Trước khi quyết định đầu tư vào bất cứ doanh nghiệp nào, chắc hẳn các nhà đầu tư sẽ phải “cân đo đong đếm” rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, có một vài chỉ số được cho là quan trọng trong việc đánh giá doanh nghiệp như hiệu suất sử dụng tài sản, tỷ suất sinh lời, chỉ sống tăng trưởng bền vững,… Hãy cùng libra24h.com tìm hiểu về các cách tính của những chỉ số quan trọng này nhé!
1. Chia doanh thu cho tổng tài sản
Đây là tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản, phần trăm doanh thu hàng năm tính trên tổng tài sản.
Tỷ lệ này cho biết mức độ hiệu quả trong việc điều hành, phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đầu tư tài sản phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì tỷ số này sẽ cho biết với tài sản mà doanh nghiệp đầu tư vào sẽ thu lại được bao nhiêu doanh thu.
Nếu chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản càng tăng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao, có kế hoạch hợp lý. Nếu chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp, điều này thể hiện doanh nghiệp khi đầu tư vào tài sản, kinh doanh chưa mang lại hiệu quả và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Tổng tài sản cuối năm là 100 tỷ đồng. Tổng doanh thu cả năm là 25 tỷ đồng. Tỷ lệ sử dụng tài sản là 25/100, hay 25%, có nghĩa là mỗi năm bạn tạo được doanh thu tương đương 25% tổng tài sản.
2. Chia lợi nhuận ròng cho tổng doanh thu
Đây là tỷ suất sinh lời của công ty, hay tỷ lệ phần trăm trong tổng doanh thu được giữ lại cuối năm sau khi thanh toán mọi chi phí. (Lợi nhuận ròng bằng doanh thu trừ chi phí).
Tỷ suất này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
Ví dụ: Lợi nhuận ròng là 5 tỷ đồng. Tỷ suất sinh lời là 5/25, hay 20%, có nghĩa là hàng năm bạn giữ lại cho công ty 20% doanh thu, phần còn lại thanh toán chi phí kinh doanh.
3. Chia tổng nợ cho tổng vốn chủ sở hữu
Đây là tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty, thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa vốn doanh nghiệp huy động được bằng việc đi vay với vốn chủ sở hữu bỏ ra. Tỷ lệ này được đưa ra để xem xét nguồn vốn thực có của doanh nghiệp cũng như cách sử dụng có đem lại hiệu quả cao trong suốt một thời gian.
Khi áp dụng tỷ số này sẽ cho thấy năng lực quản lý nợ và quy mô tài chính đang có của một doanh nghiệp. Tính toán với tỷ lệ này để biết chỉ số nợ công ty đang dùng để điều hành hoạt động và đòn bẩy tài chính có sẵn.
Ta có thể nhìn thấy rõ con số này trong bảng cân đối kế toán và tờ báo cáo tài chính ở từng thời kỳ.
Tỷ lệ này càng nhỏ thì khả năng tài chính của doanh nghiệp càng tốt. Nếu tỷ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là doanh nghiệp đang khó có thể trả được các khoản nợ theo những điều kiện tài chính thắt chặt, hoặc có sự kém cỏi trong quản lý, hoặc cũng có thể dòng tiền của doanh nghiệp sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay.
Tuy nhiên, để xác định thực chất khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và mức độ phụ thuộc vào các khoản nợ thì cũng phải phân tích bản chất từng khoản nợ, chủ nợ là ai, và áp lực trả nợ như thế nào.
Ví dụ: Tổng nợ là 50 tỷ đồng. Tổng vốn chủ sở hữu là 50 tỷ đồng. Vậy tỷ lệ sử dụng tài chính là 100%
4. Nhân tỷ lệ sử dụng tài sản, tỷ suất sinh lời và tỷ lệ sử dụng tài chính với nhau
Nhân ba tỉ lệ vừa được tính ở trên với nhau, ta được tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Như cái tên của nó, chỉ số ROE là một chỉ số đo lường khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Cũng có thể hiểu rằng chỉ số này đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty.
ROE là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư tiềm năng. Vì họ muốn xem công ty sẽ sử dụng tiền của họ để tạo ra lợi nhuận hiệu quả như thế nào. Tỷ lệ này thường được sử dụng để so sánh sức khỏe của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành và với thị trường rộng lớn hơn.
Ví dụ: Nhân ba tỉ số (tài sản sử dụng, lợi nhuận, tài chính sử dụng) với nhau 25% x 20% x 100% được chỉ số ROE bằng 5%.
5. Chia tổng giá trị cổ tức cho lợi nhuận ròng
Đây là tỷ lệ chi trả cổ tức, phần trăm thu nhập chi trả cho cổ đông.
Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng trả cho mỗi cổ phần, bằng tiền mặt hoặc tài sản khác từ nguồn lợi nhuận được giữ lại của công ty, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài chính.
Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của tỷ lệ chi trả cổ tức là mức độ tăng trưởng của công ty. Một công ty có định hướng tăng trưởng nhằm mục đích mở rộng phát triển sản phẩm và chuyển sang các thị trường mới, được dự kiến sẽ tái đầu tư hầu hết hoặc tất cả lợi nhuận của họ, vì vậy công ty có thể được chấp nhận với tỷ lệ chi trả thấp hoặc thậm chí bằng 0.
Mặt khác, một công ty đã được thành lập lâu có thể kiểm tra sự kiên nhẫn của các cổ đông khi chi trả cổ tức.
Ví dụ: Lợi nhuận ròng là 5 tỷ đồng. Giá trị cổ tức là 0,5 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức sẽ là 0,5/5 = 10%.
6. Trừ 100% cho tỷ lệ chi trả cổ tức
Đây là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại của công ty, hay phần trăm thu nhập ròng được công ty giữ lại sau khi chi trả cổ tức.
Ví dụ: 100% – 10% = 90% là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại.
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại công ty rất quan trọng vì chỉ số này cho biết số thu nhập sẽ chi trả cho cổ tức trong tỷ lệ tăng trưởng bền vững và giả định việc tiếp tục trả cổ tức với tỷ lệ như vậy trong tương lai.
7. Nhân tỷ lệ lợi nhuận giữ lại với chỉ số ROE
Chỉ số này mô tả lợi nhuận thu được từ việc đầu tư kinh doanh mà không phải phát hành thêm cổ phiếu, đầu tư thêm vào vốn chủ sở hữu, vay thêm nợ hay tăng lợi nhuận cận biên.
Tỷ lệ tăng trưởng bền vững liên quan đến việc tối đa hóa tăng trưởng doanh số và doanh thu mà không tăng đòn bẩy tài chính. Đạt được tỉ lệ tăng trưởng bền vững có thể giúp một công ty tránh sử dụng đòn bẩy quá cao và gặp khó khăn tài chính.
Đạt được tỷ lệ tăng trưởng bền vững là mục tiêu của mọi công ty. Điều quan trọng là so sánh tỷ lệ tăng trưởng bền vững tối ưu của công ty với các công ty tương tự trong ngành và tìm hiểu về cách các công ty bị ảnh hưởng bởi vòng đời kinh doanh của ngành.
Ví dụ: Nhân chỉ số ROE vừa được tính với tỷ lệ lợi nhuận giữ lại 5% x 90% để được tỷ lệ tăng trưởng bền vững là 4,5%. Như vậy, doanh nghiệp có thể đạt tỷ lệ tái đầu tư lợi nhuận là 4,5% hàng năm.
Xem thêm:
Đọc hiểu ngôn ngữ kinh doanh – Bí quyết phân tích tài chính nắm chắc trong tay
Phân tích cơ bản trong chứng khoán là gì?
Hy vọng qua những kiến thức trên, libra24h.com đã giúp các bạn nắm được một số cách tính về những chỉ số quan trọng của doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Chi Nguyễn