Ở thời điểm hiện tại, giao thức giao thức truyền tải siêu văn bản HTTP (HyperText Transfer Protocol ) với mô hình Client – Server đang là giao thức phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất bởi hầu hết các Website. Tuy nhiên, giao thức HTTP vẫn tồn tại những nhược điểm lớn. Và sự xuất hiện của một giao thức mới mang tên IPFS được kỳ vọng sẽ là đối thủ tiềm năng, thậm chí thay thế giao thức HTTP trong tương lai. Vậy IPFS là gì ? nó hoạt động như thế nào ? Hãy cùng libra24h.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. IPFS là gì?
IPFS (viết tắt cho InterPlanetary File System) được tạo ra vào năm 2015 bởi Joan Bennett. Về định nghĩa, IPFS là một giao thức phân phối mã nguồn mở, phân phối dữ liệu theo hình thức P2P, hay còn gọi là mạng ngang hàng (mạng đồng đẳng). Do đó, các hoạt động của IPFS chủ yếu dựa vào sức mạnh tài nguyên của tất cả các máy tham gia (bao gồm phần cứng và băng thông) chứ không tập trung vào một phần nhỏ các máy chủ trung tâm như các giao thức khác. Ai cũng có thể tham gia vào IPFS. Và bất cứ loại file nào cũng có thể được lưu trữ trên IPFS, từ âm nhạc, video, hình ảnh (rất hữu dụng đối với NFT).
Các nhà phát triển đã mô tả hoạt động của IPFS giống với hệ thống BitTorrent. Theo đó, các máy trong mạng lưới sẽ đảm nhận việc tải lên và tải xuống dữ liệu mà không cần tới máy chủ trung tâm. Nhờ đó, tiềm năng của IPFS là rất lớn nhờ cải thiện được tốc độ truyền tải, tránh sự phụ thuộc vào các máy chủ và có khả năng cải thiện cấu trúc của nền tảng Internet.
2. Nhược điểm của giao thức HTTP.
Http (HyperText Transfer Protocol) là giao thức truyền tải siêu văn bản được sử dụng trong www dùng để truyền tải dữ liệu giữa Web server đến các trình duyệt Web và ngược lại. HTTP ra đời vào năm 1994 và được sử dụng bởi đại đa số website hiện nay. Do đó mà HTTP rất phổ biến và gần gũi với chúng ta, dễ thấy nhất, khi bạn gõ vào 1 địa chỉ vào trình duyệt Web, lúc này trình duyệt Web sẽ gửi 1 yêu cầu qua giao thức Http đến Web server. Web server và sẽ nhận yêu cầu này và trả lại kết quả cho trình duyệt Web.

Tuy phổ biến rộng rãi và có khả năng bảo mật thông tin cao, nhưng HTTP vẫn có những nhược điểm lớn, bao gồm những điểm chính sau:
– Phụ thuộc vào máy chủ:
Giao thức HTTP làm cho các hoạt động của chúng ta trên mạng Internet bị phụ thuộc vào máy chủ. Điều này có nghĩa rằng tốc độ truy cập vào Website sẽ phụ thuộc vào khả năng tính toán cũng như băng thông của máy chủ. Chính vì thế, khi máy chủ quá tải sẽ dẫn đến hiện tượng nghẽn mạng, giật và lag, thậm chí không thể truy cập được dữ liệu.
Chính vì lý do đó mà các tin tặc rất ưa thích sử dụng phương thức DoS hay DDoS khi tấn công các máy chủ, bằng cách “tuồn” ồ ạt traffic hoặc gửi thông tin có thể kích hoạt sự cố đến máy chủ, hệ thống hoặc mạng mục tiêu, từ đó khiến người dùng hợp pháp (nhân viên, thành viên, chủ tài khoản) không thể truy cập dịch vụ, tài nguyên họ mong đợi.
– Mô hình hoạt động tập trung.
Với mô hình Internet ngày nay, chúng ta luôn đứng trước các vấn đề mang tính dây chuyền, mà khởi nguồn là cuộc chiến tranh giành người dùng đến các máy chủ trung tâm tốt hơn, được điều hành bởi một số tên tuổi lớn trong lĩnh vực công nghệ như Amazon, Google, Yahoo,…
Điều này dẫn đến các vấn đề như nhiều bí mật của chính phủ bị hé lộ, các công ty sử dụng phần mềm gián điệp, tin tặc thực hiện các vụ tấn công DDoS, ISPs công khai chặn các dịch vụ mà họ không muốn bạn truy cập, dữ liệu bị ngăn cản khỏi nội bộ một quốc gia, hay dữ liệu của bạn có thể chống lại chính chúng ta.
– Chi phí lớn.
Có thể bạn chưa biết, nhưng dữ liệu được sử dụng trong giao thức HTTP trên thực tế rất tốn kém. Các nhà cung cấp dữ liệu được phép tính phí và đề ra các thỏa thuận đối với những nội dung ăn khách trên Internet. Lấy thí dụ như đoạn MV từng gây sốt trên YouTube từ năm 2013 là Gangnam Style có dung lượng khoảng 117 MB. Với lượt người xem khoảng 2,3 tỷ vào đầu năm 2016, ta tính được tổng cộng khoảng 274.286.340.432 MB hay 274,3 Petabyte dữ liệu được truyền tải trên Internet. Nếu tính trung bình với giá 1 cent cho mỗi gigabyte dữ liệu (bao gồm chi phí băng thông và máy chủ trên toàn thế giới), thì 2,74 triệu USD đã được sử dụng chỉ để phân phát đoạn video này tới người xem trên toàn thế giới.

3. Tính ưu việt của IPSS so với HTTP.
Với phương thức hoạt động phi tập trung khác biệt hoàn toàn so với HTTp, IPFS hứa hẹn sẽ khắc phục các nhược điểm cố hữu của HTTP.
3.1 Tránh sự phụ thuộc vào máy chủ.
Lỗi “404 Not Found” có lẽ đã quá quen thuộc và trở thành một nỗi ám ảnh đối với không ít người dùng. Lỗi này xuất hiện khi máy chủ không thể tìm được nội dung mà bạn yêu cầu. Lỗi này thường xuất hiện khi một thông tin được lưu trữ quá lâu, hay máy chủ quá tải do có quá nhiều lượt truy cập hoặc bị tin tặc tấn công, hoặc do bạn không thể kết nối đến máy chủ.

Giao thức IPFS đã loại bỏ toàn bộ khái niệm máy chủ và chỉ quan tâm tới nội dung tìm kiếm. Điều này giúp rút ngắn con đường tới thông tin, đồng thời loại bỏ rủi ro khi các máy chủ có chất lượng và kết nối kém. Đồng thời, với mô hình phi tập trung, một file khi sẽ được tải xuống trực tiếp từ các máy trong mạng lưới thay vì một máy chủ tập trung. Điều này không chỉ giúp tránh nghẽn mạng mà còn có thể tiết kiệm tới 60% bang thông.
3.2. Xóa bỏ mô hình tập trung.
Với mô hình website phân tán (decentralized) của IPFS, các mô hình máy chủ tập trung hoàn toàn được khắc phục và không còn chế độ quản lý phân cấp. Một trang web được tạo ra với mục đích chia sẻ thông tin sẽ luôn đến được với người dùng. Ở điều kiện lý tưởng nhất, bạn thậm chí có thể truy cập website khi không có kết nối mạng. Đây không chỉ là một điểm cộng lớn đối với các nhà phát triển, mà còn đánh dấu sự tiến bộ đối với với các quyền cá nhân, quyền riêng tư của người dùng.

3.3. Giảm chi phí.
Với cách thức hoạt động khác biệt, IFPS sẽ cho phép đoạn video trên được tải hoàn toàn về mạng nội bộ IFPS dù bạn là ai và đang ở đâu. Do đó loại bỏ sự cần thiết của hàng loạt trạm kết nối và máy chủ Internet, giúp chi phí tổng thể giảm một cách rõ rệt.
4. Tiềm năng của IPFS.
So với Blockchain dùng công nghệ sổ cái phân tán, IPFS sử dụng bảng băm phân tán (Distributed Table Hash) trên mạng lưới phi tập trung ngang hàng.Vì có cùng chung cấu trúc, đây chính là lý do cơ bản giúp hai nền công nghệ này có khả năng kết hợp cùng nhau. Hơn hết, với các lợi ích đem lại, IPFS hứa hẹn sẽ trở thành một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc hạ tầng web 3.0, cho phép lưu trữ phân tán dữ liệu phòng ngừa với việc thay đổi và giả mạo.
Bên cạnh đó, IPFS cũng sẽ trở thành nền tảng lưu trữ ưa thích của rất nhiều Dapp vì khả năng chống kiểm duyệt của nó. Một trong những dự án nằm trong top ứng dụng IPFS phải kể đến chính là Filenet, hệ thống ưu đãi được xây dựng dựa trên IPFS để trao thưởng cho các miner có công chia sẻ tài nguyên và không gian lưu trữ. Mục đích của Filenet là kết nối các không gian trống và hệ thống dữ liệu khổng lồ, tất cả các thiết bị lưu trữ có thể tham gia mining nhận thưởng.
Như vậy, qua bài viết vừa rồi, libra24h.com đã giúp các bạn có được những thông tin về giao thức IPFS – một giao thức hứa hẹn sẽ là đối thủ đáng gờm của HTTP, do tính ưu việt của mình. Mong rằng các bạn dã có những thông tin hữu ích!
Nguồn: tổng hợp.
Hoàng Vũ.