Tài sản số NFT (Non-fungible token) đang trở thành một cơn sốt trong giới đầu tư trong khoảng thời gian gần đây vì những mức giá khủng mà các nhà đầu tư trả cho các tác phẩm NFT. Thị trường NFT trong nước ta cũng đang bắt đầu sôi động nhưng đi kèm với những cơ hội đó cũng là những rủi ro. Trong bài viết này, hãy cùng libra24h.com tìm hiểu về NFT các hình thức và ứng dụng của loại tài sản này nhé!
1. NFT là gì?
NFT là thuật ngữ viết tắt của “Non-fungible token”, là một loại tiền mã hóa độc nhất, không thể thay thế bởi một NFT khác. Các NFTs thường đại diện cho một tài sản số nào đó, hoặc tài sản được token hóa từ thế giới thực.

Hay nói cách khác, NFT (Non- Fungible Token) là một dạng chứng chỉ xác thực kỹ thuật số không thể sao chép, sử dụng công nghệ blockchain. Xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 2017.
Thời gian đầu, NFT gắn liền với cái tên CryptoKitties từng dậy sóng thị trường khi làm nghẽn mạng Ethereum cuối năm 2017. Giờ đây sau hơn 3 năm lớn mạnh, hệ sinh thái NFT đã dần hoàn thiện hơn với nhiều mảnh ghép đa dạng.
NFT bắt đầu tạo ra cơn sốt trên thế giới đầu tư kể từ khi bức tranh 5000 ngày đầu tiên của nghệ sĩ Beeple được bán với giá gần 70 triệu USD.

Tương tự, dòng tweet đầu tiên của CEO tweeter được bán với giá 2 triệu đô la mỹ, hay mới đây là bộ mã nguồn của World wide web cũng được đấu giá với mức khởi điểm là 5.4 triệu USD.
Để hiểu hơn về NFT cũng như những rủi ro khi giao dịch một sản phẩm mới như vậy, tiếp theo, ta hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa NFT với các đồng tiền số (Utility token) như Bitcoin hay Ethereum.
2. So sánh NFT với các đồng tiền số
Mỗi đồng tiền ảo Bitcoin hay Ethereum đều có giá trị như nhau và có thể trao đổi được cho nhau nhưng vì NFT là những tài sản độc nhất nên không thể thay thế được.
Ví dụ:
Hoặc một ví dụ khác gần gũi hơn, so sánh với tiền thật:

Tuy nhiên, đối với NFT, ta không thể tráo đổi như vậy, vì một tài sản khi được mã hóa thành NFT sẽ được gắn một mã code ở hệ thống của Blockchain và một tài sản chỉ có duy nhất một mã. Chính vì vậy, giá trị của mỗi một tài sản NFT khác nhau và không thể thay thế cho nhau.
3. Điều gì khiến cho giá của các tài sản NFT cao như vậy
NFT mới chỉ xuất hiện từ năm 2017 đến nay, là khoảng thời gian ngắn, với những tiềm năng phát triển trong tương lai, sẽ có nhiều dạng của loại tài sản này ra đời, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, giá của tài sản số cao như thế là do những điểm đặc biệt của NFT:
Tính độc nhất

Mỗi một mã NFT chỉ có duy nhất và không thể sao chép được, chính vì thế, những người đang mua loại tài sản này với giá cao là những nhà đầu tư, họ kỳ vọng trong tương lai, với sự độc nhất, duy nhất đó, nó sẽ gia tăng giá trị và tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
Tính khan hiếm

Mỗi NFT là duy nhất, không thể thay thế bằng bất cứ hình thức nào khác, chính điều đó tạo nên giá trị cho các NFT.
Ví dụ: Các món đồ càng độc đáo, khan hiếm thì giá trị càng cao, như các bức tranh được vẽ bởi những họa sĩ nổi tiếng: Mona Lisa – Leonardo da Vinci, The Starry Night – Vincent van Gogh…
Không thể tách rời
Một đặc tính đặc biệt của NFT là không thể chia NFT dưới bất kỳ hình thức nào.
Giống các token tiêu chuẩn, NFT cũng đảm bảo quyền sở hữu tài sản (blockchain cho phép truy xuất nguồn gốc), dễ dàng chuyển nhượng và chống gian lận.
4. Các hình thức của tài sản NFT
NFT hiện tại đang là công nghệ rất mới, điều đó đồng nghĩa với việc trong thời gian tới, nó có thể sinh ra rất nhiều những biến thể khác nhau dưới nhiều hình thức sinh động.
Tuy nhiên, trong thời điểm này, ta có thể tạm thời chia tài sản NFT thành 3 dạng:
NFT thuần túy dưới dạng token blockchain

Dạng này tương tự tiền số (Bitcoin, Ethereum), có thể trao đổi với nhau, NFT thuần túy được ứng dụng tương tự như vật phẩm trong các trò chơi điện tử.
NFT gắn liền với tác phẩm, sản phẩm kỹ thuật số khác

NFT đóng vai trò như đoạn mã xác nhận quyền sở hữu độc quyền, đó chính là đoạn mã world wide web hay là bức tranh 5000 ngày đầu tiên.
NFT gắn liền với tài sản hữu hình
Đây có thể là một bức tranh vẽ tay của một họa sĩ nổi tiếng hoặc một chiếc đồng hồ cổ độc đáo hoặc thậm chí là bất động sản. Trong trường hợp này, NFT đóng vai trò như giấy chứng nhận quyền sở hữu tương tự như sổ đỏ của căn nhà.
5. Tác phẩm số NFT được sinh ra như thế nào?
Nếu như bạn đang sở hữu một bức tranh, để số hóa bức tranh này dưới dạng tài sản số NFT bạn cần nhờ đến công nghệ Blockchain.
Đầu tiên, bạn cần phải chụp lại tác phẩm mà bạn sở hữu, sau đó đưa hình ảnh đó vào một khối của Blockchain, công nghệ Blockchain sẽ xác thực khối này.
Điều này tương tự như việc ký xác nhận của tác giả lên tác phẩm, và kể từ đó, nó sẽ cung cấp cho bạn thông tin mọi điều xảy ra với tác phẩm của mình như: lịch sử giao dịch, chuyển nhượng, ai đã đặt giá thầu trên tác phẩm, khi nhà đầu tư đặt giá thì giá nào được chấp nhận, giá nào bị từ chối đều được ghi lại rõ ràng.
Việc gắn mã NFT giúp tạo ra tính độc nhất cho tác phẩm, điều này có ý nghĩa trong việc xác định quyền sở hữu hoặc tạo ra giá trị lớn trong việc sưu tập.

Mặc dù vậy, công nghệ NFT mới chỉ xuất hiện từ năm 2017 và còn ở trạng thái sơ khai, có nhiều cơ hội và kỳ vọng. Nhưng trước khi bắt đầu đầu tư tiền vào các token này, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu chính xác những gì bạn đang tham gia và cách sử dụng chúng.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán cho người mới bắt đầu
6. NFT được ứng dụng trong tương lai như thế nào?
Với việc có thể chứng minh được quyền sở hữu và tính độc nhất, trong tương lai, NFT có thể hoàn toàn thay thế những giấy tờ vật lý như giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hay giấy chứng nhận đăng ký xe. Khi chúng ta giao dịch chỉ cần chuyển tài sản của chúng ta và chuyển kèm mã NFT sang cho chủ nhân mới là giao dịch được hoàn thành.

Tuy nhiên, ứng dụng đó chỉ là về mặt kỹ thuật, còn về mặt pháp lý tại thời điểm hiện tại chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra bảo đảm cho việc này.
NFT có thể là công nghệ để xác nhận tính sở hữu duy nhất của một tài sản của bạn, tuy nhiên, còn tồn tại kẽ hở, là tài sản đó trước khi được số hóa thành NFT thì không được cơ quan nào chứng nhận đúng là của chủ sở hữu, hay chất lượng của sản phẩm có tốt không. Hiện nay, chưa có cơ quan có thẩm quyền nào quản lý việc này, nên vẫn còn tồn tại những rủi ro xảy ra với bên mua và bên bán.

Theo quy trình khởi tạo giao dịch tài sản số NFT, sẽ cần có đơn vị đảm bảo để lưu trữ và cam kết thực hiện bàn giao tài sản gốc, gọi là các trung tâm lưu ký, chưa kể, các trung tâm này sẽ giúp khách hàng đánh giá khách quan các tiêu chí, chất lượng hàng hóa được đưa lên sàn.
Các đơn vị này phải có năng lực chứng minh, khả năng thẩm định được rằng tài sản họ đang nắm giữ là tài sản chuẩn. Nếu không có các đơn vị lưu ký uy tín, tài sản của chủ nhân hoàn toàn có thể bị giả mạo và đưa lên các sàn NFT khác nhau.
Khi đó, người mua hay nhà đầu tư có thể phải bỏ ra rất nhiều tiền nhưng chỉ sở hữu phiên bản thứ cấp. Thậm chí, với các hàng hóa hữu hình thì khả năng giành quyền sở hữu là rất khó khăn.
Xem thêm:
7. Ứng dụng của NFT
Nhờ những tính chất đặc biệt trên mà NFT được ứng dụng rất đa dạng vào nhiều lĩnh vực, nổi bật trong các lĩnh vực: tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, đồ sưu tầm, vật phẩm trong trò chơi, và NFT thể thao.
Nghệ thuật
Các nghệ sĩ thường phải đối mặt với vấn đề liên quan để bảo vệ bản quyền, từ Hội Họa, Âm nhạc, Điện Ảnh. Với ứng dụng NFT, một người có thể mua một bức tranh, chuyển thành tệp số tải lên và gắn nó với token trên nền tảng Blockchain để chứng minh quyền sở hữu của mình.

Ví dụ: Tác phẩm NFT – Bức tranh Everyday: The First 5000 Days của nghệ sĩ Beeple được bán với giá 69,3 triệu USD (gần 1600 tỷ đồng)
Gaming
Những trò chơi sử dụng công nghệ NFT đang gây sốt đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh Covid đang diễn ra rất phức tạp như hiện nay. Do giãn cách, lượng người chơi và nhu cầu trao đổi, tương tác qua game tăng vọt, vật phẩm mà mỗi người chơi trao đổi được đảm bảo tính chính danh, duy nhất, và quan trọng là không bị gây lạm phát bởi các nhà phát triển.

Trong game truyền thống, người chơi thường có rất ít quyền quyết định. Ví dụ, khi nhà phát hành tạo ra một vật phẩm mới, họ có toàn quyền trong việc đó, có thể khiến thị trường bị lạm phát. Khi người chơi đã sở hữu một vật phẩm rất giá trị nhưng ngay lập tức nhà phát hành tạo ra nhiều phiên bản của vật phẩm đó, lúc này giá trị của vật phẩm mà người chơi sở hữu sẽ bị ảnh hưởng.
Ngược lại, trong game có sử dụng công nghệ blockchain, điều này sẽ được xử lý. Mỗi vật phẩm là một NFT, có tính độc nhất và duy nhất, nhà phát triển không được thêm một phiên bản giống với nó.
Hy vọng, qua bài viết này, các bạn đã nắm bắt được những kiến thức cần thiết về NFT. libra24h.com chúc các bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp