Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đến cụm từ Thị trường ngoại hối hoặc Forex. Có bao giờ bạn thắc mắc thị trường ngoại hối đã xuất hiện từ bao giờ hay đã trải qua những sự kiện quan trọng gì chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của libra24h.com để tìm được đáp án cho các câu hỏi trên nhé!
1. Giới thiệu về thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối (hay còn gọi là thị trường Forex), là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ, nơi mà các nhà giao dịch, quỹ đầu tư, ngân hàng và các tổ chức kinh doanh các loại tiền tệ khác nhau trên thế giới.
Thị trường ngoại hối là một thị trường giao dịch toàn cầu. Forex là thị trường tài chính lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới với hơn 6000 tỷ USD được giao dịch mỗi ngày.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về thị trường ngoại hối thông qua các bài viết sau đây:
2. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối
Cổ đại
Hệ thống hàng đổi hàng là phương thức trao đổi lâu đời nhất và bắt đầu vào năm 6000 TCN, được giới thiệu bởi các bộ lạc Mesopotamia. Theo hệ thống đổi hàng, hàng hóa được đổi lấy hàng hóa khác. Hệ thống sau đó đã phát triển và hàng hóa như muối và gia vị trở thành phương tiện trao đổi phổ biến. Các con tàu sẽ đi để trao đổi những hàng hóa này bằng hình thức ngoại hối đầu tiên.
Cuối cùng, vào đầu thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, những đồng tiền vàng đầu tiên đã được sản xuất và đóng vai trò như một loại tiền tệ vì chúng có các đặc điểm quan trọng như tính di động, độ bền, tính dễ phân chia, tính đồng nhất, nguồn cung hạn chế và khả năng chấp nhận.
Chế độ Bản vị vàng
Từ năm 1876 đến năm 1913, tỷ giá hối đoái được quy định bởi Bản vị vàng. Trong chế độ bản vị vàng, các quốc gia đã đồng ý chuyển đổi tiền giấy thành một lượng vàng cố định. Một quốc gia sử dụng bản vị vàng đặt giá cố định cho vàng và mua bán vàng ở mức giá đó.
Mức giá cố định đó được sử dụng để xác định giá trị của tiền tệ. Mỗi loại tiền có thể chuyển đổi thành vàng với một tỷ giá cụ thể. Do đó, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền được xác định bởi tỷ lệ chuyển đổi tương đối của chúng trên một ounce vàng. Mỗi quốc gia sử dụng vàng để hỗ trợ tiền tệ của mình.
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu vào năm 1914, chế độ bản vị vàng bị đình chỉ. Một số quốc gia đã quay trở lại chế độ bản vị vàng vào những năm 1920 nhưng đã từ bỏ nó do hậu quả của cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Hoa Kỳ và châu Âu trong thời kỳ Đại Khủng hoảng (The Great Depression).
Trong những năm 1930, một số quốc gia đã cố gắng neo tiền tệ của họ với đồng đô la hoặc bảng Anh, nhưng vẫn phải thường xuyên thay đổi tỷ giá. Kết quả của sự bất ổn trên thị trường ngoại hối và những hạn chế nghiêm trọng đối với các giao dịch quốc tế trong thời kỳ này là khối lượng thương mại quốc tế giảm sút.
Hệ thống tiền tệ Bretton Woods (Bretton Woods)
Nhằm khôi phục nền kinh tế thế giới, cải tổ hệ thống tiền tệ quốc tế tránh được những sai lầm trước đây, cũng như tạo ra một trật tự tiền tệ quốc tế mới để tránh sự tan rã các mối quan hệ tiền tệ trên phạm vi quốc tế vào những năm 1930, 730 đại biểu đại diện cho 44 quốc gia trên thế giới gia đã họp tại Bretton Woods tiểu bang New Hampshire để bàn bạc, phác thảo hệ thống tiền tệ quốc tế thời hậu chiến.
Bretton Woods – nơi diễn ra Hội nghị Tài chính và Tiền tệ của Liên hợp quốc vào năm 1944
Sau khi xem xét các khuyến nghị khác nhau do chính phủ Canada, Mỹ và Anh đưa ra, Hội nghị đã nhất trí thành lập Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (gọi tắt là Ngân hàng thế giới – WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Khái niệm hệ thống Bretton Wood (Bretton Woods System) thường được dùng để ám chỉ hệ thống tiền tệ quốc tế và các định chế tài chính có liên quan do hội nghị này lập ra
Năm 1944, Hiệp ước Bretton Woods được ký kết, cho phép tiền tệ dao động trong phạm vi ± 1% so với tỷ giá hối đoái của đồng tiền, theo đó một ounce vàng sẽ có giá 35 đô la Mỹ.
Tuy nhiên, vào cuối những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, lạm phát và thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ gia tăng đã làm suy giảm giá trị đồng đô la Mỹ. Cuối cùng trước sức ép của làn sóng đầu cơ vào USD, ngày 15/08/1971, tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tuyên bố chấm dứt việc chuyển đổi đô la Mỹ ra vàng và trên thực tế hệ thống Bretton Woods đã sụp đổ.
Sự khởi đầu của hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi
Sau Hiệp ước Bretton Woods, Hiệp ước Smithsonian vào tháng 12 năm 1971, Hiệp định này cũng tương tự nhưng cho phép biên độ dao động lớn hơn đối với tiền tệ. Hoa Kỳ đã cố định đồng đô la với vàng ở mức 38 USD/ounce, do đó làm giảm giá đồng đô la. Theo thỏa thuận Smithsonian, các loại tiền tệ chính khác có thể dao động 2,25% so với Đô la Mỹ và Đô la Mỹ được neo theo vàng.
Năm 1972, cộng đồng châu Âu đã cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào Đô la Mỹ. Sau đó, European Joint Float được thành lập bởi Tây Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg. Cả hai hiệp định đều mắc sai lầm như Hiệp ước Bretton Woods và vào năm 1973 thì sụp đổ. Với việc hoạt động kém hiệu quả của Hiệp ước Bretton Woods và Hiệp ước chung châu Âu đã khiến thị trường ngoại hối thực sự đóng cửa từ năm 1972 đến tháng 3 năm 1973.
Những thất bại này dẫn đến việc chuyển đổi chính thức sang hệ thống thả nổi tự do.
-
Xem thêm: Phân loại các tỷ giá hối đoái
Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi
Năm 1973 là sự khởi đầu đánh dấu bước phát triển mới của thị trường ngoại hối hiện đại, khi sự kiểm soát của nhà nước đối với ngoại hối kết thúc, bắt đầu hoàn thành các điều kiện thị trường thả nổi và tự do.
Lúc này, Reuters phát triển phần mềm giao dịch ngoại hối điện tử trước khi Internet ra đời, hoạt động như một mạng khép kín dựa trên thời gian thực, thay thế các phương pháp cũ của điện thoại và telex để lấy báo giá giao dịch.
Ngoài Reuters, còn có phần mềm Bloomberg của tỷ phú Michael Bloomberg (1981) và nhiều phần mềm khác đã giúp cho thị trường ngoại hối phát triển mạnh mẽ, với khối lượng giao dịch lên tới hơn 6000 tỷ USD mỗi ngày, gấp vài chục lần so với thị trường chứng khoán Mỹ.
Như vậy những thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối đã được libra24h.com trình bày cụ thể trong bài viết trên. Hy vọng bạn đọc đã học thêm được nhiều kiến thức tài chính bổ ích. Chúc bạn thành công!
-
Bạn đọc tham khảo:
Arbitrage là gì? Liệu kinh doanh chênh lệch giá trong ngoại hối có rủi ro?
Hợp đồng tương lai / Futures là gì? Tìm hiểu về hợp đồng tương lai Bitcoin
Nguồn: Tổng hợp
Phạm Hằng