Để đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, có rất nhiều cách ta có thể sử dụng. Một trong số đó phải kể đến các chỉ số như ROA, ROE và ROS là những chỉ số cơ bản cũng vô cùng quan trọng, được sử dụng trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu bạn đang thắc mắc về ba chỉ số này, hãy cùng libra24h.com tìm hiểu nhé!
1. Chỉ số ROA là gì?
ROA (Return on Assets) còn được gọi là tỷ số lợi nhuận trên sàn. ROA là chỉ số thể hiện mối quan hệ giữa mức sinh lợi của công ty so với chính tài sản của nó. Dựa vào ROA chúng ta có thể biết được hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để thu lợi nhuận.
Đây là chỉ số đo lường mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó. Vì vậy, chỉ số này sẽ cho biết một công ty sử dụng tài sản để kiếm lời hiệu quả như thế nào.
Cách tính chỉ số ROA
Ví dụ: Các chỉ số của Vinamilk năm 2014 như sau:
Lợi nhuận sau thuế = 6.068.202.966
Tổng tài sản = 25.770.138.061
Vậy ta được chỉ số ROA của VNM năm 2014 xấp xỉ 23.55
Ý nghĩa của chỉ số ROA
-
Chỉ số ROA cho ta biết với 100 đồng đầu tư vào tài sản, công ty đó thu về được bao nhiêu lợi nhuận. Đó chính là hiệu suất chuyển hóa lợi nhuận.
-
Theo Warren Buffett, chỉ số ROA được coi như tiếng nói của doanh nghiệp.
-
ROA cần lớn hơn 10%
2. Chỉ số ROE là gì?
ROE (Return on Equity) là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay còn gọi tắt là lợi nhuận trên vốn. Chỉ số này thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp.
Cách tính chỉ số ROE
Trong đó:
-
Lợi nhuận ròng: là lợi nhuận sau thuế (nếu công ty không có công ty con), là lợi nhuận sau thuế của Cổ đông công ty mẹ (nếu công ty đó có công ty con)
-
Vốn chủ sở hữu: là toàn bộ vốn của Cổ đông công ty đó (gồm cả: vốn điều lệ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,…)
Ý nghĩa của chỉ số ROE
-
Chỉ số ROE cho ta biết với 100 đồng góp vốn vào công ty, mỗi năm ta thu được bao nhiêu lợi nhuận.
-
Chỉ số ROE cần đạt trên 10% (thậm chí là 15%)
- Mối quan hệ giữa chỉ số ROE và R (tỉ lệ vay ngân hàng): Vì lãi ngân hàng trung bình năm khoảng 7.9% nên ta mong đợi ROE lớn hơn R càng nhiều càng tốt.
- Tuy nhiên, chỉ số ROE có thể dễ dàng bị bóp méo bằng nhiều thủ đoạn như mua lại cổ phiếu quỹ. Điều đó giúp chỉ số EPS tăng và giảm giá trị sổ sách (BVPS). Như vậy, chỉ số ROE sẽ tăng.
Để hiểu hơn về chỉ số EPS, bạn có thể tham khảo bài viết Chỉ số cơ bản EPS trong chứng khoán tại libra24h.com
3. Chỉ số ROS là gì?
Chỉ số ROS (Return on Sales) là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu hay còn gọi là tỷ suất sinh lời trên doanh thu hay suất sinh lời của doanh thu. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho nhà đầu tư và doanh thu của công ty.
Cách tính chỉ số ROS
Ý nghĩa của chỉ số ROS
-
Chỉ số ROS cho ta biết với 100 đồng doanh thu thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Vì ROS thể hiện lợi nhuận/doanh thu, tức là chiếm bao nhiêu phần trăm so với doanh thu. Doanh thu là con số dương. Vậy nên:
-
Khi ROS > 0: Công ty kinh doanh có lãi, khi ROS càng lớn thì lãi càng lớn.
-
Khi ROS âm: Công ty đang bị lỗ.
Tuy nhiên ROS phụ thuộc vào đặc tính của từng ngành nghề, muốn đánh giá công ty thì nên đánh dựa trên mặt bằng trung bình ngành, nếu ROS > ROS trung bình ngành, công ty tốt hơn so với trung bình ngành, cũng như so sánh với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
4. Mối quan hệ giữa ROA – ROS và ROE
ROS, ROA, ROE đều là các chỉ số được sử dụng để đánh giá xem công ty có đang hoạt động hiệu quả hay là không. Trong đó ROS được tính dựa trên hoạt động kinh doanh còn ROE và ROA sẽ được lấy từ bảng cân đối kế toán. Những chỉ số này có mối quan hệ tương đồng về mặt xu hướng đối với nhau.
Bên cạnh đó, ROS và vòng quay tài sản thường sẽ có xu hướng trái ngược nhau. Vì thế khi đánh giá tỷ số ROS người ta thường tìm hiểu nó kết hợp cùng với vòng quay tài sản.
Công thức tính của các chỉ số:
ROS = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu.
Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản.
ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản.
ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu.
Dựa vào công thức này ta có thể thấy được nếu vòng quay tài sản không đổi, tỉ số ROS tăng sẽ giúp cho ROA tăng tương ứng. Khi đó nhận xét được doanh nghiệp quản lý tốt chi phí trong kỳ.
Còn nếu như ROS giảm thì tỷ số ROA cũng giảm, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp quản lý chi phí chưa đạt hiệu quả.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán cho người mới bắt đầu
Hy vọng qua những kiến thức trên, libra24h.com đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về chỉ số ROA – ROE – ROS. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Chi Nguyễn