Stablecoin là loại tiền mã hóa được tuyên bố là được hỗ trợ bởi các loại tiền pháp định. Không giống như các loại tiền mã hóa như Bitcoin, giá của chúng được giữ ổn định.
1. Mở đầu
- Stablecoin là loại tiền mã hóa được “gắn” vào một loại tiền pháp định.
- Chúng có thể được sử dụng để lưu trữ giá trị hoặc làm các đơn vị tài khoản, cũng như trong các trường hợp sử dụng khác mà các đồng tiền mã hóa dễ biến động ít được sử dụng hơn.
Kể từ khi ra đời, tiền mã hóa đã được xem là công cụ đầu tư biến động về giá. Điều đó dẫn đến những lần tăng hay giảm giá đột ngột, khiến tiền mã hóa khó được sử dụng để thanh toán hàng hóa và dịch vụ hàng ngày trong một số trường hợp vì mức độ rủi ro đến các nhà cung cấp và thương gia.
Vì thế stablecoin đã đến với chúng ta. Theo lý thuyết, nếu ta tạo ra một loại tiền tệ được ‘neo’ hoặc gắn với một loại tiền pháp định thông thường như đô la Mỹ hoặc đồng tiền khác có giá tương đối ổn định thì sẽ ngăn chặn được sự biến động giá.
Vậy Stablecoin là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm ngay dưới đây.
2. Stablecoin là gì?
Stablecoin là loại tiền mã hóa được tuyên bố được neo bởi những đồng tiền pháp định (fiat)— như USD, bảng Anh, shekel, rúp,…
Về ý tưởng, không giống như các loại tiền mã hóa như Bitcoin, giá của stablecoin vẫn ổn định, tương đương với đồng tiền pháp định hỗ trợ chúng.
Stablecoin được sử dụng để lưu trữ giá trị hoặc làm các đơn vị tài khoản, cũng như trong các trường hợp sử dụng khác mà những đồng tiền mã hóa dễ biến động ít được sử dụng hơn. Các stablecoin khác nhau sử dụng các chiến lược khác nhau để đạt được sự ổn định về giá cả; một số mang tính tập trung, những đồng khác lại phi tập trung.
3. Một số ví dụ về stablecoin?
3.1. Các Stablecoin tập trung
Tether (USDT)
Tether là một trong những stablecoin đầu tiên và nổi tiếng nhất. Tether được tuyên bố được hỗ trợ bởi một khoản dự trữ bằng USD thực— là “tài sản thế chấp” — nằm “ngoài chuỗi”, tức là ở một địa điểm trong thế giới thực được kiểm soát bởi một bên thứ ba tập trung.
Với kho lưu trữ này được đặt an toàn này trong két tiền của một ngân hàng, các nhà đầu tư có thể tự tin rằng các đồng tether của mình thực sự đáng giá một đô la mỗi đồng, giữ cho giá ổn định. Stablecoin này chiếm 48% tổng khối lượng giao dịch tiền mã hóa. Vấn đề duy nhất là Tether Ltd là công ty đào các token Tether, chưa bao giờ chứng minh một cách thuyết phục rằng đồng tiền này thực sự được hỗ trợ đầy đủ, làm dấy lên nghi ngờ giữa các nhà đầu tư.
Gemini Dollar (GUSD) / Paxos Dollar (PAX) / USDC
Được phát triển bởi các nhà đầu tư mạo hiểm lần lượt là là cặp song sinh Winklevoss, một startup blockchain là Paxos và sàn giao dịch tiền mã hóa Coinbase (kết hợp với nền tảng thanh toán Circle), những stablecoin này đang được các nhà đầu tư tổ chức ưa chuộng — chúng đều đã được kiểm toán chặt chẽ bởi các công ty Phố Wall và tuân thủ các chế độ pháp lý địa phương. Khi Tether được tin cậy ít hơn, những token này lại trở nên phổ biến hơn.
(EMOJI): Filecoin (oneFIL)
Được phát triển bởi ICHI, một giao thức để tạo “cơ quan quản lý tiền phi tập trung”, oneFIL là stablecoin được tạo ra cho mạng Filecoin. Nó được hỗ trợ bởi USDC và đồng tiền gốc của Filecoin là FIL. Mục đích của nó là cung cấp một stablecoin giúp cho sự phát triển rộng rãi hơn của mạng Filecoin, đồng thời cung cấp các ưu đãi và giảm giá cho người mua và nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Filecoin.
3.2. Các loại stablecoin được hỗ trợ bằng vàng
Mặc dù phần lớn các stablecoin được hỗ trợ bằng USD được lưu trữ trong kho ngân hàng, nhưng tâm lý kém lạc quan xung quanh USD và tiền pháp định nói chung đã dẫn đến việc ra đời các stablecoin được hỗ trợ bởi các tài sản khác, bao gồm nhiều loại tiền mã hóa được hỗ trợ bằng vàng. Những đồng tiền này khác nhau đáng kể về hình thức và khả năng sử dụng nhưng đều được hỗ trợ bằng vàng theo điểm đầu tư.
Đồng vàng CACHE (CACHE) là một trong những loại phổ biến nhất trong số này. Mỗi CACHE được hỗ trợ bởi 1g vàng nguyên chất được trữ trong các két lưu trữ trên khắp thế giới. Gửi token CACHE tương đương với việc gửi 1g vàng cho mỗi token vì chúng có thể dễ dàng đổi lấy vàng thật bất kỳ lúc nào.
Ngoài ra còn có đồng Tether Gold (XAUt) và PAX Gold (PAXG), hoạt động theo cách tương tự, nhưng thay vào đó được neo với một ounce vàng theo điểm đầu tư. Chúng cũng có số tiền quy đổi tối thiểu cao hơn CACHE.
3.3. Các stablecoin thuật toán
Terra (LUNA) là một stablecoin phi tập trung, có nghĩa là thay vì dựa vào bên thứ ba đáng tin cậy, nó sử dụng một thuật toán phức tạp để giữ ổn định. Để làm điều này, nó cân bằng dự trữ “trên chuỗi” – tức các khoản tiền được giữ trong các hợp đồng thông minh — với lượng cung và cầu tự động, giảm thiểu khả năng các nhà giao dịch vô tình — hoặc cố ý — làm biến động giá.
Ampleforth (AMPL) dựa trên một quy trình tương tự. Thay vì neo mỗi AMPL bằng 1 USD, nó sử dụng một quy trình được gọi là “đặt lại cơ sở” để tự động điều chỉnh nguồn cung lưu hành của tiền mã hóa theo những thay đổi về cung và cầu. Nếu giá của AMPL cao hơn hoặc thấp hơn 5% so với giá tham chiếu của USD, thì nó sẽ tăng hoặc giảm nguồn cung lưu hành để nỗ lực đẩy giá trở lại mức 1 đô la. Vì việc đặt lại cơ sở này hoạt động đồng loại trên tất cả các ví, chủ sở hữu AMPL luôn duy trì thị phần của họ trong mạng AMPL theo tổng thể.
Dai (DAI) được cho là nổi bật so với các stablecoin cạnh tranh khác vì nó có thể được sử dụng rộng rãi trong khi vẫn phi tập trung và không cần tin cậy. DAI, được tạo ra bởi công ty blockchain MakerDAO, là một token ERC20 có giá trị được gắn với USD và có thể được sử dụng để chuyển tiền giữa các ví Ethereum.
4. Danh sách đầy đủ các stablecoin phổ biến
Được neo theo USD
- Tether (USDT)
- True USD (TUSD)
- Gemini Dollar (GUSD)
- USD Coin (USDC)
- Paxos Standard (PAX)
- Binance USD (BUSD)
- DAI
- HUSD
- sUSD (SUSD)
- mStable USD (MUSD)
- Ampleforth (AMPL) (thuật toán)
Được neo theo GBP
- Binance GBP Stable Coin (BGBP)
Được neo theo EUR
- Stasis Euro (EURS)
Được neo theo TRY
- BiLira (TRYB)
Được neo theo KRW
- Binance KRW (BKRW)
Được hỗ trợ bằng vàng
- CACHE Gold (CACHE)
- Tether Gold (XAUt)
- Paxos Gold (PAXG)
Khác
- Petro (PTR) (được hỗ trợ bằng dầu)
- Libra (được hỗ trợ bằng 1 loạt loại tiền tệ khác nhau)
5. Các stablecoin được sử dụng như thế nào?
Tương tự hầu hết các tài sản kỹ thuật số, stablecoin chủ yếu được sử dụng như một kho lưu trữ giá trị và như một phương tiện trao đổi. Chúng cung cấp cho các nhà giao dịch khả năng tạm thời thoát khỏi sự biến động khi thị trường sụt giảm và cũng có thể được sử dụng trong thế giới tài chính phi tập trung (DeFi) đang phát triển nhanh chóng cho những thứ như tăng năng suất, cho vay và cung cấp thanh khoản.
Hầu hết các nhà giao dịch và nhà đầu tư tiếp cận với stablecoin bằng cách mua chúng từ các nền tảng trao đổi, nhưng cũng thường có thể tạo thêm các stablecoin mới bằng cách gửi tài sản thế chấp cần thiết với công ty phát hành, chẳng hạn như USD với Tether hoặc vàng vật chất với CACHE.
6. Tại sao Stablecoin trở nên phổ biến như vậy?
Stablecoin cực kỳ phổ biến: Ví dụ như Tether, là loại tiền mã hóa được giao dịch nhiều thứ hai sau Bitcoin, với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là hơn 70 tỷ USD (tại thời cuối tháng 7 năm 2021).
6.1. Ưu điểm của stablecoin
Stablecoin (tương đối) ổn định. Bởi vì chúng được cho là được neo đậu bởi những đồng tiền pháp định, các nhà đầu tư có thể tự tin rằng token của các stablecoin sẽ luôn bán được với giá một USD mỗi token. Điều này nghĩa là giá sẽ không giảm: giá coin được thúc đẩy bởi niềm tin, vì vậy nếu các nhà đầu tư tin rằng stablecoin của họ có giá trị và được hỗ trợ bởi một đô la mỗi đồng, thì giá sẽ phản ánh điều đó.
Stable coin là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư thận trọng. Nhiều sàn giao dịch ngay cả sàn Binance -sàn giao dịch lớn nhất thế giới, không cho phép các nhà giao dịch mua tiền pháp định mà chỉ cho phép họ mua và bán tiền mã hóa. Nghĩa là các nhà đầu tư thường gặp khó khăn khi nhanh chóng rút tiền mã hóa ra nếu tình hình thị trường trở nên khó khăn. Để làm như vậy, họ có thể phải chuyển qua nhiều sàn giao dịch hoặc thậm chí phải đợi nhiều ngày.
Đây là lý do stablecoin được tạo ra. Bởi vì chúng là tiền mã hóa, chúng tồn tại trong hầu hết các sàn giao dịch. Tuy nhiên, stablecoin tuân theo giá trị của một loại tiền pháp định duy nhất nên đóng vai trò làm nơi ẩn náu tạm thời cho các nhà đầu tư muốn đảm bảo tài sản của họ được an toàn trong một thị trường giảm giá. Bằng cách này, stablecoin giống như các phiên bản đồng đô la được blockchain hỗ trợ. Đó là nếu chúng vẫn giữ được giá trị của mình.
6.2. Nhược điểm của stablecoin
Các nhà đầu tư cần có bằng chứng về việc các đồng tiền này được hỗ trợ bởi các khoản dự trữ. Trong trường hợp của Tether, thông tin này chưa bao giờ được cung cấp một cách thuyết phục, làm dấy lên tin đồn rằng đồng tiền này đã không được hỗ trợ mà trên thực tế chỉ được tạo ra.
Stablecoin không phải luôn luôn ổn định. Đồng đô la Gemini đã tăng vài xu vài lần trong năm ngoái khi các nhà giao dịch đổ tiền vào. Trớ trêu thay, nhiều quỹ của các nhà đầu tư đó đến từ Tether – vốn trước đây đã giảm xuống mức thấp nhất là 0,51 USD trên một số sàn giao dịch. Do đó, stablecoin có thể được coi là ‘tương đối’ ổn định, thay vì ổn định tuyệt đối – đặc biệt là khi so sánh với các tài sản dễ biến động như Bitcoin.
Tether đã liên tục tuyên bố rằng trên thực tế đồng tiền này được hỗ trợ 100% bởi đồng đô la Mỹ, nhưng khi Tether công bố bảng phân tích dự trữ của mình vào tháng 5 – lần đầu tiên sau bảy năm – hóa ra chỉ có ít hơn 3% Tether thực sự được hỗ trợ bằng tiền mặt.
Các nhà lập pháp Mỹ cũng không hứng thú với stablecoin nói chung. Trong báo cáo chính sách tiền tệ giữa năm đến Quốc hội vào đầu tháng này, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nói rằng stablecoin cần các quy định chặt chẽ hơn.
“Nếu chúng sắp trở thành một phần quan trọng trong không gian thanh toán, điều này chúng tôi không nghĩ là tài sản tiền mã hóa có khả năng, nhưng stablecoin thì có thể, thì chúng tôi cần một khung quy định phù hợp, mà nói thẳng ra là chúng tôi chưa có”. Vào tháng 7/2021, Bộ trưởng Tài chính của Tổng thống Biden, Janet Yellen, đã gặp gỡ các nhà quản lý cấp cao để “thảo luận về công việc liên ngành” xung quanh stablecoin, với Bộ trưởng Yellen kêu gọi các nhà quản lý “hành động nhanh chóng để đảm bảo có được khung quy định phù hợp của Mỹ”.
Cùng tháng, ngân hàng trung ương Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), đã đưa ra báo động về stablecoin, với Phó thống đốc PBoC, Fan Yifei, nói rằng stablecoin toàn cầu của các tổ chức thương mại “có thể mang lại rủi ro và thách thức cho hệ thống tiền tệ quốc tế, và hệ thống thanh toán và quyết toán’’. Yifei nói thêm rằng các nhà chức trách Trung Quốc “khá lo lắng về vấn đề này” và đã thực hiện các biện pháp chưa xác định.
7. Tương lai của stablecoin
Với quá khứ bùng nổ tiền mã hóa năm 2017, các nhà đầu tư đang ngày càng tìm đến stablecoin như một cách an toàn hơn để thử nghiệm công nghệ. Trong nửa đầu năm 2020, nguồn cung stablecoin đã tăng 94%, đạt 11 tỷ USD vào tháng 6. Và các cơ quan quản lý cũng đang trở nên hào hứng với chúng; vào tháng 9/2020, Văn phòng Cơ quan Kiểm soát Tiền tệ Hoa Kỳ (OCC) đã bật đèn xanh cho các ngân hàng quốc gia và các hiệp hội tiết kiệm liên bang để giữ các khoản dự trữ cho các tổ chức phát hành stablecoin.
Khi những tổ chức to hơn gia nhập cuộc chơi – ví dụ như cặp song sinh Winklevoss, Circle và Coinbase – thì ý tưởng về đồng đô la kỹ thuật số, một loại tiền tệ bóng tối (shadow currency) đưa được tiền pháp định vào blockchain mà không phải chịu rủi ro về giá trị của nó sẽ trở nên càng ngày càng thú vị.
Nguồn: decrypt.co