Ở những bài viết trước, libra24h.com đã mang đến những bài viết tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payment – BoP). Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về tài khoản vãng lai – một thành phần vô cùng quan trọng của BoP nhé!
1. Khái niệm
Tài khoản vãng lai ghi lại các giao dịch của một quốc gia với phần còn lại của thế giới — cụ thể là thương mại ròng hàng hóa và dịch vụ, thu nhập ròng từ các khoản đầu tư xuyên biên giới và các khoản thanh toán chuyển khoản ròng — trong một khoảng thời gian xác định, chẳng hạn như một năm hoặc một quý.
2. Đặc điểm
Tài khoản vãng lai là một trong ba thành phần quan trọng của cán cân thanh toán (BoP). Tài khoản vãng lai đo lường xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, các khoản thanh toán cho chủ sở hữu nước ngoài của các khoản đầu tư của một quốc gia, các khoản thanh toán nhận được từ các khoản đầu tư ra nước ngoài và các khoản chuyển tiền như viện trợ nước ngoài và kiều hối.
Cán cân tài khoản vãng lai của một quốc gia có thể dương (thặng dư – surplus) hoặc âm (thâm hụt – deficit); trong cả hai trường hợp, số dư tài khoản vốn của quốc gia sẽ đăng ký một lượng bằng nhau và ngược lại. Xuất khẩu được ghi nhận dưới dạng ghi có trong cán cân thanh toán, trong khi nhập khẩu được ghi nhận là ghi nợ.
Tài khoản vãng lai dương nghĩa là quốc gia đó là nhà xuất khẩu ròng (xuất khẩu > nhập khẩu hay tiết kiệm nhiều hơn đầu tư) và âm có nghĩa là quốc gia đó là nhà nhập khẩu ròng hàng hóa và dịch vụ (xuất khẩu
Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững
Để phù hợp với phương pháp ghi sổ kế toán kép, bất kỳ khoản ghi có nào trong tài khoản vãng lai (chẳng hạn như khoản xuất khẩu) sẽ có một khoản ghi nợ tương ứng trong tài khoản vốn
3. Cấu trúc
Tài khoản vãng lai hay cán cân vãng lai được cấu thành từ các bộ phận: Cán cân thương mại hàng hoá, Cán cân thương mại dịch vụ, Cán cân thu nhập và Các khoản chuyển giao một chiều.
Xem thêm: 3 cách để thiết lập trạng thái cân bằng của cán cân thanh toán
Cán cân thương mại hàng hóa (cán cân hữu hình)
Cán cân này phản ánh các khoản thu chi về xuất nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian nhất định
Xuất khẩu làm phát sinh khoản thu nên ghi có (+), nhập khẩu làm phát sinh khoản chi nên ghi nợ (-)
Xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối. Nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ.
Cán cân cân thương mại dịch vụ (cán cân vô hình)
Phản ánh các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải (cước phí vận chuyển, thuê tàu, bến bãi,…), du lịch, bưu chính, cố vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, bản quyền, bằng phát minh,…
Cán cân dịch vụ thực chất là cán cân thương mại nhưng gắn với việc xuất nhập khẩu dịch vụ
Khi ghi chép, xuất khẩu dịch vụ được ghi bên có, nhập khẩu dịch vụ được ghi bên nợ
Cán cân thu nhập
Phản ánh các dòng tiền về thu nhập chuyển vào và chuyển ra, bao gồm:
- Thu nhập của người lao động (tiền lương, thưởng,…) do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại
- Thu nhập từ hoạt động đầu tư như FDI, ODA,…
Thu nhập chảy vào được phản ánh bên có (làm tăng cung ngoại tệ), thu nhập chảy ra phản ánh bên nợ (làm giảm cung ngoại tệ)
Các khoản giao dịch đơn phương
Phản ánh các khoản chuyển giao một chiều và không được hoàn lại
Các khoản giao dịch đơn phương bao gồm:
- Viện trợ không hoàn lại
- Quà tặng, biếu, các khoản bồi thường
- Trợ cấp tư nhân, trợ cấp chính phủ
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Vì cán cân thương mại (xuất khẩu trừ nhập khẩu) nói chung là yếu tố quyết định lớn nhất đến thặng dư hoặc thâm hụt tài khoản vãng lai, nên cán cân tài khoản vãng lai thường có xu hướng chu kỳ. Trong quá trình mở rộng kinh tế mạnh mẽ, khối lượng nhập khẩu thường tăng đột biến; nếu xuất khẩu không thể tăng trưởng với tốc độ tương tự, thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ ngày càng lớn. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái, thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ giảm xuống nếu nhập khẩu giảm và xuất khẩu tăng lên.
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến cán cân thương mại hàng hoá vì tiền tệ là đơn vị thành toán chung. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm và ngược lại.
Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ chính là yếu tố khiến cho dịch vụ của quốc gia này có ưu thế vượt trội và được sử dụng nhiều hơn so với dịch vụ cùng loại quốc gia khác. Điều này tác động rất mạnh tới cán cân thương mại dịch vụ, và đương nhiên sẽ tác động đến cán cân vãng lai
Các yếu tố khác
Các yếu tố khác như thu nhập, tỷ lệ trao đổi thương mại, phá giá, các chính sách phát triển thương mại trong nước và thế giới,… đều có những tác động nhất định tới tài khoản vãng lai của một đất nước.
Bài viết trên đây đã phân tích chi tiết về tài khoản vãng lai, một trong ba hạng mục quan trọng nhất của các cân thanh toán quốc tế. Để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về tài chính trong nước và thế giới, bạn đọc hãy tiếp tục đón đọc những bài viết tiếp theo của libra24h.com nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Mai P Nguyen