1. Whale Alert là gì?
Whale Alert là dịch vụ thông báo biến động của những tài khoản ví tiền mã hóa có giá trị lớn theo thời gian thực. Cụ thể đó là sự dịch chuyển Bitcoin, ETH,… với khối lượng lớn từ ví này sang ví khác.
Nếu bạn chỉ có một Bitcoin, thì việc chuyển nó lên sàn để bán sẽ chẳng bõ bèn gì đến biên độ giá. Nhưng nếu bạn gửi lên sàn và bán vài chục ngàn BTC có giá trị hàng tỷ đô thì chắc chắn sự dịch chuyển này sẽ bị theo dõi ngay lập tức. Đó là cách mà Whale Alert hoạt động.
Dịch vụ Whale Alert hiện tại được cung cấp bởi một số tên tuổi uy tín trong thị trường như là WhaleAlert, CryptoQuant, Glassnode… Thực ra, nếu bạn giỏi về lập trình blockchain. Thì bạn cũng có thể tự tạo Whale Alert Bot cho riêng mình. Vì bạn biết đấy, blockchain là công khai, minh bạch. Bạn có quyền theo dõi bất kỳ sự dịch chuyển có giá trị của bất kỳ đồng Crypto nào. Miễn là bạn đủ nhanh!
2. Whale Alert có ảnh hưởng như thế nào đến giá Bitcoin?
Để dễ hình dung, toàn bộ thị trường có thể xem như là một đại dương. Và trong đó, những con cá khổng lồ nhất sẽ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Và ngược lại.
Về lý thuyết, hễ khi nào càng nhiều Bitcoin được chuyển lên sàn thì có khả năng gây áp lực bán càng lớn.
Áp lực bán này sinh ra không hẳn đến từ việc chủ ví cá voi Bitcoin có thật sự bán Bitcoin hay không? Mà chỉ cần được tin có lượng lớn BTC hàng tỷ đô chuyển lên sàn thì ngay lập tức những cá con, mực, tôm cua … đã lo sợ và vội bán rồi. Thế nên, Whale Alert khiến gây nên một hiệu ứng tâm lý còn mạnh hơn và tác động đến giá mà chưa cần biết liệu cá voi hành động ra sao. Ví dụ:
Nhìn đồ thị giá trên, hãy để ý diễn biến của cá voi vào ngày 21/2/2021. Một lượng inflow (chuyển vào) lớn đã được chuyển vào sàn Gemini. Và giá Bitcoin đã down mạnh từ gần 60,000 đô xuống còn gần 42,000 đô. Để sự xác nhận ảnh hưởng này là đúng, cần có hai yếu tố:
Thứ nhất, lượng Bitcoin lên sàn phải đủ lớn. Như hình trên, một vài ngàn BTC vẫn chưa đủ. Mà đến hàng chục hàng BTC thì sẽ gây một tâm lý panic sell nhất thời.
Thứ hai, lượng Bitcoin phải thật sự chuyển lên là để thanh khoản, nghĩa là nó được bán đi. Trong rất nhiều trường hợp việc chuyển lên nhưng vẫn không (hoặc chưa) bán. Hoặc được bán nhỏ giọt, theo bất kỳ cách nào mà người bán được lợi nhất.
Nhưng liệu mọi thứ có đơn giản đến vậy. Bạn biết đấy. Cá voi Bitcoin hẳn khôn khéo hơn phần đông nhà đầu tư. Nếu dễ dàng đoán được họ làm gì thì cuộc chơi này đâu còn mấy khó khăn.
3. Có nên quá tin tưởng vào Whale Alert không?
Thời gian đầu khi Whale Alert mới xuất hiện, trong bối cảnh mà nhiều người chưa có những hình dung rõ ràng về tầm ảnh hưởng của những cá voi Bitcoin. Thì Whale Alert tỏ ra khá hữu hiệu. Nhưng trong hai năm gần đây. Chúng càng trở thành một mánh khóe mới để đánh “đòn tâm lý” với những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Những người đầu tư cực kỳ nhạy cảm và vội vàng quyết định giao dịch thuần dựa trên cảm xúc.
Chính Ki Young Ju là giám đốc điều hành của CryptoQuant cũng đã cảnh báo người dùng về việc không nên quá tin tưởng vào Whale Alert. Ông này phân tích như sau: “Cá voi có thể gửi một lượng lớn BTC vào các sàn giao dịch để khiến mọi người sợ hãi vì rất nhiều người theo dõi cảnh báo của cá voi”.
Ngày 15 tháng 3 năm 2021, một lượng BTC rất lớn đã chuyển lên sàn Gemini. Điều này gây nên sự hoảng sợ và ảnh hưởng đến giá Bitcoin. Nhưng thực chất đây chỉ là hoạt động “nội bộ”. Điều này được thông báo ngay sau khi giá đã giảm. Vậy, chính những người bán vì sợ hãi Whale Alert lại là những người chịu thiệt.
Hơn 1 tỷ đô BTC được chuyển lên sàn nhưng chỉ là “nội bộ”, không bán. Sau đó, BTC đã phục hồi rất tốt.
4. Cách giải quyết tránh những rủi ro khi dùng Whale Alert
Thay vì theo dõi một động thái nhất thời của cá voi Bitcoin, hãy nhìn cả một quá trình.
Điều này rất quan trọng. Vì một động thái nhất thời của một cá voi chưa đủ sức để khẳng định một xu hướng. Điều đó chỉ có thể gây nên một cảm xúc nhất thời mà thôi. Nhưng khi bạn theo dõi quá trình, bạn mới đủ dữ liệu để xem xu hướng chung của cá voi là gì.
Nếu bạn chỉ nhận một vài alert di chuyển của cá voi rời khỏi sàn, thì nó không quá quan trọng. Nhưng nếu alert này hằng ngày và tạo nên một dòng outflow lớn. Thì hẳn bạn đủ dữ kiện để xác nhận nguồn cung có xu hướng khan hiếm, vì cá voi không muốn bán. Đây là điều đã xảy ra vào năm 2021 vừa qua.
Thay vì chỉ nhận alert của của một chiều gửi lên sàn hoặc xuống sàn, hãy quan sát cả hai
Nếu bạn chỉ quan sát và chú tâm đến một động thái di chuyển (ví dụ: whale nạp lên sàn) mà bỏ qua động thái ngược lại. Thì lại là một dạng cảm tính khác. Một cách khác để bạn thực hiện điều này. Là thay vì bật Whale Alert thì nên theo dõi biến động dữ liệu on-chain. Whale Alert là nhất thời, nhưng quan sát dữ liệu on-chain là cả quá trình tương quan.
Trên đây là những giải thích của Libra24h.com về Whale Alert là gì và các sử dụng Whale Alert như thế nào. Những kinh nghiệm trên có thể sẽ giúp bạn, nhất là người mới. Có cái nhìn khách quan và tránh những sai lầm sử dụng Whale Alert không đáng có. Hy vọng các bạn tìm đọc các bài viết tìm theo của Libra24h.com nhé!
Xem thêm:
Nguồn: Tổng hợp
Hà Thương