Giới thiệu về Chiến tranh Thương mại Toàn cầu
Chiến tranh thương mại là một cuộc xung đột kinh tế xuất phát từ chủ nghĩa bảo hộ cực đoan, trong đó các quốc gia tăng hoặc tạo ra thuế quan hoặc các rào cản thương mại khác gồm: hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trong nước/nội địa, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập vào nội địa, lệnh cấm vận, hạn chế thương mại, và sự làm mất giá tiền tệ nhằm đáp trả những rào cản thương mại của nước đối lập.
Chiến tranh thương mại là một tác động phụ của các chính sách bảo hộ và đang gây tranh cãi. Những người ủng hộ cho rằng chiến tranh thương mại bảo vệ lợi ích quốc gia và mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp trong nước. Những người chỉ trích chiến tranh thương mại cho rằng chúng gây tổn hại cho các công ty địa phương, người tiêu dùng và toàn thể nền kinh tế.
Tác động kinh tế của hàng rào thuế quan và thương mại đối với thị trường toàn cầu
Thuế quan và rào cản thương mại có tác động đáng kể đến thị trường toàn cầu và có thể gây ra những hậu quả kinh tế sâu rộng. Thuế quan là thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, trong khi rào cản thương mại bao gồm mọi biện pháp hạn chế hoặc hạn chế thương mại, chẳng hạn như hạn ngạch, lệnh cấm vận và các rào cản pháp lý. Dưới đây là một số chi tiết chính về tác động kinh tế của chúng:
- Giá cao hơn: Thuế quan làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu, điều này có thể làm giảm nhu cầu đối với chúng và khiến người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm thay thế được sản xuất trong nước. Điều này có thể gây ra lạm phát và ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp.
- Giảm thương mại: Thuế quan và các rào cản thương mại khác có thể làm giảm khối lượng thương mại quốc tế, dẫn đến ít cạnh tranh hơn và giảm hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất việc làm trong các ngành định hướng xuất khẩu và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
- Gián đoạn chuỗi cung ứng: Các rào cản thương mại có thể gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong các ngành phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu. Điều này có thể dẫn đến chi phí cao hơn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, cũng như giảm khả năng cung cấp hàng hóa.
- Trả đũa thương mại: Khi một quốc gia áp đặt thuế quan hoặc rào cản thương mại, các quốc gia khác có thể trả đũa bằng cách áp đặt thuế quan hoặc rào cản thương mại của họ. Điều này có thể dẫn đến một chu kỳ chủ nghĩa bảo hộ leo thang, làm tổn thương thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Sự không chắc chắn: Thuế quan và các rào cản thương mại có thể tạo ra sự không chắc chắn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp phụ thuộc vào chuỗi cung ứng quốc tế. Điều này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và đầu tư cho tương lai, đồng thời có thể dẫn đến giảm đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
Nhìn chung, tác động kinh tế của thuế quan và các rào cản thương mại đối với thị trường toàn cầu có thể rất lớn và có phạm vi rộng, với những tác động đối với giá cả, khối lượng thương mại, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế.
Phân tích tác động của Chiến tranh thương mại: Góc nhìn từ cuộc Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung tới nền kinh tế Việt Nam.
Năm 2017, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 16,5% và xuất khẩu sang Mỹ chiếm 19,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc và Mỹ lần lượt chiếm 27,7% và 4,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy, đây là hai đối tác quan trọng với Việt nam, và khi hai đối tác quan trọng này điều chỉnh tăng thuế, thương mại giữa 2 nước này sẽ giảm, và ảnh hưởng tới các nước có giao dịch với 2 nước này.
Từ khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung diễn ra, thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán của hai quốc gia này nói riêng đều có những biến động không mấy tích cực.
Ngay cả thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không tránh khỏi làn sóng giảm điểm nghiêm trọng.
Mặc dù đến đầu tháng 7/2019, cuộc chiến mới chính thức bắt đầu nhưng những thông tin và tín hiệu về cuộc chiến đã bắt đầu được các nhà đầu tư xem xét và đưa vào nghiên cứu từ nhiều tháng trước đó. Qua hình 3, chỉ số VNIndex đã có sự giảm điểm mạnh trước những rủi ro do cuộc chiến đem lại thông qua hàng loạt các tuyên bố can thiệp vào các công cụ thuế, hạn ngạch mà 2 nước Mỹ và Trung Quốc thông báo. Cụ thể, trong năm 2018, chỉ số VN-Index đạt mức cao nhất vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2018, với chỉ số đạt 1.210,17 điểm nhưng tại mốc thời điểm mà cuộc chiến được đẩy lên mức cao nhất vào tháng 01/2019 khi chính quyền Mỹ – Trung công bố đợt đánh thuế nhằm vào hàng hóa của hai nước thì mức chỉ số VN- Index về đáy 880,9 điểm, mức giảm điểm tương ứng là 27% so trong vòng 7 tháng. Điều này phản ánh sự lo ngại của thị trường nói chung và nhà đầu tư nói riêng trước những diễn biến căng thẳng mà cuộc chiến đã và đang đem lại. Cụ thể, những tác động có thể xảy ra là:
Thứ nhất, tổng cầu của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ bị giảm sút. Khi hàng hóa sản xuất ra bị đánh thuế cao sẽ ảnh hưởng ngay đến tâm lý người tiêu dùng và từ đó, thay đổi tổng cầu. Người tiêu dùng sẽ hạn chế việc mua vào các sản phẩm có giá bán cao, đồng thời thay đổi thói quen mua sắm. Đối với nhà sản xuất, nếu hàng hóa đó là nguồn đầu vào thì chi phí sản xuất sẽ gia tăng, doanh nghiệp bắt buộc thay đổi giá cho sản phẩm sản xuất ra, từ đó cũng là nhân tố khiến cho tổng sản lượng cân bằng thay đổi do tổng cung cũng thay đổi. Thực tế, số liệu kinh tế toàn cầu dự báo bởi IMF cũng cho ra số liệu sẽ thiệt hại khoảng 400- 450 tỷ USD/năm, suy giảm khoảng 0,1%-0,3% năm 2019 do tác động của suy giảm thương mại (từ mức tăng trưởng 3,9% năm 2018 xuống mức thấp hơn trong năm 2020) và đầu tư toàn cầu, gián đoạn chuỗi sản xuất toàn cầu.
Đối với Việt Nam, do Trung Quốc là nước nhập siêu và Mỹ là nước xuất khẩu đứng thứ sáu cho nên bất cứ sự sụt giảm kinh tế của quốc gia nào cũng ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam. Cụ thể là trong 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ tăng 5,8% so với cùng kì năm trước (thấp hơn nhiều mức tăng 19% năm 2018), trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 5,8%. Theo báo cáo mới nhất của Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN (ARMO) dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm từ 7,1% năm 2018 xuống 6,6% năm 2019 và 6,7% năm 2020. Với những dự báo kinh tế suy giảm như trên sẽ dẫn đến sự suy giảm của thị trường chứng khoán do kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ điều chỉnh theo những thay đổi phụ thuộc vào sức khỏe của nền kinh tế.
Thứ hai, sự cộng hưởng từ chính sách tiền tệ của Mỹ và tác động của chiến tranh thương mại. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007, chính quyền Mỹ đã sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng như hạ thấp lãi suất, tăng lượng cung tiền để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Thực tế, sau những biện pháp can thiệp như vậy nền kinh tế Mỹ đã dần dần phục hồi và trở thành quốc gia nhập khẩu lớn nhất thế giới và đặc biệt, sau khi đắc cử Nhiệm kì tổng thống đầu tiên, chính quyền tổng thống Triump đã vực dậy nền kinh tế Mỹ rất nhiều. Lúc này, FED tiếp tục thực thi chính sách tăng dần lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán để rút bớt tiền khỏi lưu thông. Chính những thay đổi về lãi suất như vậy đã làm cho mặt bằng lãi suất đồng USD liên tục tăng lên, từ đó, đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền khác. Hậu quả, nguồn tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán mới nổi bị chảy ngược về nước Mỹ, nơi có lãi suất cao hơn và nền kinh tế ổn định, gây sự sụt giảm hàng loạt của nhiều chỉ số chứng khoán tại các thị trường này, trong đó có cả Việt Nam. Tương lai do sự tác động kép của chiến tranh thương mại và chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ sẽ kéo dài sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ ba, hệ lụy từ sự phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc gây áp lực lên chính sách ổn định tỷ giá của chính phủ Việt Nam. Với sự giảm giá đồng nội tệ, Trung Quốc có thể thúc đẩy và bảo vệ hàng xuất khẩu của nước mình trước gánh nặng thuế của Mỹ nhưng do là cường quốc kinh tế, động thái này sẽ gây thiệt hại cho hoạt động xuất khẩu của phần còn lại của thế giới, đe dọa nghiêm trọng lên chính sách tỷ giá của các quốc gia khác nếu muốn duy trì ổn định kinh tế. Những rủi ro này đã góp phần gây nên tâm lý thận trọng trong các nhà đầu tư chứng khoán và làm cho chỉ số VN-Index tiếp tục giảm điểm cho thời gian sau.
Thứ tư, sự di chuyển hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc từ Mỹ sang các nước láng giềng trong đó có Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, giá cả hàng hóa lại rẻ hơn cho nên khi gặp khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa qua Mỹ, Trung Quốc sẽ tìm thị trường khác để tiêu thụ hàng hóa của mình trong đó các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, chính là lựa chọn thay thế tốt nhất. Đồng thời, nếu như gặp khó khăn trong xuất khẩu, chính quyền Trung Quốc sẽ kêu gọi gia tăng tiêu dùng nội địa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, người dân Trung Quốc sẽ ưu tiên hàng của nước mình, từ đó, hàng hóa xuất khẩu của các quốc gia khác sẽ khó tiêu thụ hơn. Còn đối với Việt Nam, là nước nhập siêu liên tục với Trung Quốc và phụ thuộc thị trường này rất nhiều, đặc biệt là hàng nông thủy sản và tiêu dùng, sự thay đổi luồng di chuyển hàng hóa này sẽ khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam gặp khó khăn hơn trong khâu tiêu thụ. Áp lực đồng CNY giảm giá trị lại một lần nữa ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong khâu ghi nhận doanh thu và tiêu thụ hàng hóa của mình vì giá trị VND bị định giá cao hơn CNY.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây đã tổng quan kiến thức về chiến tranh thương mại và những hiểu biết về cuộc chiến tranh thương mại lớn mới nhất: Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về tài chính, hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của Libra24h.com nhé!