ai giải được trước tiên sẽ có quyền thêm khối tiếp theo vào blockchain, có thể tham khảo bài viết sau của libra24h.com:
Đào bitcoin là gì? Tìm hiểu về đào Bitcoin đầy đủ và dễ dàng nhất
2. Proof of Stake hoạt động như thế nào?
Thuật toán Proof Of Stake sử dụng một quá trình bầu chọn ngẫu nhiên để chọn một node làm người xác thực khối kế tiếp, dựa vào một vài yếu tố bao gồm thời gian nắm giữ cổ phần, sự ngẫu nhiên và mức độ giàu có của node.
Trong các hệ thống Proof of Stake, các khối được ‘rèn’ thay vì được khai thác. Các đồng tiền điện tử sử dụng Proof of Stake thường bắt đầu với việc bán các đồng tiền đã đào được từ trước hoặc khởi động bằng thuật toán Proof of Work và sau đó chuyển sang Proof of Stake.
Người dùng muốn tham gia vào quá trình rèn phải khóa một số tiền nhất định vào mạng làm cổ phần của họ. Số lượng cổ phần quyết định cơ hội mà node được chọn làm người xác thực để rèn khối kế tiếp – cổ phần càng lớn, thì cơ hội càng lớn.
Để tránh việc hệ thống chỉ ưu tiên cho các node giàu nhất trong mạng, ngày nay đã xuất hiện nhiều phương thức độc nhất được thêm vào quá trình lựa chọn. Hai phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là ”Lựa chọn khối ngẫu nhiên” và ”Lựa chọn tuổi đồng xu’’.
- Phương thức Lựa chọn khối ngẫu nhiên, các người xác thực được lựa chọn bằng cách tìm kiếm các node có giá trị băm thấp nhất kết hợp với cổ phần lớn nhất, vì độ lớn của cổ phần được công khai, nên thông thường các node khác có thể dự đoán người được chọn làm thợ rèn kế tiếp.
- Phương thức Lựa chọn tuổi đồng xu, các node được chọn dựa trên thời gian mà các token của họ đã được lưu giữ làm cổ phần. Tuổi đồng xu được tính bằng cách nhân số ngày các xu được giữ làm cổ phần với số lượng các đồng xu đó. Sau khi node đã rèn được một khối, tuổi đồng xu của họ được đặt lại về 0 và họ phải đợi một khoảng thời gian nhất định để có thể rèn khối khác – điều này ngăn chặn việc các node cổ phần lớn thống trị blockchain.
Xem thêm:
Mỗi loại tiền điện tử sử dụng thuật toán PoS có những bộ quy tắc và phương pháp riêng miễn rằng đó là sự kết hợp tốt nhất có thể cho người sáng lập và người dùng.

Khi một node được chọn để rèn khối tiếp theo, hệ thống sẽ kiểm tra xem các giao dịch trong khối có hợp lệ không, ký vào khối và thêm các giao dịch đó vào blockchain. Node đó sẽ được nhận phần thưởng là phí giao dịch của các giao dịch ở trong khối đó.
Nếu node không muốn tiếp tục là thợ rèn nữa, cổ phần và phần thưởng kiếm được sẽ được giải phóng sau một khoảng thời gian nhất định, và hệ thống sẽ cho mạng lưới một khoảng thời gian để xác thực rằng node đó đã không thêm bất kỳ khối giả mạo nào vào mạng lưới.
3. Staking hoạt động như thế nào?
Như đã nói ở trên, các blockchain Proof of Work dựa vào việc đào để thêm các khối mới vào blockchain. Ngược lại, các blockchain Proof of Stake tạo và xác nhận các khối mới thông qua quá trình staking.
Staking được tiến hành thông qua việc các trình xác nhận sẽ khóa các coin của người chơi để chúng có thể được giao thức chọn ngẫu nhiên theo các khoảng thời gian cụ thể nhằm tạo ra một khối. Thông thường, những người tham gia có số tiền đặt cược lớn hơn sẽ có cơ hội cao hơn được chọn làm trình xác nhận cho khối tiếp theo.

Điều này tạo ra các khối mới mà không cần dựa vào phần cứng đào chuyên dụng, như ASIC. Trong khi, đào bằng ASIC đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể vào phần cứng, thì staking đòi hỏi phải đầu tư trực tiếp vào chính tiền mã hóa.
Vì vậy, thay vì cạnh tranh cho khối tiếp bằng công việc tính toán, bạn có thể chọn PoS trình xác nhận PoS được chọn dựa trên số lượng coin họ đang đặt cọc. “Stake” (coin đang được nắm giữ) là thứ khích lệ các trình xác nhận duy trì bảo mật cho mạng. Nếu họ thất bại trong việc thực hiện, toàn bộ stake của họ có thể gặp rủi ro.
Thường thì blockchain Proof of Stake có đồng tiền đặt cược cụ thể, một số mạng áp dụng hệ thống hai token trong đó phần thưởng được trả bằng một token thứ hai.
4. Staking pool là gì?
Một staking pool là một nhóm những người nắm giữ coin, hợp nhất các tài nguyên của nhóm để tăng cơ hội xác nhận các khối và nhận được phần thưởng. Họ kết hợp sức mạnh staking của mình và chia phần thưởng tương ứng với phần đóng góp của họ vào nhóm.
Việc thiết lập và duy trì một staking pool đòi hỏi rất nhiều thời gian và chuyên môn. Các staking pool hiệu quả nhất trên các mạng nơi mà có rào cản gia nhập (mặt kỹ thuật hoặc tài chính) tương đối cao. Do đó, nhiều nhà cung cấp pool tính phí trên phần thưởng staking được phân phối cho những người tham gia.

Ngoài ra, các pool có thể cung cấp thêm tính linh hoạt cho những người đặt cọc riêng lẻ. Thông thường, stake phải được khóa trong một khoảng thời gian cố định và thường có thời gian rút tiền, thời gian hủy liên kết được đặt bởi giao thức. Hơn nữa, gần như chắc chắn có một số dư tối thiểu đáng kể cần phải đặt cọc để không khuyến khích hành vi vi phạm.
Xem thêm:
Hầu hết các staking pool yêu cầu một số dư tối thiểu thấp và không cần gắn thời gian rút tiền thêm vào. Do đó, tham gia một staking pool thay vì đặt cược đơn lẻ có thể là lý tưởng cho những người dùng mới.
5. Cold staking là gì?
Cold staking đề cập đến quá trình staking trên ví KHÔNG được kết nối với Internet. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một ví phần cứng, nhưng cũng có thể với ví phần mềm air-gapped.

Các mạng hỗ trợ cold staking cho phép người dùng đặt cọc, giữ tiền an toàn ở chế độ ngoại tuyến. Tuy nhiên, nếu người đặt cọc chuyển tiền ra khỏi ví phần cứng, họ sẽ không được nhận phẩn thưởng.
Cold staking đặc biệt hữu ích cho những người đặt cược lớn, những người muốn đảm bảo sự bảo vệ tối đa tiền của họ.
6. Bằng chứng ủy quyền cổ phần (DPoS) là gì?
Phiên bản thay thế của PoS được phát triển vào năm 2014 bởi Daniel Larimer có tên là Bằng chứng ủy quyền cổ phần (Delegated Proof of Stake-DPoS). DPoS được sử dụng lần đầu tiên với vai trò như một phần của blockchain BitShares, nhưng ngay sau đó các mạng khác như Steem và EOS đã áp dụng mô hình này.
DPoS cho phép người dùng cam kết các số dư tiền của họ dưới dạng các phiếu bầu, trong đó quyền biểu quyết tỷ lệ thuận với số lượng coin nắm giữ. Những phiếu bầu này sau đó được sử dụng để bầu ra một số đại biểu, những người quản lý blockchain thay mặt cho các người bỏ phiếu, giúp đảm bảo tính bảo mật và sự đồng thuận.
Xem thêm:
Thông thường, phần thưởng staking được chia cho các đại biểu được bầu này, và những người này sau đó sẽ chia phần thưởng cho các người bỏ phiếu của mình theo tỷ lệ tương ứng với các đóng góp cá nhân của họ.

Mô hình DPoS cho phép đạt được sự đồng thuận với số lượng node xác nhận ít hơn làm tăng cường hiệu suất mạng. Ngược lại, DPoS cũng có thể dẫn đến mức độ phi tập trung thấp hơn vì mạng phụ thuộc vào một nhóm nhỏ các node xác nhận được chọn. Các node xác nhận này xử lý các hoạt động và quản trị tổng thể của blockchain. Chúng tham gia vào các quá trình đi đến sự đồng thuận và các quá trình xác định các tham số quản trị quan trọng.
7. Các rủi ro khi tham gia Staking
Hình thức đầu tư nào cũng đem lại lợi nhuận nhưng đi kèm theo những rủi ro nhất định kể cả Staking cũng vậy.
Thứ nhất, trong thời gian tham gia Staking thì lượng coin Stake sẽ bị khóa lại và bạn sẽ không thể thực hiện được hành động mua bán với lượng coin này. Nếu unstake sẽ làm bạn không nhận được phần thưởng và cũng phải mất 1 khoảng thời gian để lấy lại số lượng coin đã mang đi stake.
Thứ hai, không phải lúc nào tham gia vào Staking cũng có lời mà rủi ro lớn nhất nhà đầu tư gặp phải chính là giá coin down nên rủi ro là không tránh được tùy thuộc vào thị trường coin lúc đó.
8. Các thông số cần chú ý khi Staking
Để staking hiệu quả đạt lợi nhuận cao cần chú ý các thông số dưới đây.
Tỉ lệ lạm phát
Lạm phát xảy ra khi tỷ lệ coin mới sinh ra lớn hoặc nhỏ hơn lượng coin hiện đang lưu hành. Trong Staking cơ chế PoS sinh ra phần thưởng cho các nhà đầu tư đến từ 2 nguồn là blockchain mới được sinh ra và phí giao dịch. Do đó, số lượng coin mới được sinh ra sẽ được đầu tư vào thị trường rồi xảy ra lạm phát.

Vì thế, tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ lưu thông và giá của đồng coin tại thời điểm đó. Đối với đồng coin có cơ chế PoS thì tỷ lệ lạm phát thường xuyên xảy ra.
Thời gian lock
Thời gian này các bạn có thể chọn từ đầu vì thường các dự án sẽ cho chọn từ đầu tùy vào người tham gia. Đây là thời gian mà coin bị lock và sau thời gian này bạn sẽ nhận lại được lượng coin đã tham gia stake.
Đối với các Node hoặc Master Node họ thường xác định lock luôn trong suốt thời gian làm node khi tham gia Stake và trong thời gian đấy họ nhận reward làm nguồn thu.
Thời gian unlock
Phần lớn mọi người đều có thể ấn unlock sau khi kết thúc quá trình stake nhưng số lượng coin khi tham gia stake sẽ nhận lại sau khoảng thời gian nhất định. Có một số dự án tạo ra quy tắc để hành động un stake không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng lưới và còn có thời gian xử lý nếu lượng coin quá lớn.
Lãi suất
Trong quá trình Staking thì lãi suất là thông số tất cả mọi người tham gia đều quan tâm sau 1 khoảng thời gian đầu tư. Lãi càng lớn thì lượng coin nhận được sau khi Stake càng lớn. Để tối ưu Staking không đơn giản chỉ quan tâm đến lãi cao mà còn phụ thuộc vào các chỉ số khác nữa.
Số lượng coin tối thiểu để tham gia stake
Tùy vào từng dự án mà yêu cầu số lượng coin tối thể của 1 user khi tham gia vào staking cũng khác nhau.
Độ tuổi coin
Đây là khoảng thời gian coin bắt đầu sinh lời tính từ lúc đưa coin vào stake đến lúc tham gia staking chính thức. Tuy nhiên, tùy vào tính chất của từng dự án mà thời gian này có thể sớm hoặc muộn.
Weight
Weight bao gồm độ tuổi coin và số lượng coin có thể hiểu đơn giản là sức nặng của coin. Lượng coin càng lớn và thời gian coin tham gia stake càng lâu sẽ có giá trị Weight càng cao và khả năng giành được quyền xử lý giao dịch và tạo khối tiếp theo càng lớn. Weight ảnh hưởng trực tiếp đến phần thưởng mà người tham gia sẽ nhận được trong tương lai.
Trên đây, libra24h.com đã chia sẻ những thông tin cụ thể về hình thức staking, hy vọng sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn và thu được lợi nhuận cao nhất trong tương lai. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp