1. Hệ số Beta là gì?
Hệ số Beta là hệ số đo lường mức độ biến động, là thước đo rủi ro hệ thống của một cổ phiếu hay toàn bộ danh mục đầu tư. Hệ số Beta được sử dụng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) để tính toán tỷ suất sinh lời kỳ vọng của một tài sản dựa vào hệ số beta của nó và tỷ suất sinh lời trên thị trường.
Nếu một chứng khoán có hệ số beta β:
- β = 1: Mức biến động của giá chứng khoán này sẽ bằng với mức biến động của thị trường.
- β
- β > 1: Mức độ biến động giá của chứng khoán này lớn hơn mức biến động của thị trường.
- β = 0: sự thay đổi giá trị của cổ phiếu hoàn toàn độc lập so với thị trường. Nếu dấu của β mang dấu ( – ) thì cổ phiếu sẽ biến động ngược chiều so với thị trường và ngược lại.
2. Công thức tính hệ số Beta
Công thức tính hệ số Beta như sau:
β = Cov(Ri, Rm) / Var(Rm)
Trong đó:
- Ri : Tỷ suất sinh lời của chứng khoán.
- Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường (ở đây là VN-Index).
- Var(Rm): Phương sai của tỷ suất sinh lời của thị trường.
- Cov(Ri,Rm): Hiệp phương sai của tỷ suất sinh lời của chứng khoán và tỷ suất sinh lời của thị trường.
Tuy nhiên, chúng ta còn có thể tính hệ số Beta bằng cách lấy kết quả gần đúng bằng trung bình cộng của chúng (Lưu ý: Thường thì mấy trang web tài chính hay chứng khoán sẽ có kết quả tính hệ số Beta khá cách biệt).
Hệ số beta toàn bộ danh mục = Trung bình cộng beta theo tỷ lệ nắm giữ của các cổ phiếu thành phần.
Ví dụ: Danh mục X có 2 cổ phiếu: cổ phiếu A (β = 0.8, tỷ trọng 40% tài sản) và cổ phiếu B (β = 1.5, tỷ trọng 60% tài sản), thì hệ số β của danh mục X là: 0.8 x 40% + 1.5 x 60% = 1.22
3. Mô hình định giá tài sản vốn CAPM và hệ số Beta
Mô hình định giá tài sản vốn CAPM là mô hình đánh giá lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư vào một cổ phiếu hay danh mục tương quan với rủi ro hệ thống beta và suất sinh lời của thị trường.
R = Ro + β x (Rtt – Ro)
Trong đó:
- R: Mức lợi nhuận kỳ vọng hợp lý
- Ro: Suất lợi nhuận phi rủi ro (thường lãi suất trái phiếu chính phủ) ở Việt Nam bạn có thể dùng lãi ngân hàng có mức an toàn cao như Vietcombank.
- β: Hệ số Beta của cổ phiếu và danh mục
- Rtt: Suất lợi nhuận kỳ vọng của toàn thị trường, thường về dài hạn tầm 10%.
4. Ý nghĩa của hệ số Beta
Để hiểu hơn về hệ số Beta, nhà đầu tư cần biết ý nghĩa sử dụng của Beta:
- Phân tích hệ số Beta giúp nhà đầu tư xác định được đối tượng cổ phiếu phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro.
- Hệ số Beta là một chỉ số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM (mô hình định giá tài sản vốn) giúp nhà đầu tư phân tích và định giá cổ phiếu.
- Việc tính toán giá trị hệ số Beta sẽ giúp nhà đầu tư so sánh được mức độ biến động giá của cổ phiếu một công ty so với mức độ biến động chung trên thị trường. Qua đó có đưa ra các quyết định đầu tư và quản lý phù hợp.
- Hệ số Beta thể hiện mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của một tài sản riêng lẻ (ở đây là cổ phiếu) so với mức độ rủi ro/biến động chung của toàn thị trường. Hệ số beta sẽ thay đổi khi điều kiện nền kinh tế thay đổi.
5. Hệ số Beta và mối quan hệ giữa hệ số Beta và Alpha
Khi nhắc đến hệ số beta, ta bắt buộc nói đến người bạn song hành cùng nó, hệ số alpha . tuy vậy, thường các nhà đầu tư không lưu ý hệ số này.
Hệ số alpha là mức lợi nhuận sau khi thay đổi rủi ro. Hay là mức chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận thích hợp ứng với mức nguy cơ.
Ta có công thức như sau:
Alpha = % Lợi nhuận thực tế – % lợi nhuận hy vọng ứng rủi ro beta
- > 0: đầu tư hiệu quả, càng lên cao thì càng hiệu quả.
Hệ số alpha càng cao thì hiệu quả đầu tư càng cao. Người đầu tư nào có kết quả alpha vượt trội hơn thì được đánh giá đầu tư vượt trội hơn.
Ví dụ: NĐT A với danh mục A có β = 0.5, theo mô hình định giá CAPM giả định kỳ vọng lợi nhuận hợp lý là 8%. NĐT B với danh mục B có β = 2, theo mô hình định giá CAPM giả định hy vọng lợi nhuận phù hợp là 14%. NĐT A kiếm lãi 16% còn NĐT B kiếm lãi 18%. Ai là người đầu tư tốt hơn?
Nếu như chỉ xét theo hậu quả thuần túy thì NĐT B đầu tư vượt trội hơn với mức lãi 18% so với NĐT A chỉ lãi 16%.
Tuy nhiên nếu xét theo hậu quả đã hiệu chỉnh nguy cơ, hệ số Anpha thì:
Anpha A = 16% – 8% =8%.
Anpha B = 18% – 14% = 4%.
Vậy một khi thay đổi rủi ro thì NĐT A đầu tư đạt kết quả tốt gấp đôi NĐT B.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về hệ số Beta. Hy vọng bạn sẽ tiếp tục đón đọc những bài viết tiếp theo của libra24h.com.
Nguồn: Tổng hợp
Hà Thương