Sóng elliott (Elliott wave) là công cụ rất quan trọng trong nền tảng lý thuyết của phân tích kỹ thuật. Thực tế, lý thuyết sóng Elliott có thể giúp các nhà giao dịch nhìn rõ hành vi thị trường với tỷ lệ chính xác cao. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng vô cùng phức tạp khiến các nhà đầu tư mất nhiều năm nghiên cứu để thành thạo. Do đó, trong bài viết này libra24h.com sẽ giúp các bạn hiểu rõ.
1. Lý thuyết sóng Elliott là gì?
Lý thuyết sóng Elliott được phát triển bởi một kế toán chuyên nghiệp, một tác giả nổi tiếng người Mỹ – Ralph Nelson Elliott (28/07/1871 – 15/01/1948).
Lý thuyết này ra đời dựa trên quan điểm “kết quả của diễn biến tâm lý đám đông chính là sự hình thành các mô hình và xu hướng của giá cả trên thị trường”.
Tâm lý và hành vi của đám đông diễn ra một cách tự nhiên nhưng thường tuân theo một chu kỳ nhất định, có lúc hưng phấn, có lúc bi quan nên kết quả của nó chính là những chuyển động của giá cũng sẽ tuân theo những chu kỳ giống như thế, lúc tăng lúc giảm. Những chu kỳ tăng giảm này đều được xác định bởi các mô hình riêng biệt, mà tác giả gọi là sóng, và được lặp đi lặp lại.
Xem thêm:
Lý thuyết DOW là gì? Cần biết những gì về lý thuyết quan trọng này?
Không phải là một chỉ báo kỹ thuật hay phương pháp giao dịch nào cụ thể nhưng Lý thuyết sóng Elliott giúp nhà giao dịch xác định và nhận biết xu hướng thị trường một cách tường tận nhất có thể và được áp dụng rộng rãi trên nhiều loại thị trường tài chính khác nhau như chứng khoán, forex, tiền điện tử và cả hàng hóa, bất kể thị trường nào bị tác động bởi hành vi của đám đông đều có thể sử dụng Lý thuyết sóng Elliott.
2. Cấu trúc sóng Elliott
Sau khi đã hiểu được khái niệm và ý nghĩa của sóng elliott, yếu tố quan trọng tiếp theo mà các nhà giao dịch forex cần nắm được là cấu trúc của mô hình sóng này. Cụ thể, Elliott wave chỉ ra rằng xu hướng thị trường di chuyển theo 2 giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là sóng động lực (impulse waves) , giai đoạn thứ hai là sóng điều chỉnh (corrective waves).
2.1. Mô hình sóng động lực (impulse waves)
Mô hình sóng động lực bao gồm 5 sóng đầu tiên như hình vẽ. Sóng 1, 3, 5 là những sóng tăng và sóng 2 và 4 là những sóng giảm. Độ dài của những con sóng này nhất thiết phải bằng nhau. Đặc điểm của những con sóng này như sau:
- Sóng 1 biểu thị giai đoạn thị trường bắt đầu đi lên. Điều này là do một số nhà đầu tư nhận thấy giá đang ở thời điểm thích hợp để mua, do đó họ đặt lệnh mua vào khiến giá bị đẩy lên cao.
- Sóng 2 được hình thành khi nhà đầu tư dừng mua và đóng lệnh vì cảm thấy lợi nhuận đã đạt mục tiêu. Đây là nguyên nhân khiến giá giảm một chút nhưng sẽ không giảm xuống thấp như đáy 1.
- Sóng 3 được hình thành khi giá có sự tăng nhẹ là thời cơ thuận lợi để nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào thị trường, làm giá bị đẩy lên cao hơn. Đây cũng thường là sóng mạnh và dài nhất.
- Sóng 4 xuất hiện khi nhiều nhà giao dịch chốt lời vì nhận thấy thị trường đã tăng đủ. Sóng này được đánh giá là yếu hơn các sóng trước vì còn nhiều nhà giao dịch kỳ vọng giá sẽ tăng cao nữa để vào lệnh với giá tốt hơn.
- Sóng 5 là giai đoạn đa số tất cả mọi người đều “đổ xô” vào thị trường để mua một cách ồ ạt. Điều này khiến giá trở nên đắt hơn bao giờ hết.
Đặc biệt, một vấn đề các bạn cần lưu tâm là trong 3 sóng đẩy 1, 3, 5 thì luôn có một sóng mở rộng hơn hai sóng còn lại, nói một cách dễ hiểu là luôn có một sóng dài nhất trong 3 sóng, thường là sóng 3 hoặc sóng 5.
2.2. Mô hình sóng elliott điều chỉnh (corrective waves)
Sau giai đoạn sóng động lực chính là mô hình sóng điều chỉnh (sóng hồi), gồm các hành động giá đi ngược lại với xu hướng chính hiện tại. Ví dụ khi thị trường đang đi trong xu hướng chủ đạo là đi lên, thì sóng điều chỉnh có thể là những đợt sóng đi ngang hoặc đi xuống.
Nếu mô hình sóng động lực đánh số các sóng theo thứ tự từ 1 đến 5 thì các sóng điều chỉnh được ký hiệu theo bảng chữ cái là a,b,c.
Chú ý rằng, cấu tạo mô hình sóng điều chỉnh không bao giờ quá 5 sóng, thường sẽ bao gồm 3 sóng.
Sóng điều chỉnh có 3 dạng mô hình căn bản, là nguồn gốc phát triển của 18 mô hình còn lại: mô hình Zig-zag, mô hình phẳng và mô hình tam giác.
2.2.1. Mô hình Zig-Zag
Như đã đề cập ở trên, mô hình này gồm những bước giá đi ngược chiều với xu hướng chủ của thị trường trước đó. Cụ thể, sóng A và sóng C thường có chiều dài lớn hơn sóng B.
Mặt khác, trong một đợt điều chỉnh, thị trường có thể xuất hiện 2-3 mẫu hình zig-zag liên tiếp nhau. Và trong mỗi sóng của mô hình zig-zag, ta có thể chia chúng thành các mô hình sóng đẩy (mô hình 5 sóng), người ta gọi đây là mô hình sóng trong sóng.
Để hiểu hơn về Bull- Bear market, bạn có thể tham khảo bài viết:
Bull Market – Bear Market là gì? Người mới bắt đầu cần biết gì về hai thị trường này?
2.2.2. Mô hình phẳng
Mô hình phẳng là dạng sóng hồi di chuyển nằm ngang (sideways) khá quen thuộc. Với dạng mô hình này, chiều dài của từng sóng tương đối bằng nhau. Trong đó, sóng A và sóng C cùng chiều với nhau nhưng ngược chiều với sóng B. Trong một số trường hợp, sóng B có thể vượt qua đỉnh ban đầu của sóng A.
2.2.3. Mô hình hình tam giác
Mô hình tam giác này có đặc điểm hơi khác so với mẫu hình giá tam giác mà các bạn đã tìm hiểu trong phân tích kỹ thuật. Cụ thể, mô hình trên được tạo thành bởi hai đường kháng cự và hỗ trợ có thể phân kỳ hoặc hội tụ nhau. Nó bao gồm 5 sóng chuyển động trong giới hạn của hai đường xu hướng và di chuyển trong xu hướng sideway.
Hình dáng của mô hình tam giác khá đa dạng, có thể là hình tam giác mở rộng, tam giác cân, tam giác tăng dần hoặc tam giác giảm dần…
3. Ba quy tắc chính của sóng elliott
Khi giao dịch sử dụng lý thuyết sóng Elliott, các nhà đầu tư bắt buộc phải tuân thủ 3 nguyên tắc dưới đây:
- Quy tắc thứ nhất: Sóng 3 luôn có chiều dài nhất trong 3 sóng đẩy 1, 3 và 5.
- Quy tắc thứ hai: Sóng 2 không được lùi xuống thấp hơn điểm khởi đầu của sóng 1.
- Quy tắc thứ 3: Đáy của sóng 4 không được chạm tới đỉnh sóng 1.
Ngoài ra, khi giao dịch với mô hình sóng Elliott, một số đặc điểm có thể thay đổi tùy vào biến động thị trường:
- Trong một vài trường hợp, đỉnh của sóng 5 có thể không vượt qua đỉnh của sóng 3.
- Sóng 3 thường mở rộng và rất dài.
- Sóng 2 và 4 thường vượt ra khỏi các điểm Fibonacci Retracement (mức thoái lui Fibonacci).
4. Mối quan hệ giữa sóng Elliott và Fibonacci
Vào năm 1930, Nelson Elliott đã nghiên cứu và phát minh ra nguyên tắc sóng nhưng lại chưa áp dụng được nguyên tắc này vào giao dịch thực tiễn vì rất khó để tìm ra điểm vào lệnh. Thời điểm đó, nhiều nhà đầu tư cho rằng sóng elliott là lý thuyết suông và không có tính ứng dụng cao.
Mãi đến năm 1940, ông kết hợp dãy số Fibonacci vào mô hình sóng Elliott. Điều này đã giúp ông khắc phục được những nhược điểm trước đây của nguyên tắc sóng. Từ đó, lý thuyết sóng Elliott được rất nhiều nhà đầu tư đón nhận và “sùng bái”. Một tỷ phú thương nhân người Mỹ còn từng khẳng định rằng lý thuyết sóng Elliott là một trong “bốn Kinh Thánh của kinh doanh”.
Qua đó có thể nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa nguyên lý sóng elliott và dãy số fibonacci là vô cùng mật thiết. Cụ thể, lý thuyết sóng Elliott tạo ra hình mẫu khung sườn còn tỷ lệ Fibonacci là các thước đo giúp đo lường cả về biên độ biến động giá và thời gian kết thúc. Sự kết hợp này được nhiều nhà giao dịch đánh giá là một sự liên kết khoa học.
Các mục tiêu quan trong theo dãy số Fibonacci thường thể hiện ở các mức kháng cự và hỗ trợ. Mặt khác, giữa các con sóng được liên kết với nhau bằng một sóng khác sẽ cho mối liên hệ fibonacci đáng tin cậy hơn so với trường hợp giữa hai sóng liền kề nhau. Cụ thể, trong một chuỗi sóng đẩy, độ dài của sóng 5 sẽ chịu tác động bởi độ dài của sóng 3 chứ không phải độ dài của sóng 4.
Xem thêm:
Các trường phái đầu tư và bí quyết thành công trên thị trường chứng khoán
Hy vọng qua những kiến thức trên, libra24h.com đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Lý thuyết sóng Elliott – một lý thuyết quan trọng trong trường phái phân tích kỹ thuật. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Chi Nguyễn