Blockchain là phát minh vĩ đại, sẽ làm thay đổi nhân loại và ứng dụng trong cuộc sống không chỉ ở Bitcoin mà còn nhiều lĩnh vực khác. Blockchain xuất hiện đã mở ra một xu hướng mới cho các lĩnh vực như: tài chính ngân hàng, logistics, điện tử viễn thông, kế toán kiểm toán,… Vậy blockchain là gì? Hãy cùng libra24h.com tìm hiểu về nền tảng công nghệ được ví như xương sống của đồng tiền mã hóa này nhé!
Sự xuất hiện đầu tiên của blockchain – công nghệ chuỗi khối
Blockchain hay còn được gọi là công nghệ chuỗi khối được phát minh và thiết kế đầu tiên bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008 khi đồng tiền Bitcoin được Satoshi giới thiệu ra thế giới. Tại thời điểm đó, người ta chỉ biết đến Bitcoin, và công nghệ đứng sau nó thì chưa có tiếng vang như thời điểm hiện giờ.
Nhưng từ năm 2008 đến nay, Blockchain đã được phát triển và cải tiến trở thành một trong những công nghệ đột phá lớn nhất với tiềm năng ảnh hưởng rộng lớn tới mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực từ tài chính đến sản xuất kinh doanh và thậm chí là cả ngành giáo dục.
Điểm đặc biệt tạo nên Blockchain
Hãy thử nghĩ đến tình huống xấu nhất khi bạn gửi tiền trong ngân hàng, sẽ ra sao khi thảm họa xảy ra, tài liệu và máy chủ lưu trữ thông tin số tiền gửi của bạn đều bị cháy. Khi đó, sẽ không ai biết bạn gửi ngân hàng bao nhiêu tiền và thế là số tiền gửi trong ngân hàng cũng không cánh mà bay.
Hơn nữa, nếu muốn tạo ra nhiều máy chủ hay lưu trữ thông tin ở nhiều nơi, sao chép thành nhiều bản thì rất tốn kém, dễ bị hack và mất rất nhiều thời gian.
Tuy nhiên, lưu trữ thông tin phòng những trường hợp rủi ro là điều không thể xảy ra trong quá khứ, còn ở hiện tại chúng ta có thể làm được như vậy thông qua công nghệ Blockchain.
Tuy nhiên, việc lưu thông tin ở nhiều nơi như thế sẽ đặt ra câu hỏi liệu thông tin có bị hack và thay đổi dữ liệu bên trong, nếu như vậy thì việc bảo mật thông tin là không thể.
Chính vì thế, khi tạo ra Blockchain, Satoshi đã nghĩ đến ngay điều này và có một giải pháp tối ưu khiến vấn đề đó không thể xảy ra. Cũng nhờ giải pháp này mà Blockchain được mệnh danh là nền tảng công nghệ minh bạch- bảo mật – an toàn nhất thế giới. Mọi thông tin đã lưu sẽ không bao giờ thay đổi được cũng không bao giờ mất được trừ khi máy tính trên toàn thế giới đều bị phá hủy.
Xem thêm:
Tóm lại, với cơ chế hoạt động như đã trên, Blockchain có những đặc tính như có thể tóm lược ngắn gọn như sau:
Một mạng lưới minh bạch
Blockchain đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch thông qua chuỗi mật mã tinh vi tốt hơn là thông qua việc tin vào những công ty tài chính hay bất kỳ một bên thứ ba để nhận diện danh tính của mọi người và đảm bảo quyền riêng tư của người tham gia giao dịch. Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta có một nền tảng đảm bảo uy tín trong giao thương và thông tin luôn được ghi nhận bất kể động thái nào của bên đối tác tham gia giao thương.
Quyền lực được phân phối
Blockchain phân phối quyền lực thông qua một mạng lưới ngang hàng, không có bất kỳ điểm kiểm soát nào. Không một tổ chức nào có thể đơn phương tắt hệ thống giao dịch. Kể cả khi một tổ chức nào đó tham gia hệ thống bị loại bỏ thì hệ thống vẫn tồn tại.
Tính bảo mật
Các tiêu chuẩn an toàn được nhúng trong toàn mạng mà không có bất kỳ điểm chịu lỗi nào sẽ cung cấp không chỉ khả năng bảo mật mà còn cả tính chính xác. Bất cứ ai tham gia vào mạng lưới đều phải sử dụng các chương trình đã mã hóa và cho phép người tham gia trao đổi thông tin một cách riêng tư và được đảm bảo bí mật của riêng họ.
Quyền sở hữu
Kết hợp với hạ tầng khóa công khai, Blockchain không chỉ ngăn chặn việc lặp chi mà còn khẳng định quyền sở hữu của mỗi sản phẩm (ví dụ tiền mã hóa) được lưu thông, cũng như đảm bảo mỗi giao dịch là bất biến và không thể hủy bỏ. Nói cách khác, chúng ta không thể giao dịch những gì không phải là của mình trên Blockchain, từ bất động sản, tài sản trí tuệ, hay các quyền nhân thân.
Chúng ta cũng không thể giao dịch những thứ không được ủy quyền với vai trò là người đại diện, như luật sư hoặc giám đốc công ty. Chúng ta không thể hạn chế được các quyền con người về tự do ngôn luận, hội họp và tôn giáo.
Hợp đồng thông minh (Smart Contract)
Đây là một thuật ngữ diễn tả khả năng tự động tạo ra các điều kiện và tiến hành các thỏa thuận của hệ thống máy tính bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain. Tất cả quá trình hoạt động của Smart Contract đều được thực thi một cách tự động và không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Có thể nói hợp đồng thông minh là sự tiến hóa của Blockchain.
Tại sao Blockchain không thể hack cũng như không thể điều chỉnh thông tin?
Công nghệ Blockchain hoạt động trên cơ chế chuỗi các khối, nghĩa là thông tin ban đầu được lưu ở khối thứ nhất, thông tin tiếp theo được lưu vào khối thứ hai, khối thứ hai sẽ được kết nối vào khối thứ nhất theo một Liên kết đặc biệt. Khối thứ ba, thứ tư, thứ năm cũng sẽ được liên kết như vậy.
Với Liên kết đặc biệt như thế, chỉ cần một khối bị thay đổi thông tin, thì các khối liên kết phía sau đều được cho là có Lỗi. Khi đó, chuỗi các khối đã không còn chính xác và hệ thống sẽ bị vô hiệu hóa. Chính điều này khiến các chuỗi của hệ thống thông tin luôn an toàn, không ai có thể thay đổi được.
Liên kết đặc biệt thực ra là một đoạn mã. Khi khối đầu tiên được tạo ra, nó sẽ chứa thông tin sẽ chứa các thông tin (ví dụ: Khối 1: thông tin 1: A chuyển tiền cho B xxx đồng), tiếp theo khối được gắn một đoạn mã là Hash (mã băm) dài 25 ký tự bao gồm cả số và chữ
Tuy nhiên mã Hash thứ 2 chỉ hợp lệ khi thỏa mãn một điều kiện ngẫu nhiên của hệ thống đưa ra. Do thông tin của khối 2 và mã Hash của khối 1 đã cố định, chỉ có số Nonce là có thể thay đổi, nên máy tính trong hệ thống đọc coin sẽ phải liên tục thử các số Nonce bất kì cho đến khi tạo ra được mã Hash thỏa mãn điều kiện của hệ thống đưa ra.
Khi máy tính đầu tiên tìm ra số Nonce phù hợp, các máy tính còn lại sẽ dùng số Nonce đó để kiểm tra xem có đúng hay không, nếu như đúng thì khối thứ 2 sẽ được nối với khối thứ nhất. Khối thứ ba và những khối còn lại cũng được liên kết theo cách tương tự.
Nếu hacker muốn thay đổi thông tin để chiếm đoạt tiền, họ sẽ phải thay đổi tất cả mã hash của các khối sau đó cho phù hợp với khối mà họ đã thay đổi. Hơn nữa, với Bitcoin, hệ thống sẽ tự cập nhật trong 10 phút, nghĩa là trong thời gian đó hacker phải đổi toàn bộ mã hash của tất cả máy tính trong toàn cầu. Điều này chắc chắn không thể xảy ra, vì vậy, Blockchain thực sự rất an toàn và bảo mật. Đây chính là công nghệ lưu trữ thông tin trong tương lai
Tiềm năng phát triển trong tương lai và ứng dụng của Blockchain
Hiện nay, một số quốc gia đang rất quan tâm đến công nghệ Blockchain và ban hành nhiều chính sách liên quan tạo môi trường thúc đẩy, phát triển công nghệ mới này. Nhiều cơ quan nhà nước trên thế giới đã có kế hoạch đầu tư vào blockchain để quản lý các giao dịch tài chính, tài sản, hợp đồng và việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức trong những năm tới.
Tại Việt Nam, việc sớm nghiên cứu và áp dụng công nghệ này cũng sẽ là cơ hội để Việt Nam chủ động bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Hiện công ty cổ phần MISA đã có giải pháp hóa đơn điện tử áp dụng thành công blockchain.
Với tiềm năng to lớn của Blockchain, nhiều khả năng trong tương lai gần những ứng dụng kỹ thuật này sẽ làm biến đổi đáng kể cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ Blockchain cũng cần được các nhà quản lý giám sát và điều tiết một cách phù hợp nhằm tuân theo đúng quy định của pháp luật.
Trong số các nguy cơ và thách thức mà blockchain đang đối mặt, khi muốn áp dụng blockchain, các cơ quan, đơn vị, nhà nước hay tư nhân cần trang bị cho mình kiến thức, bản lĩnh, và nhân lực sẵn sàng đối mặt với sự phát triển của nền kinh tế, tài chính và công nghệ trong một tương lai không xa.
Xem thêm:
Đầu tư tiền ảo là gì? Tìm hiểu xu hướng đầu tư tiền ảo tại Việt Nam năm 2021
Hy vọng với những kiến thức trên, các bạn đã hiểu được những đặc trưng cơ bản của Blockchain cũng như ứng dụng của chúng. libra24h.com chúc các bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Phạm Trang