Chỉ số P/E là một trong những chỉ số cơ bản trong chứng khoán. Với người mới bắt đầu, đây sẽ là bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất và một số lưu ý về chỉ số P/E. Vậy cụ thể chỉ số P/E là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Chỉ số P/E – PE là gì?
Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) là một trong số những công cụ dùng để định giá cổ phiếu khi đầu tư chứng khoán.
Hệ số PE phản ánh mối quan hệ giữa giá thị trường và lợi nhuận ròng của một cổ phiếu.
John Neff – nhà quản lý quỹ nổi tiếng của Mỹ là một trong những nhà đầu tư rất coi trọng chỉ số PE.
2. Ý nghĩa của chỉ số P/E
PE là chỉ số cho biết để thu lợi nhuận từ 1 cổ phiếu của công ty, nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra bao nhiêu đồng.
Ví dụ: Công ty Cổ phần FPT (trên sàn giao dịch HOSE)
Như vậy nghĩa là nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra 22.04 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ FPT.
Ngoài ra, chỉ số PE thấp cho thấy cổ phiếu của công ty đang bị đánh giá thấp; công ty đang gặp vấn đề (về tài chính, kinh doanh,…); công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến,…
3. Cách tính chỉ số P/E
Vậy chỉ số PE được tính bằng công thức nào?
P/E = Giá thị trường / EPS
Hay P/E = Vốn hoá thị trường / Lợi nhuận sau thuế
Trong đó:
- P = Price = Market Price: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
- EPS = Earning Per Share: Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu
Với
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
Ví dụ: Giá thị trường của cổ phiếu khi đó là 92.700 đồng/cổ phiếu, với EPS bằng 4.210. Vậy chỉ số PE khi đó là 22.02 (92.700/4.210).
4. Chỉ số P/E bao nhiêu là hợp lý?
Các nhà đầu tư theo nguyên tắc của Đầu tư giá trị xác định những cổ phiếu phù hợp (là những doanh nghiệp là những doanh nghiệp ổn định, tăng trưởng không cao (
(R+G)/PE > 1,5
Chỉ số này càng cao càng tốt
Trong đó:
- R: Tỷ suất cổ tức (%)
- R = Cổ tức bằng tiền (VNĐ)/ Giá cổ phiếu hiện tại
- G: Tốc độ tăng trưởng dài hạn (%)
- PE: Chỉ số P/E của cổ phiếu
Như vậy, họ cho rằng chỉ số PE càng thấp, càng có lợi.
Tuy nhiên, chỉ số PE cao chưa chắc đã mang lại thua lỗ cho nhà đầu tư. Bởi điều đó còn phụ thuộc vào tiềm năng phát triển của doanh nghiệp mà nhà đầu tư đã chọn.
Ví dụ:
Chỉ số PE của Apple tính đến ngày 24/09/2021 là 28.70. Có thể gọi chỉ số PE này là cao. Tuy nhiên với sự dự tính trước về tiềm năng phát triển của Apple còn tăng cao thì với chỉ số PE này, các nhà đầu tư vẫn chấp nhận bỏ tiền và đầu tư cho cổ phiếu của Apple.
Tóm lại, chỉ số PE cao hay thấp còn tùy thuộc vào từng quan điểm, dự đoán cho tương lai và kỳ vọng của nhà đầu tư với tiềm năng của doanh nghiệp đã chọn.
Xem thêm:
Tổng hợp kiến thức cơ bản về chứng khoán phái sinh cho người mới bắt đầu
Nguồn: Tổng hợp
Chi Nguyễn