Trong chúng ta, ai cũng từng học qua môn Vật lý và biết đến công cụ đòn bẩy. Chắc chắn, các bạn cũng không thể nào quên được câu nói bất hủ của thiên tài lỗi lạc người Hy Lạp cổ đại Acsimet: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng Trái Đất lên.”
Nhờ chính đặc điểm và tính chất của công cụ này mà khái niệm “đòn bẩy tài chính” ra đời. Đây là công cụ phát triển nguồn lực và tiềm năng tài chính của công ty và tác động tích cực đến 2 chỉ tiêu: tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và thu nhập trên một cổ phần (EPS). Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ này, không hề đơn giản, nếu như không có một chiến lược hoạch định cẩn thận, rất dễ gây ra phản tác dụng. Vì vậy, đòn tài chính được ví giống như con dao hai lưỡi, việc chơi đùa với con dao thì không bao giờ là an toàn! Nếu bạn là nhà phân tích tài chính nhưng chưa nắm rõ ý nghĩa cũng như cách thức sử dụng đòn bẩy tài chính một cách cẩn thận thì chính bạn sẽ là người bị đứt tay đầu tiên. Vì vậy trước khi dùng chúng, hãy học cách hiểu chúng!
1. Đòn bẩy tài chính là gì?
Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng vốn vay, một mặt để đáp ứng phần bù đắp do thiếu hụt vốn, mặt khác mong muốn có thể gia tăng tỷ suất lợi nhuận chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS) – đây là 2 chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với các nhà đầu tư vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khoản cổ tức mà họ nhận được và đồng thời thu hút giới đầu tư trong tương lai trong việc rót vốn vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, đi kèm với “màu hồng” của đòn bẩy tài chính vẽ nên là rủi ro tài chính mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu, cụ thể là rủi ro thanh toán và rủi ro tài chính cho những khoản vay.
Khái niệm: Đòn bẩy tài chính là thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (EPS) của công ty.
Điều kiện tiên quyết hình thành đòn bẩy tài chính là có sự tham gia của nguồn vay nợ. Tỷ lệ vay nợ trong tổng nguồn vốn (hệ số nợ) càng cao, thể hiện doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính càng lớn.
2. Lợi ích và bất lợi của đòn bẩy tài chính
2.1 Ưu và nhược điểm của đòn bẩy tài chính
Việc gia tăng nguồn vay nợ giúp công ty bù đắp phần thiếu hụt vốn vì không phải công ty nào cũng có khả năng tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Thêm vào đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt được thời cơ chớp nhoáng trong kinh doanh. Thay vì mất kha khá thời gian để đáp ứng các thủ tục theo yêu cầu của cơ quan quản lý chứng khoán, việc vay nợ từ các nguồn bên ngoài như: ngân hàng, tổ chức tín dụng, trái phiếu, tín phiếu,… đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian chết nhờ điều khoản tín dụng thoáng hơn. Ngoài ra, đây là một công cụ “lá chắn thuế” hợp pháp và hiệu quả được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Bởi lẽ, chi phí lãi vay được trừ vào thu nhập chịu thuế, làm giảm khoản thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế. Hơn thế nữa, đòn bẩy tài chính được hiểu theo đúng tên gọi là “đòn bẩy giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn và tốt hơn thông qua việc làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và thu nhập trên một cổ phần (EPS).
Trong đó:
ROE – Return on Equity: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
NI – Net profit: lợi nhuận sau thuế
E – Equity: vốn chủ sở hữu
Để xem xét kỹ về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, chúng ta cần tính toán thêm chỉ tiêu:
BEP – Basic earning power: tỷ suất sinh lời kinh tế trên tài sản hay tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh, được xác định bởi công thức:
Trong đó:
EBIT – Earning before interest and tax: lợi nhuận trước thuế và lãi vay
D – Debt: nợ phải trả
E – Equity: vốn chủ sở hữu
D + E = tổng nguồn vốn/ tổng tài sản
Nếu ta gọi:
ROE – Return on Equity: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
NI – Net profit: lợi nhuận sau thuế
E – Equity: vốn chủ sở hữu
t: tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp
I – interest: chi phí lãi vay (I = D * r)
r: lãi suất cho vay
Tổng hợp lại ta có công thức sau:
Qua công thức trên ta thấy, 1- t là hằng số (vì t : tỷ suất thuế thu nhập không biến đổi) nên ROE chịu tác động của 3 nhân tố: Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (D/E), tỷ suất sinh lời trên tài sản (BEP) và lãi suất cho vay (r).
- Trường hợp 1: BEP > r ? BEP – r > 0
Khi BEP > r, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) càng tăng lên hay nợ phải trả càng nhiều hơn thì ROE càng được đẩy lên cao. Lúc này đòn bẩy tài chính sẽ làm khuếch đại ROE, làm tăng lợi nhuận trên một đồng vốn chủ sở hữu, đồng nghĩa với việc các cổ đông sẽ nhận được nhiều cổ tức hơn.
- Trường hợp 2: BEP
Trong trường hợp này khi càng tăng nợ phải trả lên bao nhiêu thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ lại càng giảm sút, điều này có thể xuất phát từ việc chi phí lãi vay cao hoặc có thể đến từ tình hình hoạt động không hiệu quả, doanh thu thấp. Công ty trong thời gian ngắn sẽ gặp phải vấn đề thanh khoản liên quan đến chi phí lãi vay. Khi xem xét, thấy có dấu hiệu bất ổn giữa tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh và lãi suất đi vay, công ty nên chuyển hướng sang huy động vốn từ các nguồn khác an toàn hơn hoặc có chi phí vay thấp hơn. Hoặc nếu trong trường hợp đi vay, công ty cần đưa ra hoạch định cụ thể hợp lý để có thể hoàn trả được nguồn vốn và chi phí tài chính đi kèm (chi phí lãi vay).
- Trường hợp 3: BEP = r ? BEP – r = 0
Trong tình huống trên, ta thấy cho dù doanh nghiệp có tăng thêm nợ hay vốn chủ sở hữu bao nhiêu thì cũng không làm thay đổi tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần.
2.2. Ví dụ minh họa:
Một công ty cổ phần chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm A. Trong năm N, công ty dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh như sau:
Về doanh thu:
- Nếu nền kinh tế phát triển bình thường có thể đạt được mức doanh thu thuần là 30 tỷ đồng.
- Trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh, doanh thu thuần có thể đạt đến mức là 40 tỷ đồng.
- Còn doanh thu thuần ước tính trong nền kinh tế suy thoái là 10 tỷ đồng.
Về chi phí:
- Chi phí cố định của công ty là 4 tỷ đồng.
- Chi phí biến đổi bằng 60% doanh thu thuần.
- Thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Để thực hiện kế hoạch trên, doanh nghiệp dự kiến tổng số vốn huy động cho hoạt động kinh doanh là 30 tỷ đồng. Công ty xem xét hai phương án có thể huy động được vốn:
- Phương án 1: tài trợ 100% bằng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải dự kiến phát hành 150 000 cổ phiếu thường, đơn giá 200.000 đồng/ cổ phiếu.
- Phương án 2: tài trợ 40% bằng vốn chủ sở hữu, tương đương với việc phát hành 60 000 cổ phiếu thường với đơn giá 200.000 đồng/ cổ phiếu, và 60% còn lại được công ty huy động bằng cách vay nợ từ tổ chức tín dụng với lãi suất là 15%/ năm.
Như vậy, phương án 1 công ty đang không sử dụng đòn bẩy tài chính, phương án 2 đòn bẩy tài chính đã được tận dụng. Trong bảng dưới đây chúng ta cùng xem mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng đòn bẩy tài chính lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng như thu nhập trên một cổ phần của công ty như sau:
Chỉ tiêu |
Nền kinh tế suy thoái |
Nền kinh tế phát triển bình thường |
Nền kinh tế phát triển nhanh |
Doanh thu thuần |
10 000 |
30 000 |
40 000 |
Tổng chi phí cố định kinh doanh |
4 000 |
4 000 |
4 000 |
Tổng chi phí biến đổi |
6 000 |
18 000 |
24 000 |
Tổng chi phí kinh doanh |
10 000 |
22 000 |
28 000 |
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay |
0 |
8 000 |
12 000 |
BEP |
0 |
0.27 |
0.4 |
Phương án 1: Không sử dụng vốn vay |
|||
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay |
0 |
8 000 |
12 000 |
Lãi tiền vay |
0 |
0 |
0 |
Lợi nhuận trước thuế |
0 |
8 000 |
12 000 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp |
0 |
1 600 |
2 400 |
Lợi nhuận sau thuế |
0 |
6 400 |
9 600 |
ROE |
0 |
0, 21 |
0,32 |
EPS |
0 |
0.043 |
0.064 |
Phương án 2: Sử dụng 60% vốn vay và 40% tài trợ từ vốn chủ sở hữu |
|||
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay |
0 |
8 000 |
12 000 |
Lãi tiền vay (15%) |
2 700 |
2 700 |
2 700 |
Lợi nhuận trước thuế |
-2 700 |
5 300 |
9 300 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp |
-540 |
1060 |
1860 |
Lợi nhuận sau thuế |
-2160 |
4240 |
7440 |
ROE |
-0.18 |
0.35 |
0.62 |
EPS |
-0.036 |
0.071 |
0.124 |
Như vậy, qua các tình huống trên, ta thấy, khi công ty phát triển trong điều kiện bình thường, tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty (BEP) cao hơn so với chi phí lãi vay (r) nên việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm gia tăng thêm thu nhập trên một cổ phần, mặc dù lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong cả hai phương án là giống hệt nhau.
Ngoài ra, trong trường hợp, nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng, rõ ràng việc sử dụng đòn bẩy tài chính là hiệu quả cho công ty vì thu nhập trên một cổ phần tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc là các cổ đông nhận được cổ tức nhiều hơn so với việc công ty không huy động vay nợ. Tuy nhiên, chúng ta hãy để ý trong trường hợp không làm ăn phát đạt, doanh nghiệp vẫn phải trả một khoản chi phí nợ vay và thậm chí là cả nợ gốc khi đến hạn, điều này làm tăng rủi ro thanh toán cho công ty, cổ đông sẽ phải gánh chịu sự thua lỗ nặng nề hơn so với việc không huy động từ vốn vay, trong trường hợp xấu, có thể công ty mất đi khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản.
3. Các chỉ số liên quan đến đòn bẩy tài chính
3.1. Các chỉ số quan trọng liên quan đến đòn bẩy tài chính:
- Khả năng trả lãi vay
Tỷ số này cao thì đảm bảo trong năm công ty làm ăn có lãi, đủ bù đắp cho các khoản chi phí lãi vay, đồng thời thể hiện doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính và tiềm lực tài chính tốt. Thông thường, tỷ số lớn hơn bằng 2 là hợp lý cho tài chính của doanh nghiệp.
- Khả năng trả gốc vay
Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán của các tài sản có đủ đáp ứng chi trả các khoản nợ trong doanh nghiệp hay không. Hệ số càng tiến đến 0, báo hiệu doanh nghiệp không có đủ nguồn lực để chi trả cho các khoản nợ gốc, kết hợp với khả năng chi trả lãi vay thấp dẫn đến rủi ro thanh khoản cao, nguy cơ phá sản nếu như tình trạng liên tiếp kéo dài. Hệ số trong khoảng lớn hơn 2, thông thường là mức độ an toàn, thể hiện doanh nghiệp khi bán đi tài sản của mình vẫn đủ đáp ứng để trả nợ, phần còn lại vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp buộc phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp sử dụng các tài sản hiện có hoán chuyển ra thành tiền để chi trả cho các khoản nợ đến hạn. Những tài sản có khả năng hoán đổi nhanh là tài sản ngắn hạn.
Theo nguyên tắc, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán của khoản nợ gốc ngắn hạn đến ngày đáo hạn, tiềm lực tài chính tốt, rủi ro tài chính, rủi ro phá sản thấp, tuy nhiên hệ số này quá cao thì lại không phải điều tốt. Bởi lẽ, điều này cho thấy một phần không nhỏ tài sản đang không được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của công ty, không được quay vốn để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.2. Ví dụ minh họa
Và để hiểu hơn cách đánh giá việc sử dụng đòn bẩy tài chính thì chúng ta cùng xem xét và đánh giá việc sử dụng đòn bẩy tài chính của tập đoàn Vingroup thông các chỉ số được tính toán từ báo cáo tài chính năm 2019 như sau: (Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu |
Giá trị |
1. Hệ số khả năng trả lãi vay |
4.12 |
EBIT |
7,205,612.00 |
Lãi vay |
1,749,388.00 |
2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn |
0.83 |
Nợ ngắn hạn bình quân |
62,315,838.50 |
Tài sản ngắn hạn bình quân |
51,590,243.50 |
3. Hệ số nợ |
0.53 |
Tổng nợ phải trả bình quân |
76,159,904.00 |
Tổng nguồn vốn bình quân |
142,711,679.00 |
- Hệ số khả năng trả lãi vay
Hệ số khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp = 4,12 > 2, mức độ an toàn cao, các chủ nợ vẫn được doanh nghiệp đảm bảo chi trả các nguồn lãi trong chu kỳ. Đồng thời, hệ số trả lãi cao cũng phản ánh được xu hướng tăng trưởng của doanh thu, chính sách kinh doanh tốt, các khoản chi phí được quản lý một cách hiệu quả, điều đó được thông qua chỉ tiêu EBIT cao. Như vậy trong năm hiện tại, doanh nghiệp không phải chịu áp lực về rủi ro thanh toán chi phí lãi vay.
- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
Thông qua bảng trên, có thể thấy hệ số thanh toán nợ của doanh nghiệp đang ở mức nhỏ hơn 1, khoản tài sản ngắn hạn trong năm không đủ đáp ứng để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn. Điều này cũng gián tiếp phản ánh, một phần tài sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn, dẫn đến mất cân bằng tài chính. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đảm bảo tốt các khoản chi trả lãi vay nên các chủ nợ sẽ phần nào yên tâm để có thể ra hạn cho các khoản nợ đến ngày đáo hạn trong trường hợp công ty có chiến lược kinh doanh tốt. Có thể thấy, Vingroup chấp nhận rủi ro thanh toán tạm thời các khoản gốc nợ vay để có thể đáp ứng được nhu cầu vốn cho việc sản xuất kinh doanh. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, trong khoảng thời gian đó doanh nghiệp đang tập trung nguồn lực cho việc chế tác và sản xuất dòng xe ô tô điện cao cấp Vinfast vào 2 năm sắp tới. Cụ thể, trong 18/11/2021, doanh nghiệp đã chính thức lấn sân vào thị trường ô tô toàn cầu với hai phiên bản cao cấp VF e35 và VF e36, hứa hẹn sức cạnh tranh trực diện với nhiều dòng xe điện của các hãng sừng sỏ như: Toyota, Hyundai, KIA, SpaceX,… trong tương lai.
Bởi chính những chính sách và chiến lược dài hạn cụ thể và chi tiết, điều này giúp Vingroup ngày càng thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư cũng như chủ nợ trong thị trường.
Chuyến tàu siêu tốc về đòn bẩy tài chính đã khép lại, libra24h.com rất mong rằng thông qua các phần giải thích và ví dụ minh họa về đòn bẩy tài chính đã giúp các bạn phần nào hiểu hơn về ý nghĩa của đòn bẩy tài chính và trang bị một phần kiến thức cơ bản để từng bước đạt được thành công trong tài chính. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Học viện tài chính
Người viết: Minh Thu