Sóng Elliott luôn có cấu tạo sóng nằm trong sóng. Trong các sóng lớn luôn chứa các sóng nhỏ, trong các sóng nhỏ lại có các sóng nhỏ hơn. Hơn nữa sóng Elliott còn được chia ra thành rất nhiều cấp độ. Các con số trong chu kỳ sóng Elliott đều là các con số trong dãy số Fibonacci. Do vậy, đây chính là mối quan hệ giữa sóng Elliott và dãy Fibonacci. Khi kết hợp giữa Fibonacci và sóng elliott, điều này giống như việc bạn xác định bộ khung xương mà giá sẽ di chuyển. Từ đó, chúng ta có thể thiết lập các chiến lược giao dịch hiệu quả. Hãy cùng libra24h.com tìm hiểu về mối quan hệ thú vị này nhé!
Hiểu đơn giản thì sự kết giữa dãy số Fibonacci và sóng Elliott là hoàn hảo, sử dụng thiết lập các mức hỗ trợ cũng như mức kháng cự cho sóng thị trường. Tức là bạn có thể dựa vào mức giá để xác định tham số của xu hướng.
Bên cạnh đó sóng Elliott còn tạo ra hình dáng các khung sườn. Còn về mức tỷ lệ Fibonacci thì tạo ra những công cụ đo lường biến động giá giao dịch. Mối quan hệ đó được thể hiện thú vị như sau:
1. Các sóng động lực
1.1. Sóng số 1
Sóng đợt đầu chính là một khởi đầu cho hàng chuỗi các sóng chính với nguồn xuất phát sau khi thị trường đầu cơ giá xuống. Chính vì vậy mà rất ít khi có thể nhận biết được sóng 1 này và nó thưởng xảy ra khi thị trường suy thoái.
Có điều rằng, dù là có sóng 1 xuất hiện thì chúng ta cũng không giao dịch thay vào đó là chờ đợi sóng hoàn thành. Tiếp đó mới tính toán biên độ tiếp theo.
1.2. Sóng số 2
Tại mối quan hệ giữa Fibonacci và sóng Elliott thì sóng 2 đóng vai trò điều chỉnh cho sóng 1 với điều kiện đảm bảo riêng. Sóng 2 có thể thoái lui tuy nhiên điều kiện cần đảm bảo là không không giảm quá điểm bắt đầu của sóng 1. Và khối lượng giao dịch sóng 2 cũng sẽ ít hơn sóng 1.
Tại đây, giá sẽ có sự điều chỉnh giảm và nằm trong khoảng 38.2% đến 61.8% thấp hơn mức cao nhất sóng 1 (nhờ sóng con a). So với sóng 1, sóng 2 sẽ điều chỉnh xuống mức giá thấp nhất chủ yếu là tại 3 mức 50%, 61.8% và 76.4% thấp hơn giá tại điểm cao nhất của sóng 1 (nhờ sóng con c đưa giá xuống điểm thấp nhất của sóng 2). Trong các trường hợp khác thì cả sóng 2 cũng sẽ điều chỉnh ít nhất 23.6%.
1.3. Sóng số 3
Riêng về sóng 3 trong mối quan hệ Fibonacci và sóng Elliott thì đây là sóng lớn nhất, mạnh nhất thuộc xu hướng tăng giá.
+ Sóng 3 ít nhất sẽ bằng sóng 1, trừ mô hình LD (Leading Diagonal) và ED (Ending Diagonal) thì sóng 3 ngắn hơn sóng 1.
+ Khi sóng 3 mở rộng và đạt mức dài nhất trong các sóng động lực (sóng 1, sóng 3 và sóng 5) thì sóng 3 sẽ có xu hướng cao hơn độ cao của sóng 1 với tỷ lệ dễ nhận thấy là 161.8%, 261.8% và 461.8%.
1.4. Sóng số 4
Đối với mối quan hệ tương quan trên thì sóng 4 cũng đảm nhận nhiệm vụ riêng biệt đó là điều chỉnh. Theo đó giá sẽ có xu hướng đi xuống tạo ra các hình răng cưa kéo dài cùng mức điều chỉnh là 38.2%, 50% hoặc 61.8% so với điểm cao nhất của sóng 3 nếu sóng 3 không phải là sóng mở rộng.
Nếu sóng 3 rơi vào trường hợp sóng mở rộng thì sóng 4 điều chỉnh chỉ có thể có mức điều chỉnh là 23.6% hoặc là 38.2% so với điểm cao nhất sóng 3. Khối lượng giao dịch tại sóng 4 cũng sẽ thấp hơn khối lượng giao dịch tại sóng 3.
1.5. Sóng số 5
Sóng số 5 trong mối quan hệ hay chính là đợt sóng cuối cùng của các sóng động lực. Thông thường sóng 5 sẽ có độ cao bằng với sóng số 1 hay bằng 1 khoảng là 61.8% so với chiều cao của sóng 1. Đôi khi sóng 5 còn có thể bằng 38.2% hoặc 61.8% so với chiều cao tính từ chân sóng số 1 đến đỉnh sóng số 3.
Cũng có trường hợp sóng 5 mở rộng và bằng 161.8% chiều cao của sóng 3 hay bằng 161.8% tổng chiều cao của sóng 1 và sóng 3. Còn nếu sóng 5 không mở rộng thì sẽ xuất hiện phân kỳ giữa đỉnh với đáy của sóng 3 và sóng 5.
2. Các sóng điều chỉnh
2.1. Sóng điều chỉnh A
Sóng điều chỉnh A cũng là đợt bắt đầu cho các sóng tiếp theo và có mức hồi phục lại là khoảng 38.2% chiều cao của cả 5 sóng trước đó (tức từ điểm bắt đầu sóng 1 đến đỉnh sóng 5), kèm theo đi vào vùng sóng thứ 4.
Sóng này bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A-B-C. Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang rất lạc quan. Mặc dù giá xuống, nhưng phần đông các nhà đầu tư vẫn cho rằng thị trường đang trong xu thế đầu cơ giá lên. Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A.
2.2. Sóng điều chỉnh B
Gia tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A. Sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường đầu cơ giá lên. Đối với những người theo trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển, điểm b chính là vai phải của mô hình Head and Shoulders.
Đặc biệt khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn sóng A. Vào lúc này, những thông tin cơ bản không có những điểm tích cực mới, thế nhưng cũng chưa chuyển hẳn qua tiêu cực. Khả năng hồi giá của sóng B đạt 38.2% hoặc là 61.8% so với chiều cao của sóng điều chỉnh A.
2.3. Sóng điều chỉnh C
Giá có khuynh hướng giảm nhanh hơn các đợt sóng trước. Khối lượng giao dịch tăng . Hầu như tất cả mọi nhà đầu tư đều nhận thấy rõ sự “ngự trị” của xu thế đầu cơ giá xuống trên thị trường, chậm nhất là trong đợt sóng nhỏ thứ 3 của sóng C.
Sóng điều chỉnh C lớn như sóng điều chỉnh A và đôi khi là có mở rộng hơn về chiều dài, độ mở rộng ít nhất là 61.8% so với chiều cao sóng A. Tuy sóng C có thể ngắn và không vượt qua được điểm cuối sóng điều chỉnh A, chú ý tại mô hình Zigzag (ZZ) Running và Flat Running (FL) sẽ nhận thấy rõ.
Dựa vào mối tương quan này ta có thể tìm ra các mức vào lệnh và thoát lệnh của một xu hướng.
Trên thực tế có những sóng có thể đi đúng sóng Elliott nhưng hoàn toàn cũng có thể bị nhiễu hoặc đi không đúng với Elliott. Vì vậy, chúng ta cần tỉnh táo trong quá trình giao dịch để việc giao dịch của chúng ta thực sự hiệu quả.
Xem thêm:
Chiến lược để giao dịch theo Bollinger Bands hiệu quả là gì?
Hy vọng qua những kiến thức trên, libra24h.com đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa Fibonacci và sóng Elliott. Chúc bạn giao dịch thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Chi Nguyễn