Trong phần 2 của bài “6 bước để phân tích cơ bản một ty”, libra24h.com đã chỉ ra cách phân tích Báo cáo tài chính của một công ty, nhằm cho thấy tình hình hoạt động tài chính của công ty đó. Tuy nhiên, rất khó để sử dụng những số liệu đó để đánh giá hiệu quả kinh doanh theo thời gian và so sánh với các công ty khác vì mỗi công ty có những đặc điểm khác nhau.
Vì vậy, ở phần này, libra24h.com sẽ đề cập về cách sử dụng các chỉ số tài chính thay vì các thông số trong báo cáo tài chính để có thêm thông tin phù hợp, và hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các yếu tố (ví dụ: thu nhập ròng và doanh thu, ..) trong báo cáo tài chính của công ty.
4. Phân tích các chỉ số tài chính của công ty
a. Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính
Phân tích các chỉ số tài chính của công ty tập trung chủ yếu vào 4 chỉ số:
Tính thanh khoản: là một nhóm số liệu tài chính quan trọng được sử dụng để xác định khả năng thanh toán những khoản nợ trong ngắn hạn của công ty mà không cần phải huy động vốn bên ngoài.
Chỉ số lợi nhuận: là một loại thước đo tài chính được sử dụng để đánh giá khả năng tạo thu nhập của một doanh nghiệp so với doanh thu, chi phí hoạt động, tài sản trên bảng cân đối kế toán hoặc vốn chủ sở hữu của cổ đông.
Tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu: đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp và cho thấy mối quan hệ của tổng tài sản của công ty với phần sở hữu của các cổ đông.
Tỷ lệ hoàn vốn: Được sử dụng để thể hiện khả năng của một công ty trong việc tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông của mình.
Một số lưu ý khi tính toán các chỉ số tài chính
- Nên so sánh với kỳ trước: để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp theo chiều ngang.
- Nên so sánh với doanh nghiệp cùng ngành hoặc với trung bình ngành, qua đó đánh giá điểm mạnh – yếu của doanh nghiệp.
- Khi tính toán các chỉ số, bạn cần quan tâm xem con số đó thể hiện tính thời điểm hay thời kỳ, tại một thời điểm hay cho một giai đoạn, để có thể nhận xét đúng nhất về tình hình doanh nghiệp.
Ví dụ: Những chỉ số tài chính được tính từ Bảng cân đối kế toán sẽ là những con số mang tính thời điểm; còn ở trên Báo cáo kết quả kinh doanh sẽ mang yếu tố thời kỳ.
Xem thêm: Đọc hiểu ngôn ngữ kinh doanh – Bí quyết phân tích tài chính nắm chắc trong tay
b. Tính thanh khoản
Doanh nghiệp cần phải duy trì được một lượng vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp các khoản nợ ngắn hạn, duy trì hàng tồn kho để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.
Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta sử dụng các chỉ số thanh toán để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
-
Chỉ số thanh toán hiện hành
Cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán.
Theo một số tài liệu nước ngoài, khả năng thanh toán hiện hành sẽ trong khoảng từ 1 đến 2.
Chỉ số thanh toán hiện hành >1 tức là Tài sản ngắn hạn > Nợ ngắn hạn. Lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn; vì thế tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh ít nhất trong thời gian ngắn.
Trường hợp chỉ số thanh toán hiện hành
Tuy nhiên phân tích chỉ số chỉ mang tính thời điểm, không phản ánh được cả một thời kỳ, một giai đoạn hoạt động của công ty. Vì thế các chỉ số này phải được xem xét liên tục, và phải xác định nguyên nhân gây ra kết quả đó như: từ hoạt động kinh doanh, môi trường kinh tế; yếu kém trong tổ chức, quản lý của doanh nghiệp; các nguyên nhân, yếu tố trên mang tính tạm thời hay dài hạn; khả năng khắc phục của doanh nghiệp, biện pháp khắc phục có khả thi hay không.
Một vấn đề nữa khi đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp qua phân tích chỉ số này là phải loại bỏ các khoản phải thu khó đòi; các khoản tồn kho chậm luân chuyển trong Tài sản ngắn hạn của công ty. Và như vậy, chỉ số thanh toán nhanh hiện hành tăng không có nghĩa là khả năng thanh toán của công ty được cải thiện nếu các tài sản ngắn hạn vẫn bao gồm các khoản phải thu khó đòi, tồn kho chậm luân chuyển khi tính toán.
-
Chỉ số thanh khoản nhanh
Chỉ số thanh toán nhanh cũng đo khả năng huy động tài sản ngắn hạn của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ số này cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Chỉ số này phản ánh chính xác hơn chỉ số thanh toán hiện hành.
Việc loại bỏ hàng tồn kho khi tính toán khả năng thanh toán nhanh là do hàng tồn kho sẽ phải mất thời gian hơn để chuyển chúng thành tiền mặt hơn các khoản mục Tài sản ngắn hạn khác.
Một công ty có chỉ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận. Ngoài ra, nếu chỉ số này nhỏ hơn hẳn so với chỉ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Các doanh nghiệp bán lẻ là những ví dụ điển hình của trường hợp này.
Tương tự như tỷ số thanh toán hiện hành, việc xem xét tỷ số thanh toán nhanh cũng phải xem xét đến các khoản phải thu khó đòi để đảm bảo đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp một cách chính xác nhất.
Ví dụ : Mô tả tính thanh khoản của công ty ABC như thế nào dựa trên thông tin dưới đây?
Tỷ số thanh khoản ngắn hạn của ABC nhỏ hơn 2 và tỷ số thanh khoản nhanh nhỏ hơn 1 cho thấy công ty có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ của mình trong ngắn hạn.
c. Chỉ số lợi nhuận
Doanh nghiệp hoạt động là vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó, lợi nhuận sẽ là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất và kinh doanh. Thông qua phân tích khả năng sinh lời, bạn sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
-
Biên lợi nhuận ròng
Chỉ số này thể hiện: 1 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế? Nó phản ánh hiệu quả trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có chỉ số biên lợi nhuận ròng ổn định và cao hơn đối thủ là những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn, quản trị chi phí tốt. Thậm chí đây còn là những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh đó.
Nguyên nhân là vì khi một doanh nghiệp mới hoạt động hay có một sản phẩm mới thì tỷ số lợi nhuận/doanh thu thường thấp (hoặc thua lỗ) do sản phẩm đang thâm nhập thị trường, nhu cầu chưa cao, giá bán thấp để chiếm lĩnh thị phần dẫn đến doanh thu đạt thấp trong khi chi phí cố định: khấu hao, lãi vay ở mức cao. Nhưng nếu sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường, và nếu kiểm soát tốt các yếu tố chi phí gián tiếp thì tỷ số sẽ có xu hướng tăng.
Nếu một công ty có nhiều sản phẩm hoặc kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và mỗi lĩnh vực có sổ sách kế toán riêng đầy đủ thì việc phân tích tỷ số của mỗi sản phẩm, lĩnh vực sẽ cho 1 cái nhìn tổng thể về các lĩnh vực nào cho kết quả kinh doanh tốt cần phát triển mạnh, các lĩnh vực nào kết quả kinh doanh chưa tốt cần hạn chế hoặc chuyển hướng đầu tư.
-
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Hệ số này phản ánh: 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế? Hay hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp ra sao?
Thông thường, ROA càng cao càng tốt. Với những doanh nghiệp trong ngành cơ bản như sắt thép, giấy, hóa chất… thì ROA là chỉ tiêu vô cùng quan trọng. Vì những doanh nghiệp này sử dụng tài sản dài hạn là máy móc, thiết bị… để nâng cao tỷ suất lợi nhuận. ROA cao thể hiện việc doanh nghiệp quản lý hiệu quả chi phí khấu hao, chi phí đầu vào tốt.
Khi xem xét chỉ tiêu này cần chú ý rằng: đối với doanh nghiệp có quy mô tài sản lưu động quá lớn, hoặc tỷ trọng vốn vay cao thì tỷ số này thường rất thấp do chi phí lãi vay cao làm lợi nhuận thấp.
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau :
Tính biên lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận hoạt động của ABC dựa trên thông tin trên?
Tỷ suất lợi nhuận ròng của ABC là 11,69% có nghĩa là cứ mỗi đô la doanh thu, ABC kiếm được 0,1169 đô la lợi nhuận.
Biên lợi nhuận ròng phải được so sánh với tỷ suất lợi nhuận của những năm trước hoặc với tỷ suất lợi nhuận của các công ty tương tự để đánh giá mức độ hoạt động của công ty. Ví dụ, nếu tỷ suất lợi nhuận ròng của ABC trong năm trước là 10,20%, thì điều đó cho thấy rằng công ty đã trở nên có lợi nhuận hơn vì đã kiểm soát tốt hơn chi phí của mình.
Đánh giá như thế nào về khả năng thu lợi nhuận của công ty ABC, khi biết rằng tỷ suất sinh lợi trung bình trên tài sản của công ty tương tự như ABC và hoạt động trong cùng ngành là 10%?
Tỷ lệ của ABC cao hơn mức trung bình của ngành nên dường như nó đang tạo ra nhiều thu nhập hơn từ tài sản của mình so với các công ty tương đương. Kết quả này phản ánh tốt về ban lãnh đạo của công ty vì công ty đang sử dụng tài sản của mình hiệu quả hơn để tạo ra thu nhập.
Xem thêm: Chỉ số cơ bản ROA, ROE, ROS – những điều cần biết về chứng khoán cho người mới bắt đầu
d. Tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu
Hệ số này cho chúng ta thấy được tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hình thức doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, hay mục đích vay… Công ty có tỷ trọng nợ cao hơn có rủi ro cao hơn, bởi vì một công ty có nghĩa vụ phải trả nợ (và trả lãi) cho chủ nợ nhưng không có nghĩa vụ tương tự đối với vốn chủ sở hữu của mình (trả cổ tức). Nếu một công ty có nợ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn, thì sẽ có rủi ro rằng công ty đó sẽ không thể đáp ứng các nghĩa vụ đó hoặc phản ứng nhanh như các đối thủ cạnh tranh với các cơ hội mới.
-
Nợ trên vốn chủ sở hữu
Đo lường tỷ lệ nợ của công ty so với vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này càng nhỏ thì khả năng tài chính của doanh nghiệp càng tốt. Nếu tỷ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là doanh nghiệp đang không thể trả được các khoản nợ theo những điều kiện tài chính thắt chặt, hoặc có sự kém cỏi trong quản lý, hoặc cũng có thể dòng tiền của doanh nghiệp sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay.
Trong trường hợp thanh lý giải thể doanh nghiệp, hệ số này cho biết mức độ được bảo vệ của các chủ nợ. Các chủ nợ được quyền ưu tiên đòi lại phần Nợ phải trả trong tài sản của doanh nghiệp. Theo một số tài liệu thì tỷ suất này chỉ nên ở mức độ tối đa là 5.
Tuy nhiên, để xác định thực chất khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và mức độ phụ thuộc vào các khoản nợ thì cũng phải phân tích bản chất từng khoản nợ, chủ nợ là ai, và áp lực trả nợ như thế nào.
-
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu
Tỷ số này càng thấp, độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng giảm, trên cả góc độ chủ sở hữu và ngân hàng cho doanh nghiệp vay.
Đối với doanh nghiệp:
- Tỷ lệ thấp bảo đảm cho doanh nghiệp độc lập về mặt tài chính. Khi có những biến động không thuận lợi trên thị trường thì tác động đến lợi nhuận ít hơn do hệ số đòn bảy tài chính thấp.
- Nhà quản lý được tin cậy và dễ dàng hơn khi tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngoài
- Chi phí lãi vay thấp giúp tăng chi trả cổ tức cho cổ đông.
Đối với ngân hàng, nếu tỷ suất này của doanh nghiệp được cho vay cao:
- Khả năng bù đắp tổn thất vốn vay từ Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là rất thấp.
- Chi phí lãi vay, áp lực thanh toán nợ gốc cao buộc ngân hàng phải luôn theo dõi tình hình thu hồi nợ vay, phát sinh chi phí của doanh nghiệp.
Ví dụ : Hãy thử đánh giá từ các tỷ số dưới đây xem công ty có mức nợ cao hay không. Mức độ này cho bạn biết gì về mức độ rủi ro của công ty ?
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu gần bằng 1 cho thấy nợ và vốn chủ sở hữu cung cấp số tiền tài chính xấp xỉ bằng nhau cho ABC. Hệ số vốn chủ sở hữu gần bằng 2 cho thấy giá trị tài sản của ABC lớn hơn hai lần vốn chủ sở hữu. Để giải thích các tỷ lệ đòn bẩy này, nên so sánh với các công ty khác trong cùng ngành. Nếu ABC được phát hiện có tỷ trọng nợ cao hơn mức trung bình của ngành, thì điều đó có thể cho thấy ABC có rủi ro tài chính lớn hơn.
Xem thêm: Chỉ số ROI trong đầu tư là gì?
e. Tỷ lệ hoàn vốn
Return On Equity (ROE) hay tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Hệ số này thể hiện: mức Lợi nhuận sau thu thu được trên mỗi 1 đồng vốn chủ bỏ ra trong kỳ.
ROE càng cao, thể hiện hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ càng cao. Chỉ số này phản ánh tổng hợp các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính, trình độ quản trị chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có ROE cao (thường trên 20%) và ổn định trong nhiều năm (kể cả khi thị trường khó khăn) là những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững.
Tuy nhiên, ROE cao quá cũng không phải là tốt. Tỷ số này sẽ không phản ánh đúng thực chất doanh nghiệp nếu doanh nghiệp hoạt động bằng vốn vay là chủ yếu, VCSH quá thấp.
Ngoài ra khi phân tích cần so sánh với tỷ số này năm trước. Tỷ suất sinh lời vốn CSH tăng hay giảm chưa thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay không, mà quan trọng là xác định lý do làm tỷ số này tăng hay giảm để từ đó có kết luận phù hợp.
Ví dụ : Cho bảng số liệu sau tính chỉ số ROE
Ta có :
ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả. Những cổ phiếu có ROE cao thường được nhà đầu tư ưa chuộng hơn. Trong trường hợp này ROE của công ty rất cao 32,76% nên rất đáng để đầu tư (Thường ROE ở mức 10-15%).
Xem thêm:
6 bước để phân tích cơ bản một công ty (Phần 1)
6 bước để phân tích cơ bản một công ty (Phần 2)
Thông qua bài viết này, libra24h.com mong rằng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các bước để phân tích Chỉ số tài chính của một công ty. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Trung Phan