1. Thị trường Crypto “downtrend”, nhà đầu tư “sợ hãi”.
- Nhà đầu tư sợ hãi.

Fear & greed là chỉ số để đánh giá sự quan tâm của nhà đầu tư vào thị trường. Theo website đánh giá Fear & greed Alternative.me – vào sáng nay (05/03/2022) thị trường Cryptocurrency đang ở mức 22 điểm (hoảng sợ). So với ngày hôm qua (33 điểm – sợ hãi, hoang mang) thì có thể thấy rằng mức độ sợ hãi của thị trường đã tăng lên đáng kể.
Thực tế, đây chưa phải là mức thấp nhất trong vài ngày qua. Trước đó, chỉ số sợ hãi của thị trường tiền số đã từng chạm con số 20 tại 28/02/2022. Và với việc cuộc chiến Ukraine – Nga chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, dự báo chỉ số Fear & Greed sẽ tiếp tục đi xuống, thậm chí còn thấp hơn mốc 20.
Mọi người thường bán coin của họ với phản ứng phi lý khi nhìn thấy những con số màu đỏ. Do đó, khi chỉ số đo lường ở mức Sợ hãi Cực độ, nhiều người tham gia thị trường đang bán, khiến giá giảm, điều này có thể tạo ra cơ hội mua tốt.
- Bitcoin, Ethereum giảm. Thị trường gấu lặp lại.
Ngày hôm nay, trong số 5 đồng coin đầu bảng, có tới 4 đồng giảm giá trị, chỉ riêng Tether (USDT) có mức tăng nhẹ 1%. Trong đó, Bitcoin giảm giá trị 5,73% và ETC giảm 3,74%. Nhìn xa hơn, trong số 100 đồng coin đầu bảng, đa số đều bị giảm giá trị với mức trung bình từ 5-6%. Do Bitcoin và Ethereum là hai đồng coin nổi tiếng và có giá trị lớn nhất thị trường nên giá của các coin còn lại trong thị trường thường biến động theo giá của chúng.

Biến động giá Bitcoin rất giống với thị trường gấu hồi năm 2018. Ở hình dưới, chúng ta có thể thấy thị trường gấu năm 2018 rất giống với những gì đang diễn ra ở thời điểm hiện tại.

Bear market hay “thị trường gấu” là thuật ngữ để mô tả trạng thái thị trường đang suy giảm. Trong Bear market cổ phiếu liên tục rớt giá. Điều này ảnh hưởng tới tâm lý các nhà đầu tư rằng thị trường tiếp tục đi xuống, theo đó kéo dài vòng xoáy đi xuống. Về cơ bản, điều này là hợp lý với một thị trường đang sợ hãi và Down trend. Tương tự như những gì đã xảy ra vào năm 2018, chúng ta có thể nghĩ đến một đợt đảo chiều trong thời gian sắp tới.
Xem thêm: Bull Market – Bear Market là gì? Người mới bắt đầu cần biết gì về hai thị trường này?
2. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
- Từ góc độ các chỉ số.
Vì Bitcoin là đồng tiền có lượng vốn hóa thị trường lớn nhất, đồng thời thưởng ảnh hưởng tới trend của toàn bộ thị trường, nên những biến động giá của Bitcoin có thể ảnh hưởng tới biến động của toàn bộ tiền số. Hiện tại, giá bitcoin đã giảm xuống còn 38800 USD vào ngày 05/03/2020. Trước đó, vào ngày 04/03, vài giờ sau khi sự kiện Nga chiếm nhà máy điện hạt nhân của Ukraina, giá bitcoin đã giảm sâu và thiết lập đáy mới.

Tính kém thanh khoản (ilLiquid supply) liên quan đến trạng thái của một cổ phiếu, trái phiếu hoặc các tài sản khác không dễ dàng bán được hoặc chuyển đổi thành tiền mặt mà không bị mất đi một giá trị đáng kể. Theo Gadget360.com, trong số toàn bộ nguồn cung Bitcoin đang lưu hành (Circulating supply), hiện tại có khoảng 76% Bitcoin trên thị trường có tính thanh khoản kém. Điều này có nghĩa là 76% đang được nắm giữ dài hạn bởi các nhà đầu cơ (holder), những người sẽ không dễ dàng bán chúng đi trong thời gian ngắn.

Những nhà đầu cơ ngắn hạn thực chất không chỉ kiếm được lợi ích cho chính họ, mà cho toàn thị trường. Cần nhớ rằng, việc kém thanh khoản sẽ khiến một lượng giá trị rất lớn bị mất đi khi bán Bitcoin để lấy tiền mặt. Điều này khiến lượng Bitcoin được nắm giữ bởi các nhà đầu cơ trực tiếp giúp ổn định thị trường và tạo đáy giá, cùng với đó ngăn việc Bitcoin trở nên vô giá trị.
Vì vậy, với 76% nguồn cung Bitcoin là kém thanh khoản, ít nhất chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng việc giá Bitcoin sẽ không chạy “về mo” trong ngày một ngày hai. Trong thời gian tới, nếu tốc độ nắm giữ và biến lượng Circulating supply thành Illiquid Supply tiếp tục nhanh hơn lượng Bitcoin khai thác được thì giá Bitcoin sẽ tiếp tục giảm.
- Từ góc độ thực tế.
Ngày 02/03/2022, Liên Minh Châu Âu (EU) đã tuyên bố danh sách 7 ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống liên ngân hàng SWIFT. Kèm theo đó là các chính sách trừng phạt kinh tế đã khiến đồng Rúp nga trượt giá mạnh.

Đứng trước tình hình đó, nhiều khả năng tiền điện tử sẽ là lựa chọn hàng đầu đối với người Nga như một phương tiện để tránh lạm phát. Cần nhớ rằng, người Nga sở hữu ước tính 11% tổng lượng tiền điện tử trên toàn thế giới, và bản thân đồng tiền Ethereum cung là sản phẩm của người Nga. Theo một báo cáo gần đây của chính phủ Nga, có hàng triệu người Nga đang sở hữu tiền điện tử với tổng khối lượng có giá trị lên tới gần 23 tỷ USD. Trong khi đó, theo dữ liệu từ cổng thanh toán TripleA có trụ sở tại Singapore, hơn 17 triệu người Nga, chiếm khoảng 12% tổng dân số, đang sở hữu tiền điện tử. Với các lệnh trừng phạt đang treo lơ lửng phía trước, Nga có thể nắm lợi thế khi tiến tới hợp pháp hóa tiền điện tử.
Ngoài ra, tình hình chiến sự căng thẳng đã khiến giá dầu thô thế giới tăng mạnh lên hơn 100 USD/thùng sẽ kéo theo giá cả tăng vọt tại hầu hết các thị trường trên thế giới, và hệ quả là dẫn đến lạm phát, người dân sẽ cần nơi trú ẩn cho tài sản của mình. Giá vàng trong nước và thế giới tăng mạnh đã chứng minh điều này. Đồng nghĩa với việc dòng tiền lớn sẽ tiếp tục chảy vào thị trường tiền điện tử trong thời gian sắp tới.
Xem thêm: Nhà đầu tư Việt Nam được lợi gì từ xung đột Nga – Ukraine?
Có thể kết luận rằng, tuy thị trường vẫn đang trong trạng thái Downtrend và các nhà đầu tư vẫn đang sợ hãi, Tuy nhiên các chỉ số và biểu đồ lại đang cho thấy những sự lạc quan nhất định:
- Với việc lượng Bitcoin bị đầu cơ mỗi ngày thậm chí còn nhiều hơn lượng Bitcoin khai thác được, các nhà đầu cơ ngắn hạn thực tế đang tạo đáy cho giá Bitcoin. Điều này cho thấy kỳ vọng vào đồng tiền này hiện tại đang rất cao.
- Thị trường sợ hãi: Với các nhà đầu tư có tâm lý không vững vàng, việc thị trường downtrend và các chỉ báo đỏ dẫn đến việc bán cắt lỗ trong sợ hãi. Điều này tạo cơ hội mua vào với giá thấp.
Như vậy, có thể kết luận rằng trong tương lai gần, giá của Bitcoin nói riêng và thị trường tiền số nói chung có thể biến động tăng nhẹ vào những thời điểm nhất định khi các nhà đầu cơ tiến hành bắt đáy. Tuy nhiên, xu hướng chung của thị trường là tiếp tục Downtrend tới vùng hỗ trợ, hoặc đi ngang (sideway) trong một khoảng thời gian trước khi giá đảo chiều và uptrend.
Xem thêm: Uptrend, Downtrend và side way là gì?
3. Nhà đầu tư nên làm gì?
Với việc kỳ vọng của các nhà đầu tư vào thị trường tiền số vẫn còn cao và một dòng tiền lớn có khả năng đổ vào thị trường từ kết quả của cuộc xung đột Nga – Ukraine báo hiệu cho một đợt giá đảo chiều trong tương lai gần. Điều này được củng cố những nét tương đồng giữa tình hình hiện tại với thị trường gấu hồi năm 2019.
Nhà đầu tư Warren Buffett đã có câu nói nổi tiếng về sự sợ hãi của thị trường: “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi và sợ hãi khi người khác tham lam”. Vì vậy, việc “tham lam” là nước đi đúng đắn, tuy nhiên, điều này sẽ chỉ cho những nhà đầu tư nắm giữ dài hạn, vì họ có thể tận dụng cơ hội này để mua vào với giá rẻ. Còn những nhà đầu cơ ngắn hạn thì nên hạn chế mua vào và đứng ngoài theo dõi thêm vì xu hướng chính vẫn đang là downtrend. Cụ thể hơn, nhà đầu cơ nên đứng ngoài và chờ thời cơ khi đồng coin đi ngang tích lũy một thời gian thì mới bắt đầu mua vào. Phải giữ tâm lý ổn định và một “cái đầu lạnh” để đánh giá tổng thể và toàn cảnh thị trường, bởi thông thường trong ngắn hạn, thị trường sẽ đi Sideway trước khi Uptrend.
Tuy nhiên, việc nắm giữ và bắt đáy crypto ở thời điểm hiện tại cũng có những rủi ro tiềm tàng. Chẳng hạn như các nước có thể có các chính sách đối với Cryptocurrency để gián tiếp trừng phạt vào nền kinh tế Nga, trong trường hợp đồng tiền này trở thành nơi trú ẩn tài sản của người Nga. Đối với trường hợp này, giá các coin sẽ biến động mạnh và rất khó phán đoán. Vì thế, các nhà đầu tư nên thận trọng, theo dõi sát sao thị trường đồng thời sẵn sàng đối mặt với rủi ro.
Xem thêm: Phương pháp đầu tư Wyckoff và những điều bạn không thể bỏ qua
Trên đây là tin vắn và khuyến nghị đầu tư ngày 03/05/2022 của Libra24h.com dành cho bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn tại các bài viết tiếp theo!
Người viết: Hoàng Vũ