Tỷ phú Warren Buffett từng đưa ra nhận xét “Một doanh nghiệp lý tưởng phải tạo ra lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) cao, đồng thời có thể tái đầu tư vốn vào doanh nghiệp đó với lợi nhuận tương đương. Bạn hãy thử tưởng tượng, một công ty A với 100 triệu USD có khả năng tạo lợi nhuận 20%/năm. Sau đó lại tái đầu tư 20 triệu USD và tiếp tục kiếm lời 20% từ 120 triệu USD đó.”
Vậy cụ thể chỉ số ROIC là gì? Tại sao nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett lại xem ROIC là công cụ tuyệt vời để đánh giá một doanh nghiệp tiềm năng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Libra24h.com để tìm được đáp án cho các câu hỏi trên nhé!
1. Chỉ số ROIC là gì?
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư ROIC (Return on Invested Capital) là một chỉ số tài chính dùng để đánh giá hiệu quả sinh lời của vốn đầu tư, trong đó bao gồm cả vốn chủ sở hữu và nợ vay phải trả.
Khi nhìn vào các báo cáo tài chính cuối kỳ, chỉ số này còn cho các nhà đầu tư hoặc chủ doanh nghiệp thấy được khoản lợi nhuận thu được so với vốn đầu tư đã bỏ ra được thể hiện trên bảng cân đối kế toán.
Nếu chỉ số ROIC là 20%, nghĩa là doanh nghiệp tạo ra được 20 đồng lợi nhuận với mỗi 100 đồng vốn đầu tư.
Ngoài ra, so sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư ROIC với chi phí sử dụng vốn bình quân WACC sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá vốn đầu tư có được sử dụng hiệu quả hay không.
Công thức phổ biến nhất để tính toán ROIC:
2. Phân biệt 2 chỉ số ROIC và ROE
ROE (Return on Equity) là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay còn gọi tắt là lợi nhuận trên vốn. Chỉ số này cũng thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp.
Công thức tính ROE:
Nhìn vào cách tính 2 chỉ số thì ta có thể nhận thấy chỉ khác biệt đôi chút ở mẫu số. Nhưng thực tế ROIC lại phản ánh chính xác và đầy đủ hơn so với chỉ số ROE. Đặc biệt là với những doanh nghiệp tăng trưởng bằng nợ vay.
Cụ thể ai cũng biết ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu hay nói cách khác 1 đồng vốn tự có bỏ ra (không vay mượn) thì thu được bao nhiêu đồng lời.
Còn khi tính ROIC, là tính cả vốn chủ sở hữu và nợ vay, việc này giúp chúng ta loại trừ đi những doanh nghiệp dùng đòn bẩy nợ quá cao – vốn khá rủi ro.
Nếu một công ty đã và đang vay nợ rất nhiều, nó có thể làm tăng ROE bởi vì vốn chủ sở hữu là bằng tài sản trừ đi nợ. Công ty càng vay nhiều nợ, vốn chủ sở hữu càng thấp. Việc này sẽ làm thổi phồng chỉ số ROE, nhưng ROIC thì không.
3. Ý nghĩa của chỉ số ROIC
Nếu đã hiểu rõ ROIC là gì, bạn hẳn đã thấy tầm quan trọng của nó khi khi đánh giá quyết định một khoản đầu tư nào đó. Trong quá trình phân tích đầu tư, chỉ số này sẽ cho bạn biết nhiều điều về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
3.1. ROIC giúp các cổ đông thấy rõ được giá trị của doanh nghiệp tăng hay giảm
Hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều đi vay ngân hàng để phục vụ sản xuất, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp lại gặp phải tình trạng lãi chi trả ngân hàng lớn hơn mức lợi nhuận thu về. Điều này cho thấy giá trị thực tế của doanh nghiệp đã giảm.
3.2. ROIC là thước đo để doanh nghiệp tạo ra được giá trị lớn và lâu dài
Trong trường hợp cả hai doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng một ngành nghề từng bỏ ra khoản tiền đầu tư ngang nhau nhưng chỉ số ROIC này lại không giống nhau.
Khi đó, công ty nào có mức ROIC lớn hơn thì sẽ tạo ra tổng lợi nhuận EBIT lớn hơn. Để cải thiện tốc độ tăng trưởng, doanh nghiệp có thể phải gia tăng vốn đầu tư.
3.3. ROIC giúp đánh giá được năng lực quản lý doanh nghiệp
Thực tế những doanh nghiệp chỉ số ROIC cao thường lựa chọn chi trả dòng tiền của họ thông qua cổ tức thay vì phải tái đầu tư. Điều này cho biết, doanh nghiệp chưa tìm ra cơ hội đầu tư như trong dài hạn. Đây là một yếu kém trong khâu bảo quản lý, sử dụng đồng tiền.
4. Chỉ số ROIC và WACC
Chỉ số ROIC được thể hiện dưới dạng giá trị 12 tháng và thường được so sánh với chi phí sử dụng vốn bình quân WACC của doanh nghiệp để đánh giá liệu doanh nghiệp có khả năng tạo ra giá trị không.
Nếu ROIC lớn hơn WACC thì thể hiện doanh nghiệp có khả năng tạo lợi nhuận và kỳ vọng sẽ được giao dịch ở giá cao.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp có ROIC nhỏ hơn WACC thì kém hấp dẫn nhà đầu tư vì chúng không mang lại giá trị cho họ. Tuy nhiên, trên lý thuyết, doanh nghiệp có ROIC giữ vững với hơn 10% và có xu hướng tăng qua từng năm vẫn thể hiện là một doanh nghiệp có hoạt động tốt.
Trong trường hợp doanh nghiệp cụ thể, để xác định hiệu quả tạo lợi nhuận của doanh nghiệp, ta nên xác định ROIC nên cao hơn 2% so với chi phí vốn của doanh nghiệp đó.
Riêng với doanh nghiệp Việt Nam, tỷ suất ROIC trung bình của doanh nghiệp niêm yết khoảng từ 12% đến 14% và lợi suất tiền gửi tiết kiệm khoảng 8% thì một doanh nghiệp hoạt động tốt. Nên có khoảng ROIC tối thiểu 21% để đủ hấp dẫn, với nhà đầu tư và doanh nghiệp nổi bật trong ngành thì nên có ROIC trên 30%.
- Bạn đọc tham khảo:
Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC là gì? Công thức tính WACC
Như vậy những thông tin về tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư ROIC đã được Libra24h.com trình bày cụ thể trong bài viết trên. Hy vọng bạn đọc đã học thêm được nhiều kiến thức tài chính bổ ích. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Phạm Hằng