Trong lĩnh vực tiền mã hóa, Coin và Token là những thuật ngữ khá phổ biến. Những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường tiền điện tử đều rất dễ nhầm lẫn giữa Coin và Token. Coin và Token khác nhau mặc dù vẫn có những điểm tương đồng. Bài viết dưới đây của libra24h.comsẽ chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa 2 loại này để người mới bắt đầu sẽ tránh bị nhầm lẫn khi đầu tư mua bán Bitcoin, tiền điện tử.
1. Coin là gì?
Coin là một loại đồng tiền được tử (cũng thường được gọi là tiền ảo, tiền kỹ thuật số), được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của Blockchain riêng biệt của chính nó, hoạt động độc lập với nhau.
Coin được ra đời để có thể giải quyết được các vấn đề về thanh toán, tài chính hay bảo mật cũng như là phát triển ứng dụng. Một số Coin điển hình trên thị trường như: Bitcoin, Ethereum, Cardano, Stellar, NEO, Litecoin,…

Ví dụ:
Bitcoin vận hành và hoạt động trên Blockchain Bitcoin
Litecoin vận hành và hoạt động trên Blockchain Litecoin
Ether vận hành và hoạt động trên Blockchain Ethereum
Trong thực tế, khi bạn thực hiện một giao dịch đồng coin, không có đồng tiền vật lý nào được di chuyển. Những đồng tiền điện tử đều tồn tại dưới dạng dữ liệu dựa trên cơ sở dữ liệu toàn cầu thông qua mạng lưới của chính đồng tiền đó. Blockchain hay cơ sở dữ liệu này có nhiệm vụ theo dõi và kiểm tra tất cả giao dịch được xác minh bởi hệ thống các máy tính đặt ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Vì tiền điện tử có cách sử dụng khá giống tiền thật nên vai trò và chức năng của tiền coin cũng giống như tiền bạn để trong ngân hàng hoặc trong ví điện tử của bạn. Bạn có thể dùng tiền điện tử để lưu trữ, chuyển tiền và sử dụng như một đơn vị tài khoản có thể định giá bằng dịch vụ hoặc hàng hóa có giá trị tương đương.
Mặt khác, một số loại đồng tiền kỹ thuật số khác như đồng NEO, DASH, ETH lại có nhiều tính năng nổi bật hơn, ngoài tính năng được sử dụng như tiền mặt. Cụ thể như:
- NEO được sử dụng để kiếm cổ tức khi tích lũy trong ví. Loại cổ tức này có tên gọi là GAS. Có thể hiểu là khi bạn tích lũy NEO blockchain của chính nó, bạn sẽ nhận được GAS.
- DASH cho phép người dùng bỏ phiếu đối với các quyết định quan trọng trong nội bộ mạng này. Nếu có ý tưởng đề xuất để nâng cấp thì những người nằm giữ cần bỏ phiếu quyết định có nên nâng cấp hay không. Quyền bỏ phiếu này giúp những người nắm giữ Dash có tiếng nói hơn trong các dự án sẽ phát triển.
2. Token là gì?
Token là khái niệm chỉ những loại tài sản kỹ thuật số hoạt động dựa trên Blockchain của các dự án khác mà không sở hữu Blockchain riêng. Ví dụ như các token LINK, CRV, SUSHI…chạy trên Blockchain của Ethereum.
Token cũng có thể được gọi là đồng tiền điện tử nhưng cũng không hoàn toàn chính xác do có sự khác biệt bạn nên hiểu rõ. Thực chất Token được tạo ra trên Blockchain đã có sẵn nhờ tạo ra các hợp đồng thông minh, phổ biến nhất phải kể đến Ethereum. Mã thông báo của Token được xây dựng trên nền tảng Ethereum thông thường sẽ là ERC-20.
Ngoài ra, các blockchain khác như NEO, Tron… đều tạo được các token tương tự trên blockchain của Ethereum. Mã thông báo tạo trên nền tảng Ethereum được gọi là Token ERC20, còn NEO sử dụng mã thông báo Token NEP-5. Vì vậy, bất cứ ai cũng có thể tạo được token trên những blockchain này.

Các token hầu hết đều đang tồn tại và được sử dụng trên ứng dụng DAPPS hoặc ứng dụng phi tập trung. Các nhà phát triển tạo ra token của riêng họ và họ có thể quyết định số lượng cần tạo và địa chỉ được gửi đến sau khi tạo xong. Tuy nhiên, sẽ có một số chi phí bắt buộc phải cho mạng khi token được tạo ra trên đó. Sau khi token được tạo người dùng sẽ sử dụng để kích hoạt các tính năng trên ứng dụng được thiết kế sẵn.
Xem thêm:
2.1. Cách tạo Token
Tạo Token đòi hỏi ít yêu cầu về kỹ thuật đối với những người có kinh nghiệm sẽ không tốn thời gian, nhưng đối với người mới bắt đầu sẽ khá khó khăn nếu chưa tìm hiểu kỹ. Để tạo ra Token, các nhà phát triển phải trả một khoản phí nhất định bằng đồng tiền bản địa trên Blockchain để tạo trên đó.

Nếu bạn tạo ra một Blockchain riêng sẽ rất tốn kém nên việc tạo ra Token cho dự án riêng trên nền tảng Ethereum sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hơn nhiều. Dự án vẫn sử dụng được các tính năng của tiền điện tử cho ứng dụng của mình mà vẫn được hưởng lợi từ tính bảo mật của blockchain gốc.
Nhiều người sẽ tạo ra Blockchain và Coin riêng thay vì Token và dApp, nhưng họ vẫn cần người khai thác để xác minh giao dịch. Phải mất nhiều thời gian và công sức của nhiều người để tạo ra một nền tảng blockchain mạnh không bị tấn công.
2.2. Đặc điểm của Token
Token thường hoạt động dựa trên các Blockchain khác
Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa coin và token. Nhiều dự án nếu không cần thiết phải tạo lập một Blockchain mới thì họ sẽ phát hành một loại token dựa trên Blockchain nào đó có sẵn để tiết kiệm chi phí cũng như hưởng lợi từ hệ sinh thái của Blockchain đó. Ví dụ như các hệ sinh thái Ethereum, EOS, Polka DOT…
Tuy nhiên vì để đồng bộ với tiêu chuẩn của các token cùng hệ sinh thái mà một số dự án thiết kế coin gốc như một token để tiện cho việc trao đổi với các token khác. Ví dụ như Solana, Terra… Blockchain của Ethereum không có chức năng này nên một số người đã tạo ra token wETH để đại diện cho Ethereum trong hệ sinh thái của chính nó.
Token có nhiều tiêu chuẩn khác nhau
Các coin chạy trên Blockchain riêng không cần có một tiêu chuẩn nào do chúng là độc nhất trong Blockchain của chính nó nhưng token thì khác; token có nhiều loại tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các dự án. Nổi tiếng nhất là các tiêu chuẩn ERC-20, ERC-223 và tiêu chuẩn ERC-721 của Blockchain Ethereum. Các token phải được chuẩn hóa với các tiêu chuẩn chung, dễ dàng chạy các hợp đồng thông minh và giao dịch qua lại.

Nguồn cung của token là có sẵn
Hầu hết các token được tạo ra với tổng cung cố định và có sẵn ngay từ đầu khi dự án bắt đầu khởi chạy. Ví dụ như ChainLink có nguồn cung là 1 triệu token ngay từ ban đầu; và được sở hữu toàn bộ bởi chủ dự án, còn các coin khi được tạo ra thì thường có nguồn cung bằng không rồi được đào ra dần theo thời gian.
Điều này khiến cho các dự án gọi vốn bằng token có mức rủi ro cao hơn do chủ sở hữu dự án có thể bán tháo toàn bộ token bất kỳ lúc nào. Tất nhiên họ có thể khóa token trong hợp đồng thông minh để đảm bảo phát triển dự án lâu dài.
Một điều đáng chú ý đó là các dự án có thể giảm tổng cung bằng cách “đốt” token, thường là gửi token tới các địa chỉ genesis không bao giờ có thể rút ra được, đối với Blockchain Ethereum thì địa chỉ này là:
Việc tăng nguồn cung hiện tại của token là do chủ sở hữu token phân phối cho người khác bằng hợp đồng thông minh hay thủ công chứ thực chất nguồn cung đã có sẵn. Tuy nhiên điều này có thể thay đổi trong các dự án Blockchain trong tương lai để tránh gian lận và rủi ro cho các nhà đầu tư.
Token không nhất định phải dùng để trao đổi như coin
Không phải token nào cũng được sinh ra với chức năng giao dịch mà có thể có nhiều chức năng khác ví dụ như quản trị, bảo mật..đặc biệt các token NFT (Non-Fungible Token) thì chúng chỉ có thể coi là hàng hóa chứ không phải một loại tiền.
Token không có địa chỉ riêng
Tất cả các token trong một Blockchain đều chia sẻ chung địa chỉ ví với Blockchain gốc. Nghĩa là bạn có thể dùng một địa chỉ Ethereum để chứa hàng loạt các token khác nhau như LINK, SUSHI, UNI, USDT… Các địa chỉ Ethereum trên các sàn giao dịch có thể không hỗ trợ token của bạn, bạn có thể mất toàn bộ số token của mình nếu gửi vào đó. Đây là một lỗi khá thường gặp của các nhà đầu tư không hiểu rõ bản chất của tiền điện tử.
Xem thêm:
Shiba Inu (SHIB) là gì? Tìm hiểu về đồng tiền điện tử SHIB
Sai lầm khi đầu tư chứng khoán và phương pháp đầu tư hiệu quả
Token có thể tồn tại trong nhiều Blockchain khác nhau
Đây là đặc tính thú vị nhất của token, chúng không bắt buộc phải tồn tại trong bất kỳ Blockchain cụ thể nào, rất nhiều token có thể tồn tại trong 2 Blockchain trở lên.

Điển hình nhất là USDT, token này tồn tại trên cả Blockchain của Bitcoin, Ethereum, Tronx… Tuy rằng tồn tại trên nhiều Blockchain nhưng đa số token không thể gửi chéo cho nhau. Nếu như bạn gửi USDT ở Binance Smart Chain vào một địa chỉ ETH, bạn sẽ mất toàn bộ số token USDT đã gửi.
Giao dịch với token thường phải trả phí bằng coin của Blockchain gốc
Giao dịch Bitcoin phải trả phí bằng Bitcoin, giao dịch Litecoin phải trả phí bằng Litecoin, nhưng bạn không thể trả phí giao dịch token bằng chính token đó, tất cả các token chạy trên Ethereum phải trả phí bằng ETH, điều này tương tự với các token của SOL, DOT…
Riêng các token của NEO thì phải trả phí bằng GAS. Điều này giải thích cho tại sao nhiều người không thể chuyển các token ERC-2O khi họ không đủ ETH để trả phí giao dịch.
3. So sánh Coin và Token
3.1. Sự khác nhau giữa Coin và Token
Nếu bạn thường xuyên xem thông tin chi tiết về đồng coin và token trên trang CoinMarketCap thì sẽ thấy được sự phân loại rất rõ ràng Coin và Token. Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa Coin và Token
Phương diện so sánh |
Coin |
Token |
Về mặt thuật toán | Coin dựa trên Blockchain của chính nó | Token dựa trên hợp đồng thông minh của Blockchain đã có sẵn |
Về mặt tiện ích | Được xem như tiền hay phương tiện trao đổi
Hỗ trợ các ứng dụng, hợp đồng thông minh, xác thực giao dịch, … |
Đại diện kỹ thuật số của một tài sản, hàng hóa có thể giao dịch, tích điểm,… |
Về chi phí giao dịch | Có thể tự do giao dịch mà không mất phí | Phải trả phí cho nền tảng tạo lên nó |
Về bảo mật | Dễ mắc phải cuộc tấn công 51% nếu mạng của nó không được phát triển đủ lớn. | Được xây dựng trên một hợp đồng thông minh của một blockchain hiện có nên khó trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công 51% |
Về tính năng | Sử dụng như một loại tiền tệ, một đơn vị để lưu giữ giá trị và thực hiện các giao dịch. | Vẫn có những tính năng của một đồng coin
Có thêm tính năng: nhiên liệu sử dụng cho mạng lưới hoạt động (GAS) hay một đơn vị trao đổi trong ứng dụng (CMT). |
Về mặt kỹ thuật | Bất cứ đồng Coin nào cũng cần có nền tảng ví (Wallet) riêng và khi giao dịch gửi/nhận phí giao dịch sẽ trừ trực tiếp vào coin đó. | Không có ví riêng mà sử dụng nền tảng ví của đồng coin nền tảng và phí giao dịch sẽ trừ vào coin nền tảng. |
3.2. Ưu điểm của Token so với Coin
Thứ nhất, Token không cần phải đào
Hành động đào để tạo ra coin mới gần như là việc bắt buộc đối với mỗi loại coin. Để đảm bảo nguồn cung được phát hành ổn định; xác thực giao dịch cũng như bảo mật hệ thống. Nhưng nếu sử dụng một token chạy trên Blockchain khác thì việc này hoàn toàn không cần thiết do đã có Blockchain đó đảm bảo. Việc sử dụng token thay thế cho coin sẽ giảm gánh nặng cho các dự án mới rất nhiều.
Nếu bạn quan tâm đến công việc đào Bitcoin, có thể tham khảo bài viết sau đây:
Đào bitcoin là gì? Tìm hiểu về đào Bitcoin đầy đủ và dễ dàng nhất
Thứ hai, phát hành token khá đơn giản
Việc phát hành một loại token mới cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần viết một hợp đồng thông minh là có thể nhanh chóng tạo ra token mới để ứng dụng công nghệ Blockchain vào dự án. Độ khó của việc này thấp hơn chế tạo một Blockchain mới rất nhiều; chúng có thể tốn vài năm làm việc của công ty bạn mà không có ưu điểm đáng kể.

Thứ ba, Token dễ dàng tương tác với các token trong cùng hệ sinh thái
Do các coin tồn tại độc lập với nhau nên bạn thường phải thông qua ứng dụng của một bên thứ ba để trao đổi coin. Nhưng với token bạn có thể tương tác trực tiếp trong Blockchain gốc để trao đổi loại token mà bạn muốn; điều này rất tiện lợi nếu bạn sử dụng nhiều ứng dụng trong cùng một hệ sinh thái.
Thứ tư, Token được hưởng thụ hệ sinh thái sẵn có
Khi bạn tạo ra một token mới thì đồng nghĩa với việc bạn cũng gia nhập hệ sinh thái của Blockchain nền tảng chứa token của bạn. Bạn có thể tiếp cận ngay với một lượng lớn người dùng cũng như lợi ích khác do hệ sinh thái mang lại. Còn nếu bạn tạo một loại coin mới, bạn sẽ phải nỗ lực mọi thứ từ đầu.
Thứ tư, token đa chức năng
Coin thường chỉ có hai chức năng là để trao đổi và trả phí giao dịch. Tuy nhiên token có thể có nhiều chức năng khác nhau như nhận lãi, staking, bỏ phiếu…
Cuối cùng, Token khó bị tấn công 51%
Bạn không thể bị tấn công 51% nếu bạn không thể sở hữu Blockchain riêng. Hacker chỉ có thể tấn công vào Blockchain gốc nếu muốn chiếm đoạt token của bạn; nhưng vì Blockchain gốc thường có quy mô rất lớn nên rất khó tấn công.
4. Các loại Token phổ biến
Token có nhiều chức năng nên người ta phân Token thành nhiều loại để có thể dễ dàng sử dụng và phân biệt.

Security token (token bảo mật)
Token bảo mật được hiểu giống như cổ phiếu trong tiền điện tử. Nó được dùng như vốn chủ sở hữu, bạn có thể nhận được lợi nhuận từ dự án token nếu bạn sở hữu chúng.
Transactional token (token giao dịch)
Tên của token này đã chỉ ra rõ ràng mục đích sử dụng của chúng. Token giao dịch được dùng để giao dịch như tiền tệ trong hệ sinh thái của dự án. Nó chỉ khác biệt với coin ở mặt kỹ thuật chứ thực chất giống coin hoàn toàn về mặt kinh tế.
Governance token (token quản trị)
Token quản trị được dùng như các phiếu bầu để bỏ phiếu trong các quyết định ảnh hưởng tới dự án. Chúng thường đồng thời là loại Security tokens (tương tự như cổ phiếu trong công ty cũng thường có sẵn quyền biểu quyết).
Non-fungible token (NFT – token không thể thay thế)
Đây là loại token thú vị và đặc biệt nhất trong các loại token. Do đặc tính không thể thay thế của chúng; mỗi một Non-fungible token là một token riêng biệt không thể xếp chồng.
Non-fungible token giống như những bức tranh vậy; chúng khác nhau và có giá trị không đồng nhất. Bạn cũng không thể chỉ mua một nửa Non-fungible token bất kỳ vì chúng không thể chia nhỏ.
Utility token (token tiện ích)
Đây là loại token thường được dùng để sử dụng tính năng của một phần mềm hay chức năng đặc biệt nào đó trong hệ sinh thái. Ví dụ như giảm giá, mua những vật phẩm đặc biệt, staking…
Xem thêm:
Qua bài viết trên, libra24h.com hy vọng bạn nắm được khái niệm cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa Coin, Token. Mang đến cho bạn thông tin hữu ích mà bạn cần. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Phạm Trang