Nếu như Bitcoin được biết đến là đồng tiền điện tử đầu tiên và Ethereum được công nhận là tạo ra nền tảng cho các hợp đồng thông minh, thì mạng Ripple được coi là một hệ thống trao đổi tiền tệ tập trung vào các giải pháp thanh toán toàn cầu cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Trong bài viết này, hãy cùng libra24h.com tìm hiểu một cách toàn diện nhất về Ripple nhé!
1. Ripple là gì?
Ripple là tên gọi chung của đồng tiền điện tử Ripple (XRP) và một hệ thống thanh toán tổng hợp theo thời gian thực RTGS (Real-Time Gross Settlement Systems).
Ripple có mục tiêu trở thành một mạng lưới thanh toán toàn cầu và là nền tảng cho phép khách hàng, nhà đầu tư cũng như các tổ chức tài chính giao dịch bằng bất cứ loại tiền tệ này sang loại tiền tệ khác trong vài giây.
Đây là một mục tiêu rất lớn, nhằm loại bỏ các hệ thống cũ như Western Union hay SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế).
Xem thêm:
2. Lịch sử phát triển của Ripple
Vào năm 2004, Ryan Fugger lần đầu lên ý tưởng về Ripple, ông đã phát triển nguyên mẫu đầu tiên của nó như một hệ thống tiền tệ kỹ thuật số phi tập chung RipplePay. RipplePay đi vào hoạt động năm 2005 nhằm cung cấp giải pháp thanh toán an toàn trong một mạng lưới toàn cầu.
Fugger bàn giao dự án cho Jed McCaleb và Chris Larsen, và họ thành lập nên công ty công nghệ OpenCoin có trụ sở tại Hoa Kỳ vào năm 2012. Từ đó, Ripple bắt đầu được xây dựng như một giao thức tập trung vào các giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Vào năm 2013, OpenCoin được đổi tên thành Ripple Labs, sau đó được đổi tên thành Ripple vào năm 2015.
3. Đặc điểm của XRP
Ưu điểm
Không lạm phát: Các token đều được tạo ngay từ đầu nên không thể được tạo ra thêm.
Ripple hợp tác với hơn 100 ngân hàng bao gồm một số ngân hàng lớn như Bank of America, UBS, Standard Chartered, Barclays, JP Morgan, Santander và American Express. Càng được nhiều ngân hàng sử dụng công nghệ của Ripple thì giá trị niềm tin của XRP càng cao.
Ripple là một tổ chức chính thức được nhiều ngân hàng tin tưởng; chứ không phải là một startup Blockchain
Nhược điểm
Quá tập trung: Vì các đồng coin đã được tạo ra từ đầu và đội ngũ của Ripple có thể quyết định khi nào và bao nhiêu coin sẽ được phát hành, hoặc không phát hành. Vì vậy, về cơ bản, đầu tư XRP giống như đầu tư vào cổ phiếu của một công ty.
Là mã nguồn mở nên một khi code bị hacker truy cập thành công, hoàn toàn có khả năng sẽ bị hack.
Xem thêm:
Tìm hiểu về công nghệ Blockchain – Xương sống của tiền mã hóa
Bitcoin là gì? Thông tin đầy đủ nhất về đồng tiền ảo Bitcoin
4. Các sản phẩm của Ripple
4.1. XRP Ledger (XRPL)
Được lấy cảm hứng từ sự ra đời của Bitcoin và dựa trên công trình của Fugger, Ripple đã triển khai dự án RCL (Ripple Consensus Ledger) năm 2012 cùng với sự kiện cho ra đời đồng tiền điện tử Ripple (XRP). Tuy nhiên, RCL sau này được đổi tên thành XRP Ledger (XRPL).
XRPL được hoạt động như một hệ thống kinh tế phân tán, lưu trữ thông tin kế toán của những người đang tham gia mạng và cung cấp các dịch vụ giao dịch cho nhiều cặp tiền tệ.
XRPL được so sánh như một cuốn sổ cái phân tán mã nguồn mở, cho phép thực hiện các giao dịch tài chính theo thời gian thực. Những giao dịch này được đảm bảo và xác minh bởi những người tham gia mạng thông qua cơ chế đồng thuận.
Khác với Bitcoin, XRP Ledger không dựa trên thuật toán PoW (Proof of work) và vì thế nó không dựa vào quá trình đào để xác minh các giao dịch. Thay vào đó, mạng đạt được sự đồng thuận thông qua sử dụng thuật toán đồng thuận được tùy chỉnh của nó đó là Thuật toán Đồng thuận Giao thức Ripple (RPCA).
Ripple và Bitcoin hoạt động ở hai phương diện hoàn toàn khác nhau. XRP được thiết kế để phục vụ cho việc chuyển tiền tệ một cách liền mạch, nhanh chóng dù đó là bất kỳ loại tiền tệ của quốc gia nào: USD, Bảng Anh, Euro hay kể cả Bitcoin… với mục tiêu trở thành hệ thống thanh toán toàn cầu. Còn Bitcoin được thiết kế để trở thành phương tiện thanh toán; hướng đến việc trở thành tiền tệ toàn cầu.
XRPL được quản lý bởi một mạng gồm các node xác nhận độc lập, liên tục thực hiện đối chiếu các bản ghi giao dịch. Ai cũng có thể thiết lập và chạy một node trình xác nhận ripple, không những thế, còn có thể chọn các node tin cậy để làm trình xác nhận hợp lệ.Tuy nhiên, Ripple khuyến khích khách hàng sử dụng danh sách những đối tượng tham gia đã được xác định và đáng tin cậy để xác thực giao dịch, đó là danh sách UNL (Unique Node List).
Xem thêm:
Tổng hợp những điều cần biết về sàn HOSE, HNX và UPCOM năm 2021
Các node UNL trao đổi với nhau dữ liệu giao dịch cho đến khi họ đồng thuận hết về trạng thái hiện tại của sổ cái. Hay nói cách khác, các giao dịch được thỏa thuận dựa trên cơ chế bỏ phiếu, đa số cá node UNL đồng ý thì được coi là hợp lệ.
Ripple là công ty tư nhân thiết lập sự phát triển của XRPL như quyển sổ cái phân tán mã nguồn mở, cho nên, bất kì ai cũng có thể đóng góp vào mã XRPL và XRPL có thể được tiếp tục ngay cả khi công ty ngừng hoạt động.
4.2. RippleNet
Trái ngược với XRPL, RippleNet là nền tảng độc quyền của công ty Ripple và được xây dựng trên nền tảng XRPL giống như một mạng lưới thanh toán và giao dịch.
RippleNet hiện tại đang cung cấp một bộ gồm có 3 sản phẩm được thiết kế như là hệ thống giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Ba sản phẩm chính đó là: xRapid, xCurrent và xVia.
xRapid
xRapid là giải pháp thanh khoản theo yêu cầu, sử dụng XRP như tiền tệ cầu nối trên toàn cầu cho các cặp tiền pháp định (fiat). XRP và xRapid đều dựa vào XRPL, làm cho thời gian xác nhận nhanh hơn và chi phí cũng được rút gọn hơn nhiều so với các phương pháp giao dịch truyền thống.
Dưới đây là ví dụ cụ thể về xRapid để các bạn có thể hiểu hơn về giải pháp này.
xCurrent
XCurrent là giải pháp cung cấp quyết toán tức thời và theo dõi các thông tin thanh toán xuyên biên giới giữa càng thành viên trong mạng RippleNet. Khác với xRapid, xCurrent không dựa trên XRPL và không sử dụng đồng tiền điện tử XRP. xCurrent được xây dựng xung quanh ILP (Interledger Protocol), thiết kế bởi Ripple như một giao thức để kết nối các sổ cái hoặc các mạng thanh toán khác nhau.
Bốn thành phần cơ bản của xCurrent là:
- Messenger: cung cấp giao tiếp ngang hàng giữa các tổ chức tài chính của RippleNet và được sử dụng để trao đổi thông tin liên quan đến rủi ro, phí, tỷ giá FX, chi tiết thanh toán và thời gian chuyển tiền dự kiến.
- Trình xác nhận (Validator): được sử dụng để xác nhận sự thành công hay thất bại của một giao dịch, ngoài ra để phối hợp trong việc chuyển tiền trên Interledger. Các tổ chức tài chính có thể chạy validator của riêng mình hoặc có thể dựa vào validator của bên thứ ba.
- ILP Ledger: Interledger Protocol được triển khai vào các sổ cái ngân hàng hiện có, tạo ra ILP Ledger. ILP Ledger hoạt động như một sổ cái phụ và được sử dụng để theo dõi các khoản tín dụng, ghi nợ và thanh khoản giữa các bên giao dịch. Các quỹ sẽ được quyết toán rất nhanh, tức là ngay lập tức nếu có thể được hoặc là không.
- FX Ticker: được sử dụng để xác định các tỷ giá hối đoái giữa các bên giao dịch. Nó theo dõi trạng thái hiện tại của mỗi ILP Ledger được cấu hình.
Mặc dù xCurrent được thiết kế chủ yếu cho các loại tiền tệ fiat, nó cũng hỗ trợ các giao dịch tiền điện tử.
xVia
xVia là một giao diện chuẩn hóa dựa trên API cho phép các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác tương tác trong một khung duy nhất mà không cần dựa vào nhiều tích hợp mạng thanh toán.
xVia cho phép các ngân hàng tạo các thanh toán thông qua các đối tác ngân hàng khác được kết nối với RippleNet và cũng cho phép họ gắn hóa đơn hoặc các thông tin khác vào các giao dịch.
Xem thêm:
Hy vọng, với những kiến thức trên, các bạn đã có những kiến thức cần thiết về Ripple. libra24h.com chúc các bạn thành công!
Nguồn: Binance Academy
Phạm Trang