Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi hoặc tỷ giá thả nổi có điều tiết. Với cơ chế này, tỷ giá hối đoái của các nước biến động lên xuống do chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Vậy bạn đã biết đâu là các yếu tố tác động đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái chưa? Nếu chưa thì hãy cùng libra24h.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Thay đổi mức chênh lệch lạm phát giữa các nước
Việc thay đổi lạm phát trong nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế và ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ làm tỷ giá thay đổi.
Giả sử lạm phát Mỹ tăng cao trong khi đó lạm phát của Anh vẫn giữ ở mức thấp. Việc lạm phát tăng sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Mỹ cao hơn so với hàng hóa do Anh sản xuất, khiến hàng hóa của Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn.
Do đó, Mỹ tăng nhu cầu đối với hàng hóa của Anh kéo theo tăng nhu cầu ngoại tệ (đồng Euro) tăng. Đồng thời, Anh cũng giảm nhu cầu đối với hàng hoá của Mỹ do giá cao và nhập khẩu Anh giảm khiến cho cung ngoại tệ (đồng Euro) giảm. Cầu ngoại tệ tăng, cung ngoại tệ giảm dẫn đến tỷ giá hối đoái USD/EUR tăng, đồng đô la giảm giá so với đồng Euro.
Còn nếu nội địa có tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm và giá trị nội tệ sẽ tăng.
2. Thay đổi mức chênh lệch lãi suất giữa các nước
Lãi suất ảnh hưởng tương đối đến các hoạt động đầu tư ở nước ngoài, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.
Giả sử lãi suất của Mỹ tăng cao và lãi suất của Anh vẫn ở mức thấp, nhà đầu tư của cả 2 nước đều bị hấp dẫn bởi lãi suất. Nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển sang đầu tư tài tài sản bằng đồng đô la Mỹ.
Mỹ giảm nhu cầu đối với tài sản được định giá bằng Euro, cầu EUR giảm. Anh tăng cầu đối với tài sản được định giá bằng USD khiến cung EUR tăng. Chính điều này khiến tỷ giá hối đoái USD/EUR giảm, đồng đô la Mỹ lên giá hơn so với đồng Euro.
Ngược lại khi nội địa có lãi suất thấp hơn nước ngoài thì tài chính nội địa sẽ kém hấp dẫn hơn, tỷ giá hối đoái tăng còn giá trị nội tệ sẽ giảm.
-
Xem thêm: Phân loại các tỷ giá hối đoái
3. Yếu tố thu nhập
Thu nhập của mỗi quốc giá sẽ tác động đáng kể từ trực tiếp đến gián tiếp tỷ giá hối đoái.
-
Tác động trực tiếp: Là thu nhập của quốc gia tăng thì người dân sẽ có xu hướng muốn dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn từ đó làm cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăng.
-
Tác động gián tiếp: Thu nhập cao thì người dân sẽ tăng mức chi tiêu trong nước làm cho tỷ lệ lạm phát cao, thông qua yếu tố lạm phát như đã phân tích trên làm tỷ giá tăng.
Ngược lại khi quốc gia có thu nhập giảm thì sẽ giảm cầu ngoại tệ dẫn đến việc giảm tỷ giá hối đoái.
4. Thâm hụt tài khoản vãng lai
Tài khoản vãng lai là cán cân thương mại giữa một quốc gia và các đối tác thương mại của nó, phản ánh tất cả các khoản thanh toán giữa các nước liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, lãi và cổ tức.
Thâm hụt tài khoản vãng lai cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, bởi thâm hụt tài khoản vãng lai cho thấy một quốc gia đang chi tiêu cho ngoại thương nhiều hơn việc thu nhập từ xuất khẩu, và rằng nước này đang vay vốn từ các nguồn nước ngoài để bù đắp thâm hụt.
Nói cách khác, đất nước cần nhiều ngoại tệ hơn những gì nhận được thông qua xuất khẩu, và cung cấp nội tệ cho nước ngoài nhiều hơn những gì họ cần để mua hàng hóa. Nhu cầu ngoại tệ dư thừa làm giảm tỷ giá hối đoái của nước này cho đến khi giá của hàng hóa, dịch vụ trong nước đủ rẻ đối với người nước ngoài và các tài sản nước ngoài quá đắt để tạo ra doanh số bán hàng trong nước.
Trên thực tế, giai đoạn 2008-2010, đồng tiền của Việt Nam đã mất giá gần một phần ba so với đồng đô-la Mỹ. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá VND/USD đã tăng từ mức 16.000 vào đầu năm 2008 lên tới 22.000 vào thời điểm cuối năm 2010. Thâm hụt tài khoản vãng lai được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính.
Năm 2008, mức thâm hụt thương mại của Việt Nam lên đến 12,782 tỷ USD, gấp 5 lần so với năm 2003. Năm 2009 mức thâm hụt là 15,412 tỷ USD và năm 2010 Việt Nam nhập siêu khoảng 12 tỷ VND.
Theo World Bank, Việt Nam có mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn so với nhiều nước trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương (8-12% GDP). Việc thâm hụt tài khoản vãng lai cao, duy trì trong một thời gian dài đã khiến cho tỷ giá VND/USD tăng liên tục và đồng VND mất giá.
5. Chính phủ thay đổi chính sách
Chính phủ thay đổi chính sách liên quan đến việc hạn chế hoặc khuyến khích luân chuyển dòng vốn đầu tư; dòng thương mại quốc tế.
-
Chính sách liên quan tới dòng thương mại
Giả sử Mỹ áp dụng chính sách giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Anh. Điều này sẽ khiến hàng hóa của Anh trở nên cạnh tranh hơn, Mỹ tăng nhu cầu đối với hàng hóa Anh, tăng nhập khẩu từ đó tăng cầu ngoại tệ (đồng Euro). Do đó, tỷ giá USD/EUR tăng, đồng đô la Mỹ mất giá so với đồng Euro.
-
Chính sách liên quan tới dòng đầu tư
Giả sử Mỹ thực hiện các chính sách ưu đãi với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này khiến các nhà đầu tư từ Anh đầu tư nhiều hơn vào Mỹ, cung ngoại tệ là đồng EUR sẽ tăng. Do đó, tỷ giá giữa đồng đô la và đồng Euro sẽ giảm, đồng đô la lên giá so với đồng Euro.
-
Xem thêm:
6. Kỳ vọng
Thị trường ngoại hối có thể sẽ có những phản ứng trước những tin có ảnh hưởng đến thị trường trong tương lai
Giả sử dự báo việc làm của Mỹ khả quan trong thời gian tới. Điều này khiến các nhà đầu tư kỳ vọng USD sẽ mạnh lên và chuyển sang đầu tư vào đồng đô la Mỹ. Các nhà đầu tư sẽ tích trữ và mua đồng đô la khiến cầu USD tăng và cầu ngoại tệ giảm.
Nhà đầu tư dùng ngoại tệ để có thể mua được đồng đô la Mỹ chính vì thế cung ngoại tệ tăng. Cầu ngoại tệ giảm – cung ngoại tệ tăng khiến cho tỷ giá USD/EUR giảm, đồng đô la Mỹ lên giá so với ngoại tệ.
Như vậy qua bài viết trên, libra24h.com đã tổng hợp và phân tích 6 yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái. Hy vọng bạn đọc đã học thêm được nhiều kiến thức tài chính bổ ích. Chúc bạn thành công!
-
Bạn đọc tham khảo:
Đọc hiểu ngôn ngữ kinh doanh – Bí quyết phân tích tài chính nắm chắc trong tay
Nguồn: Tổng hợp
Phạm Hằng