Lending hẳn là khái niệm không còn xa lạ đối với những bạn đã từng tham gia cho vay hoặc đi vay tiền điện tử trên một nền tảng DeFi. Trong thời điểm hiện tại, thị trường tiền mã hóa ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các loại coin và token cũng vì thế mà ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ nguồn lực tài chính để sở hữu cùng lúc nhiều loại tiền điện tử. Chính vì thế, Lending coin ra đời như giải pháp cho nhóm đối tượng cần sử dụng coin và token nhưng chưa thể mua. Hãy cùng libra24h.com tìm hiểu về Lending coin trong bài viết này nhé!
1. Lending là gì?
Lending có nghĩa là cho vay, đây là hình thức người dùng sử dụng các tài sản hoặc tiền của mình để cho những người khác (Borrowers) vay với tỷ lệ lãi suất nhất định. Sau 1 khoảng thời gian, họ sẽ nhận lại được vốn gốc và lãi suất như thỏa thuận ban đầu. Người đi vay ở đây có thể là những người dùng khác, hoặc các sàn giao dịch.
Ví dụ: Bạn lending 1000 đồng BUSD trên Binance Lending với lãi suất 5% một năm trong 30 ngày. Thì sau 30 ngày, tổng lượng coin bạn nhận được là:
Lãi thu được sau khi Lending là:
Tổng thu về là:
Như vậy, Lending có thể hiểu là hình thức một cá nhân hay tổ chức cho vay lượng tài sản nhàn rỗi. Khi hết thời hạn vay, họ sẽ thu về cả tiền gốc và lãi. Nói chung, hình thức này gần tương tự như bạn gửi tiền pháp định vào ngân hàng. Thế nhưng trong thị trường tiền điện tử, tài sản của người cho vay lại chính là những loại token / coin họ đang nắm giữ và chưa cần sử dụng đến.
Xem thêm:

Trước đây khi thị trường tiền điện tử chưa phát triển như hiện nay, nhà đầu tư thường chỉ có thể sử dụng một số loại coin như Bitcoin (BTC) hoặc Ether (ETH) để mua những đồng coin mới. Quy trình mua bán lại thực hiện theo kiểu cho vay lending, nhận lãi.
Hiện giờ khi nền tảng tài chính phi tập trung đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn, lending đã mở rộng hơn. Vì thế, bạn có thể cho vay bất kỳ loại coin hay token nào mà mình đang sở hữu kiếm lãi.
2. Ưu và nhược điểm của Lending
2.1. Ưu điểm
Người dùng có thể lựa chọn cho vay lending lượng coin nhàn rỗi của họ để gia tăng số coin.
Thường các nền tảng sẽ có nhiều lựa chọn về thời gian lending để đa dạng hoá lựa chọn cho lender.
- Lợi ích với người vay: Khoản vay coin hay token giúp tạo đòn bẩy để người vay bổ sung nguồn lực đầu tư, nâng cao lợi nhuận.
- Lợi nhuận với người cho vay: Có thể tận dụng tốt lượng tiền điện tử nhàn rỗi đang nắm để thu lời mà không cần trực tiếp giao dịch, không phải đối mặt với rủi ro biến động.
Đặc biệt, khi tham vay coin hay token trên các nền tảng lending coin, người vay sẽ không bị điều tra lịch sử tài chính tín dụng. Thay vào đó, họ cần khóa tài sản thế chấp vào nền tảng cho vay là sẽ được giải ngân gần như ngay lập tức.
2.2. Nhược điểm
Rủi ro lớn nhất của hình thức lending coin chính là mức biến động giá mạnh của đồng coin. Đối với bên cho vay, nếu đồng coin của họ cho vay bị mất giá, tiền lãi thu được sẽ chẳng bù vào độ hụt giá do coin xuống.
Ví dụ:
Trên sàn Binance Lending, mở Lending 100 đồng ETC. Interest rate (lãi suất) là 10% một năm, trong 30 ngày.
Ngày 01/08/2021 (bắt đầu lending): giá ETC là $6.6 USD.
Ngày 31/08/2021 (trả gốc + lãi): giá ETC là $4.6 USD.
Nếu bạn cho vay lending 100 ETC
Tổng đồng ETC nhận về là
Số tiền tính theo thời điểm cho vay là Tổng thu về = $665.42 USD |
Tính theo giá ETC theo thời điểm trả lãi Tổng thu về = 100.82 x 4.6 = 463.77 |
Như vậy, tiền thu về giảm 43.5% so với giá tính theo thời điểm cho vay.
Nền tảng cho vay không uy tín cũng là một rủi ro lớn. Khi gặp sàn scam, bạn có thể sẽ bị mất cả chì lẫn chài, không nhận được tiền lãi cũng như số tiền gốc đã “không cánh mà bay”.
Xem thêm:
Tổng hợp những điều bạn cần biết về giao dịch ngoại hối từ A-Z năm 2021
Vậy thay vì đem cho vay, bạn chỉ cần mang ra giao dịch. Nếu dự đoán đúng xu hướng, lãi bạn thu được sẽ nhanh và lớn hơn nhiều so với việc đem đi cho vay.
3. Cơ chế hoạt động của Lending
3.1. Hoạt động cho vay trên nền tảng lending
Trên thị trường hiện nay có nhiều nền tảng Lending ra đời nhằm kết nối người cho vay với người đi vay như AAVE, NEXO, Dharma,… Các nền tảng cho vay được phân thành hai loại cơ bản mang tính tập chung và phi tập chung, đó là:
Lending trong CeFi: Là các nền tảng cho vay trong nền tài chính tập trung, luôn có 1 bên trung gian thứ 3 đứng ra kiểm soát giữa 2 bên cho vay và vay. Nó luôn đi kèm với Custodial hay uỷ thác. Một số nền tảng tiêu biểu: Nexo, Celsius, BlockFi, Salt,…
Lending trong DeFi: Là nền tảng cho vay trong nền tài chính phi tập trung. Loại bỏ yếu tố trung gian, không có uỷ thác (non-custodial). Một số nền tảng tiêu biểu: Compound, InstaDApp, Dharma, Maker, Aave, Fulcrum, Constant, Bzx, Nuo,…
Xem thêm:

Người sở hữu một lượng coin nhàn rỗi và người đang cần vay coin đều có thể tìm đến nền tảng lending. Trong đó, người có coin cho vay sẽ thu về tiền lãi hàng tháng. Phía người muốn vay cần đăng nhập đã nhận khoản vay. Họ có nghĩa vụ trả đầy đủ cả gốc và lãi khi khoản vay đến thời hạn thanh tra.
Vai trò chính của lending là đứng ra điều phối, quản lý hoạt động vay và cho vay. Lợi nhuận họ thu về đến từ mức chênh lệch giữa mức lãi vay và cho vay. Như vậy, người cho vay đã có thêm thu thập từ chính tài sản nhàn rỗi của họ. Ngược lại, phía người vay có thể sử dụng coin đi vay vào nhiều mục đích, chẳng hạn hold coin chờ tăng giá rồi bán đi. Sau đó, trả lãi vay.
3.2. Lending trên hệ thống sàn giao dịch tiền điện tử
Nhiều sàn giao dịch tiền điện tử lớn đã cho ra đời dịch vụ tiện ích Lending. Người vay coin trên sàn chủ yếu sử dụng lượng coin vay này để thực hiện giao dịch margin. Số vốn họ huy động được giúp tạo đòn bẩy, tham gia vào những giao dịch lớn hơn để tối ưu hóa lợi nhuận.
Xem thêm:
Tìm hiểu về công nghệ Blockchain – Xương sống của tiền mã hóa
Lượng coin hay token cho vay trên sàn giao dịch tiền điện tử chủ yếu đến từ 2 nguồn chính. Bao gồm số coin dự trữ riêng của từng sàn và coin nhàn rỗi của các nhà đầu tư tham gia hoạt động trên sàn.

Thực tế, rất ít sàn giao dịch sử dụng nguồn coin dự trữ để cho khách hàng vay. Bởi khi đó, sàn sẽ gặp khó khăn trong việc xoay vòng vốn. Hơn nữa, không phải sàn giao dịch nào cũng sở hữu dự trữ đủ lớn để phân phối đến một lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay cùng lúc.
Vậy nên, hầu hết số coin mà chúng ta vay trên các sàn đều là của một nhóm trader có coin nhàn rỗi, gửi coin vào sàn để kiếm lãi. Và đương nhiên sàn giao dịch cũng có thêm thu nhập từ chính mức chênh lệch giữa lãi suất vay và cho vay. Không những vậy, có một số sàn còn tính cả phí hoa hồng từ chính lãi suất người vay phải trả.
4. Các yếu tố cần quan tâm trong Lending
Trong Lending tiền mã hóa, dù là DeFi hay CeFi thì các bạn cũng cần phải quan tâm đến các thông số quan trọng sau đây:
4.1. Lending Interest Rate (Tỷ lệ lãi suất)
Đây là tỷ lệ nhận lãi suất khi bạn thực hiện cho vay 1 đồng coin bất kỳ. Ở vị trí 1 người cho vay (lender), bạn sẽ mong muốn con số này càng cao càng tốt.
Các mức Lending Interest Rate sẽ khác nhau trên các nền tảng Lending.
4.2. Lending Time (Thời gian cho vay)
Thời gian cho vay là khoảng thời gian mà đồng coin của bạn bị khoá và cho người khác vay, sẽ được tính từ lúc bắt đầu cho vay đến lúc kết thúc cho vay, khi người cho vay đã nhận được toàn bộ cả vốn lẫn lãi của khoản vay.
Thông thường, các nền tảng sẽ cung cấp cho Lender nhiều khung thời gian để lựa chọn cho vay, ví dụ như 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày, 30 ngày hoặc 90 ngày. Trong khoảng thời gian này, các bạn sẽ không thể rút lại số vốn mà mình đã cho vay cho đến thời gian đáo hạn.
4.3. Lending Assets (Tài sản cho vay)
Nền tảng nào càng nhiều loại coin cho phép lending thì sẽ người dùng sẽ càng có nhiều lựa chọn để thực hiện Lending Coin.
4.4. Lending Total Value Locked (Tổng giá trị bị khóa)
Được hiểu là tổng lượng tài sản bị khóa (lock) bên trong nền tảng. Con số này thể hiện mức độ quan tâm và tham gia của người dùng tới nền tảng đó. Càng nhiều tài sản được lock bên trong nền tảng thì càng tác động tới giá của đồng coin đó.
Xem thêm:
Đầu tư tiền ảo là gì? Tìm hiểu xu hướng đầu tư tiền ảo tại Việt Nam năm 2021
Như vậy, qua bài viết trên hy vọng các bạn đã có những thông tin cần thiết về lending trong crypto. libra24h.com chúc các bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp