Cơn sốt mang tên NFT đang là chủ đề nóng được quan tâm trong thời gian trở lại đây. Theo thống kê, riêng trong năm 2021, 27 tỷ USD đã được đổ vào thị trường tiền số. Như một cách để làm tăng sự sôi động, Meta, công ty mẹ của Facebook, hiện có kế hoạch cho phép người dùng tạo và bán NFT trên nền tảng Metaverse của mình. NFT được cho là tài sản hoàn hảo cho các cá nhân giàu có mới nổi tại thung lũng Silicon trong lĩnh vực tài chính, giải trí và xa hơn là cộng đồng nhà đầu tư cá nhân.
Những điều trên đủ cho chúng ta thấy sức nóng của NFT. Vào tháng 3 năm 2021 tại Lausanne, Thụy Sĩ, nhà đấu giá Christie’s đã bán một tệp ảnh JPEG do nghệ sĩ Beeple tạo ra với giá 69,3 triệu đô la, một kỷ lục cho một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số.
Xem thêm: NFT là gì? Các hình thức tài sản NFT.
Vụ mua bán này đã gây xôn xao dư luận và kể từ đó, thị trường NFTs trở nên sôi sục. Sức nóng hiện tại của NFT có thể khiến chúng ta liên tưởng đến cơn sốt hoa tulip tại Hà Lan từ năm 1634 đến năm 1637, khi một số bông Tulip được bán với giá cực cao trước khi cơn sốt tan biến và bong bóng sụp đổ. Tuy nhiên, giống như các thị trường được thúc đẩy thổi phồng bởi truyền thông, thị trường NFT đầy biến động có thể dễ dàng “bóp chết” nhiều nhà đầu tư.
Có một sự thật rằng, thị trường NFT cần năng lượng một lương năng lượng đáng kể. Do các loại tiền điện tử như Ethereum và Bitcoin được “khai thác” bằng cách sử dụng mạng lưới máy tính, thứ sử dụng rất nhiều năng lượng và tạo ra lượng khí thải carbon lớn. Nhưng vấn đề thực sự là sự bùng nổ NFT dựa trên một nền tảng cực kỳ kém vững chắc. Và dưới đây là các lý do chứng minh cho điều đó.
Xem thêm: Top 3 game NFT - Game "Play to earn" hot nhất 2022!
1. Vấn đề giá trị của các sản phẩm NFT.
NFT cung cấp quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số, nhưng không có quyền ngăn người khác sử dụng bản sao kỹ thuật số của nó. Các nhà đầu tư giàu có sẵn sàng trả hàng chục triệu đô la (hoặc hơn) cho Các tác phẩm nghệ thuật của Rembrandt, Van Gogh hoặc Monet là do chúng là các kiệt tác với số lượng hữu hạn; các nghệ sĩ đã chết từ lâu và không thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật mới. Tuy nhiên, các bản sao NFT của chúng có thể trở dễ dàng trở thành thành các món hàng được thương mại hóa như con tôm con cá ngoài chợ.
Hơn nữa, đối với các file kỹ thuật số, chẳng có sự khác biệt về hình thức giữa một tệp JPEG gốc được bán với giá 69,3 triệu USD và một bản sao được tải xuống trực tuyến miễn phí. Về lý thuyết, nguồn cung cấp các bản sao có thể sử dụng hợp pháp của NFT là vô hạn, cung áp đảo cầu khiến cho giá sụp đổ.
Xem Thêm: Phân biệt coin token. Những loại token phổ biến.
2. Các vấn đề phát sinh về pháp lý và công nghệ.
Có một sự thấy rằng, Blockchain thực tế không có tác dụng lưu trữ tài sản kỹ thuật số. Khi ai đó mua NFT, họ thực ra đang mua một liên kết đến tác phẩm kỹ thuật số, chứ không phải chính tác phẩm nghệ thuật đó.
Mặc dù người mua sở hữu bản quyền đối với liên kết, nhưng chi phí giao dịch liên quan đến việc giám sát vô hạn các vị trí cho hiển thị NFT, xác định việc sử dụng bất hợp pháp, điều tra hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm bản quyền gần như không thể thực thi.
Một rủi ro khác là NFT đang được tạo ra và bán bằng các công nghệ sơ khai qua blockchain và tiền điện tử. Hiện tại có nhiều tiêu chuẩn cạnh tranh về cách tạo lập, bảo vệ, phân phối và chứng nhận NFT, bao gồm ERC-721, ERC-998, ERC-1155 và FA2 của Tezos. Trên thực tế, giá trị của NFT có thể bay hơi nếu làn sóng tiếp theo của các công nghệ tiên tiến hơn thay thế tiền điện tử hoặc blockchain.
Xem thêm: Blockchain là gì? Tìm hiểu về công nghệ Blockchain.
Vấn đề biến động giá của các đồng tiền điện tử.
Sự biến động giá của tiền điện cũng là một vấn đề trọng tâm. Giá NFT có xu hướng biến động song song với giá tiền điện tử. Khi tiền điện tử tăng giá vào năm 2018, thì thị trường sơ khai của NFT cũng vậy.
Tâm lý thích mua hàng xa xỉ cũng có thể sẽ gây áp lực giảm giá NFT Hầu hết các sản phẩm xa xỉ được gọi là hàng Veblen, chả có ích lợi gì ngoài việc chủ sở hữu có thể quảng cáo sự giàu có của mình, vì vậy chúng thường tạo ra lợi nhuận lớn cho người bán. NFT cho phép người mua quảng bá sự giàu có của họ chủ yếu thông qua mức giá cao mà họ đã trả, nhưng chỉ khi họ nhận sự chú ý từ công chúng. Nếu không, khoản đầu tư này không khác nhiều với việc công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng cả!
Xem thêm: Ethereum là gì? Tìm hiểu về đồng Ehter (EHT).
3. Các ảnh hưởng từ nền kinh tế vĩ mô.
Cuối cùng, các điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá của các tài sản thay thế như NFT và các tác phẩm nghệ thuật truyền thống. Trong hai thập kỷ qua, số lượng tỷ phú trên toàn thế giới đã tăng hơn năm lần và thu nhập sẵn sàng đầu tư vào các loại tài sản thay thế đã tăng lên.
Đại dịch COVID-19 cho đến nay đã củng cố xu hướng này. Phần lớn các biện pháp kích thích kinh tế do các ngân hàng trung ương đưa vào thị trường tài chính, tiếp tục thúc đẩy giá trị ròng của giới siêu giàu.
Nhưng sự chú ý của các nhà đầu tư có thể chỉ là thoáng qua. Cần nhớ rằng, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, doanh số bán các tác phẩm nghệ thuật và các sản phẩm xa xỉ khác đã giảm gần 40%. Với việc các ngân hàng trung ương hiện đang bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ trong nỗ lực kiềm chế lạm phát, các loại tài sản mới như NFT sẽ cực kỳ biến động, khó có thể là nơi trú ẩn an toàn.
Sau cùng, bong bóng NFT sẽ vỡ tung như những quả bong bóng khác. Giá thị trường NFT sẽ vẫn mức cao cho đến thời điểm hiện tại và có thể tiếp tục tăng trong một thời gian, nhưng sự sụp đổ sẽ đến. Nhiều các nhà đầu tư lạc quan rằng họ có thể dự đoán trước được thời điểm này, nhưng e là sự lạc quan của họ có thể đã đặt sai chỗ.
Xem thêm: Một năm đầy điên rồ của tiền điện tử Crypto!
Nguồn: Project Syndicate, 2022.
Hoàng Vũ (Lược dịch)