1. Cấu trúc tài sản – nguồn vốn là gì?
Cấu trúc được hiểu là mối quan hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống tổng thể. Như vậy, cấu trúc tài sản – nguồn vốn được hiểu là mối quan hệ giữa các yếu tố trong 2 khoản mục Tài sản và Nguồn vốn (bao gồm Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu). Nói cách khác, phân tích khái quát cấu trúc tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp là đi phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn huy động tài sản (nguồn vốn).
2. Lý do cần phải phân tích khái quát cấu trúc tài sản – nguồn vốn
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ cho biết tỷ trọng từng thành phần trong tổng số nguồn vốn được huy động cho các hoạt động của doanh nghiệp. Tại thời điểm phân tích, dựa vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ, người sử dụng thông tin sẽ nắm bắt được tính phù hợp của chính sách huy động vốn đối từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Sau khi huy động đủ vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành phân bổ cho hoạt động đầu tư, tức là mua sắm các tài sản từ nguồn vốn đã huy động được để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ cấu tài sản sẽ giúp người đọc có thể phần nào đánh giá được tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn và mức độ phù hợp với tình hình tài chính và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ 2 bước phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn, người đọc có thể đánh giá được mối quan hệ giữa 2 khoản mục này trên bảng cân đối kế toán. Dựa vào nguyên tắc, thông thường tài sản dài hạn được đầu tư bằng cách sử dụng vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ dài hạn và ngược lại, khoản vay nợ ngắn hạn được sử dụng để mua sắm cho tài sản lưu động (ngắn hạn) trong doanh nghiệp, điều này nhằm đảm bảo tính cân bằng tài chính trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào các doanh nghiệp có thể đảm bảo tính cân bằng tài chính theo nguyên tắc, vì vậy người đọc cũng cần xem xét những tác động từ môi trường và chính sách kinh doanh được áp dụng tại thời điểm phân tích của doanh nghiệp.
3. Phân tích cấu trúc tài sản – nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán
Dựa vào khái niệm, việc phân tích được chia làm những nội dung cơ bản:
- Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn
- Phân tích khái quát cơ cấu tài sản
- Phân tích khái quát mối quan hệ tài sản – nguồn vốn thông qua 2 chỉ tiêu: hệ số tự tài trợ và hệ số tài trợ thường xuyên.
Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn
Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn là việc tính toán, phân tích và đánh giá tỷ trọng thành phần của từng bộ phận trong tổng số nguồn vốn được xác định bởi công thức:
Căn cứ tỷ trọng của từng thành phần trong tổng nguồn vốn tại thời điểm phân tích, ví dụ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn hay nợ vay ngắn hạn trên tổng nguồn vốn,… để đánh giá mức độ tự chủ tài chính và tính thanh khoản của các khoản nợ trong doanh nghiệp. Đồng thời, việc xem xét so sánh tình hình biến động về cơ cấu nguồn vốn của kỳ hiện tại với các kỳ trước để thấy được tính hợp lý của xu hướng biến động cơ cấu nguồn vốn với quy mô kinh doanh và giai đoạn tăng trưởng trong thời điểm hiện tại.
Để đánh giá cơ cấu nguồn vốn, thông thường tập trung vào một vài chỉ số chính:
- Hệ số nợ:
Hệ số nợ càng cao, càng cho thấy doanh nghiệp huy động nguồn vốn chủ yếu thông qua việc vay nợ từ bên ngoài. Điều này, kéo theo chi phí lãi vay lớn, gánh nợ càng cao, trong tình hình khó khăn, có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán, rủi ro phá sản. Ngược lại, tỷ lệ nợ phải trả ít, doanh nghiệp chưa tận dụng triệt để tác dụng của đòn bẩy tài chính.
- Hệ số tài trợ:
Trường hợp doanh nghiệp chủ yếu huy động nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu có thể cho thấy sự an toàn và tự chủ tài chính doanh nghiệp. Ví dụ như, lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp tăng lên trong vốn chủ sở hữu, có thể thấy doanh nghiệp trong năm làm ăn kinh doanh hiệu quả, có lãi không chỉ đáp ứng đủ cổ tức cho các cổ đông đồng thời giữ lại một phần cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Hơn thế nữa, vốn chủ sở hữu nói chung sẽ giúp doanh nghiệp chủ động đáp ứng nhu cầu vốn gấp, nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, đồng thời tránh được áp lực về tính thanh khoản. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính sẽ không được tận dụng, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cao khiến cho lợi nhuận sau thuế bị thâm hụt một lượng đáng kế, ngoài ra không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn vốn chủ sở hữu để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của mình.
Thật khó có thể đưa ra một con số cụ thể về hệ số nợ hay tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn, bởi lẽ 2 hệ số trên phụ thuộc nhiều vào từng loại hình doanh nghiệp, mô hình kinh doanh, mục đích vay nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông thường, hệ số nợ rơi vào khoảng 60% (nghĩa là trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 60% và vốn chủ sở hữu chiếm 40%) là khá hợp lý, đảm an toàn tình hình tài chính doanh nghiệp.
Phân tích khái quát cơ cấu tài sản
Việc phân tích khái quát cơ cấu nguồn cũng đi xem xét và đánh giá tỷ trọng của từng thành phần trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Căn cứ vào tỷ trọng của từng tài sản và xu hướng biến động của cơ cấu tài sản qua các năm, người sử thông tin có thể đánh giá được rằng: tài sản nào của doanh nghiệp có giá trị lớn nhất, điều này có ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp hay không, ứng với chu kỳ kinh doanh nào của doanh nghiệp, từ đó, cơ cấu tài sản và xu hướng biến động của tài sản có đảm bảo: tính hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả không?
Sau đây là một số chỉ tiêu chính ảnh hưởng lớn đến khoản mục Tài sản trên bảng cân đối kế toán:
- Tiền trên Tổng tài sản
Trường hợp khoản mục tiền của doanh nghiệp đang chiếm tỷ trọng cao đồng nghĩa doanh nghiệp quản lý các khoản nợ từ khách hàng tốt, doanh thu trong năm tăng và đáp ứng tính thanh khoản nhanh. Tuy nhiên, về mặt khác, điều này cũng có thể cho thấy doanh nghiệp trong năm chưa có chính sách đầu tư hiệu quả, có thể dẫn đến ứ đọng vốn. Nguồn tiền đang dự trữ không được tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra thêm lợi nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp, gây lãng phí nguồn lực tiền.
- Nợ phải thu trên Tài sản
Nếu xét đến khoản mục Nợ phải thu khách hàng, tỷ trọng của chỉ tiêu này lớn thì có thể cho thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng lên, áp dụng điều khoản tín dụng nợ linh hoạt. Tuy nhiên, một phần lớn nguồn vốn bị chiếm dụng có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp có lãi nhưng lại không tiền để chi trả các khoản chi phí phát sinh hay đáp ứng việc mở rộng quy mô. Hơn thế nữa, tình trạng “nợ xấu”, “nợ phải thu khó đòi” tăng lên sẽ phát sinh thêm các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, thâm hụt vào lợi nhuận sau thuế.
- Hàng tồn kho trên Tổng tài sản
Tỷ trọng hàng tồn kho của doanh nghiệp lớn có ưu điểm giúp doanh nghiệp đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng và nhu cầu tích trữ hàng hóa cho những dịp đặc biệt, mùa lễ hội. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá cao thì thường không mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bởi lẽ lượng hàng tồn kho lớn phản ánh doanh nghiệp gặp vấn đề trong hoạt động kinh doanh, doanh thu thấp đồng thời chi phí phát sinh cho việc dự trữ hàng tồn kho tăng cao. Ngoài ra, nguồn vốn nằm trong hàng tồn kho không được quay vòng để tạo ra thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tùy từng loại doanh nghiệp sẽ có mô hình hàng tồn kho khác nhau. Vì vậy, việc áp dụng mức hàng tồn kho hợp lý chung là điều không thể. Để đáp ứng nhu cầu quản trị, các doanh nghiệp sử dụng hệ số vòng quay hàng tồn kho để đánh giá tính hiệu quả của trữ lượng hàng tồn kho cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và hàng tồn kho hoặc nói cách khác là mối quan hệ giữa số lượng hàng đã bán trong kỳ với số lượng hàng tồn trong kho. Vòng quay hàng tồn kho > 1 thể hiện doanh thu bán hàng trong kỳ tăng đồng thời tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh. Ngược lại, vòng quay hàng tồn kho
Tuy nhiên, không phải vòng quay hàng tồn kho càng cao thì càng tốt bởi lẽ nếu tốc độ luân chuyển hàng tồn kho quá nhanh, dẫn đến việc cháy hàng, không đáp ứng được yêu cầu khách hàng và có thể để mất khách hàng vào tay đối thủ. Ngoài ra, tùy vào từng sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh thì vòng quay hàng tồn kho cũng sẽ có sự khác nhau: ví dụ như đối với các siêu thị hay các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu thì vòng quay hàng tồn kho sẽ cao hơn rất nhiều so với vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp sản xuất ô tô, điện tử và xây dựng. Vì vậy, không thể đưa ra một số cụ thể cho câu hỏi: mức tồn kho bao nhiêu là đủ? Việc kết hợp các thông tin tài chính với yếu tố môi trường mang lại cho người sử dụng thông tin cái nhìn tổng quát nhất về ý nghĩa của chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo tài chính.
Hệ số tự tài trợ và hệ số tài trợ thường xuyên
Đây là hai chỉ tiêu cơ bản xác định mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán.
Công thức xác định hệ số tự tài trợ (ký hiệu: Ht)
Hệ số này xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu được sử dụng để cấu thành nên tổng giá trị tài sản. Nói cách khác, hệ số tự tài trợ phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu cho biết trong một đồng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Khi trị số càng tiến đến 1 tức là phần lớn tài sản trong doanh nghiệp được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu, điều này phản ánh mức độ an toàn và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, khi trị số càng tiến về gần 0, chủ yếu tài sản của doanh nghiệp được đầu tư từ nguồn vốn vay nợ từ bên ngoài, thể hiện mức độ ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý thanh toán nợ và chi phí lãi vay, từ đó rủi ro tài chính cũng tăng lên.
Công thức xác định hệ số tự tài trợ thường xuyên (ký hiệu: Htx)
Hệ số này xác định mối quan hệ giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn: một đồng tài sản dài hạn được tài trợ từ bao nhiêu đồng nguồn vốn dài hạn. Khi trị số của chỉ tiêu này >1, tính cân bằng tài chính được đảm bảo, thể hiện mức độ an toàn và ổn định trong chính sách huy động nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong khi đó, nếu như trị số
Để hiểu rõ hơn về cách phân tích hai hệ số trên, chúng ta cùng đi xem xét ví dụ trên bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần May Việt Tiến tại ngày 31/12/2020:
PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT CẤU TRÚC TÀI SẢN
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu |
Cuối kỳ |
Đầu kỳ |
Chênh lệch |
Tỷ lệ |
Tổng tài sản |
4,134,663 |
4,385,259 |
-250,596 |
-5.715% |
Tài sản dài hạn |
787.702 |
815.193 |
-27,491 |
-3.372% |
Nguồn vốn dài hạn |
1,253,683 |
1,318,724 |
-65,041 |
– 4.932% |
1.Nợ dài hạn |
30,355 |
31,094 |
-739 |
2.377% |
2. Vốn chủ sở hữu |
1,223,328 |
1,287,630 |
-64,302 |
4.994% |
Hệ số tự tài trợ |
0.2959 |
0.2936 |
0.00224 |
0.764% |
Hệ số tài trợ thường xuyên |
1.5916 |
1.6177 |
-261 |
1.613% |
- Hệ số tự tài trợ:
Xét về sự biến động, hệ số tự tài trợ trong năm 2020 tăng lên cho thấy tài sản của doanh nghiệp trong năm 2020 được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu nhiều hơn 0,764% so với năm 2019. Tuy nhiên, nhìn chung khi xét về cơ cấu, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty khá thấp, chỉ chiếm 0.296 tương đương 29,6% so với tổng nguồn vốn, cho thấy công ty chủ yếu huy động từ vốn vay nợ từ bên ngoài. Ngoài ra khi xem xét kỹ, cả 2 chỉ tiêu Tài sản và Vốn chủ sở hữu trong năm 2020 đều có xu hướng giảm, điều này xuất phát điểm từ nguyên nhân khách quan đại dịch Covid, nên có thể thấy doanh nghiệp chưa áp dụng chính sách mở rộng quy mô kinh doanh trong năm 2020. Như vậy, phần nguồn vốn đi vay sẽ được chủ yếu sử dụng để trang trải hoạt động kinh doanh trong kỳ, đảm bảo được tính hoạt động liên tục, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chi phí lãi vay lớn, rủi ro tài chính cao.
- Hệ số tài trợ thường xuyên:
Hệ số tài trợ thường xuyên trong năm dương lớn hơn 1, phản ánh nguồn vốn dài hạn đáp ứng đủ đầu tư tài sản dài hạn, tạo thế ổn định và cân bằng tài chính và không chịu áp lực tính thanh khoản trong thời gian ngắn hạn. Tuy nhiên, xét về xu hướng, cả hai chỉ tiêu nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn trong công ty đều giảm xuất phát từ sự bùng phát đại dịch dẫn đến hệ số tài trợ thường xuyên năm 2020 giảm nhẹ so với 2019 là 1.613%. Dù vậy, sự giảm này không đáng kể doanh nghiệp vẫn đảm bảo cân bằng tài chính trong doanh nghiệp, doanh nghiệp đáp ứng đủ nguồn vốn cho việc đầu tư tài sản dài hạn và một phần cho tài sản ngắn hạn như: mua sắm nguyên vật liệu, hay dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi,….
Hy vọng rằng, thông qua việc phân tích khái quát cấu trúc tài sản – nguồn vốn, các bạn đã hiểu thêm các ý nghĩa của con số trên bảng cân đối kế toán và nắm bắt được mối quan hệ giữa chúng. Đừng quên theo dõi những tin tức và bài học bổ ích trên libra24h.com . Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Minh Thu