1. Giới thiệu mô hình Chữ nhật Rectangle
Mô hình chữ nhật là một hình được hình thành khi giá bị “nhốt” trong 2 đường hỗ trợ và kháng cự ngang nằm song song.
Mô hình chữ nhật phản ánh giai đoạn cô đọng hoặc chưa quyết định của phe mua và phe bán nên giữa lực cung và cầu đang khá cân bằng.
Giá có thể chạm vào hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi phá vỡ. Sau đó, giá sẽ đi theo hướng nó đã phá vỡ.
Trong ví dụ bên trên, có thể thấy rằng giá bật vào 2 vùng hỗ trợ và kháng cự song song với nhau. Chúng ta chỉ cần đợi giá phá vỡ một trong 2 phía và đi theo hướng đó.
- Bạn đọc tham khảo thêm: Công cụ Ichimoku
Lưu ý khi bạn thấy mô hình chữ nhật, bạn hãy nghĩ về việc giá phá vỡ chữ nhật.
2. Chữ nhật giảm – Bearish Retangle
Chữ nhật giảm được hình thành khi giá cô đọng lại trong một giai đoạn hiểm. Mô hình này xảy ra bởi vì phe bán có thể đang cần một khoảng dừng để “lấy hơi” trước khi tiếp tục đẩy giá giảm.
Trong ví dụ này, giá phá vỡ đáy của chữ nhật và tiếp tục đi xuống.
Đây là một mẹo: một khi giá phá vỡ bổ trợ, nó thường đi một đoạn bằng chiều rộng của mô hình chữ nhật. Như trong ví dụ trên, giá thậm chí còn đi xa hơn mục tiêu.
3. Chữ nhật tăng – Bullish Rectangle
Đây là một ví dụ khác về chữ nhật, một ví dụ về chữ nhật tăng điểm. Sau một giai đoạn tăng, giá dừng lại một chút. Bạn có thể đoán xem giá đi đâu tiếp không?
Nếu bạn trả lời “tăng tiếp”, bạn đã đúng. Hãy xem hướng phá vỡ mạnh lên trên của giá.
Giá đi rất nhanh, lên trên sau khi phá vỡ cạnh trên của chữ nhật.
Cũng như chữ nhật giảm, ở đây, một khi giá phá lên, nó sẽ đi một đoạn đúng bằng chiều rộng của chữ nhật.
Nguồn: Tổng hợp
Coelho24