Cho dù là giao dịch Forex hay các giao dịch tài chính khác như cổ phiếu và hợp đồng tương lai, trượt giá (slippage) là một hiện tượng không thể tránh khỏi đối với mọi trader. Vậy trượt giá là gì? Hãy cùng Libra24h.com tìm hiểu về khái niệm này trong bài viết dưới đây.
1. Slippage là gì?
Trượt giá (Slippage) là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa mức giá stop loss hoặc take profit dự kiến của một lệnh và mức giá mà tại đó lệnh được thực hiện. Sự trượt giá thường xảy ra trong giai đoạn thị trường biến động rất mạnh hoặc khi thanh khoản thấp và sự chênh lệch lớn về khối lượng giữa bên mua và bên bán.
Trượt giá có lợi
Chẳng hạn khi bạn muốn mua cặp tỉ giá GBP/USD ở 1.3210 nhưng lại bị trượt xuống kích hoạt lệnh mua ở 1.3205 (thấp hơn 5 Pip so với dự định mua của bạn), đó gọi là trượt giá có lợi.
Trượt giá bất lợi
Là khi bạn muốn mua cặp tỷ giá GBP/USD ở 1.3210 nhưng lại bị trượt lên kích hoạt lệnh mua ở 1.3225 (cao hơn 15 Pip so với dự định mua của bạn), đó gọi là trượt giá bất lợi.
Xét cho cùng khi lệnh giao dịch của bạn được đưa ra ở một mức giá định trước nhưng lại khớp ở mức khác thì gọi là trượt giá.
2. Trượt giá và chênh lệch giá
Mặc dù trượt giá và chênh lệch giá có liên quan đến giá tỷ giá hối đoái, nhưng thực ra chúng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chênh lệch giá là sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán, tức là chênh lệch giá mua – bán; và cái gọi là trượt giá được đề cập đến là hiện tượng có khoảng cách giữa điểm mà nhà giao dịch đặt lệnh và điểm giao dịch thực tế được kết thúc. Giống như chênh lệch giá và hoa hồng, trượt giá là một trong những chi phí của giao dịch.
3. Nguyên nhân dẫn đến trượt giá
Trượt giá xảy ra khi có một dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố, một sự kiện lớn diễn ra, hoặc một tin tức bất ngờ nào đó vừa được công bố và giá đi rất mạnh làm các lệnh đặt sẵn cũng như vào lệnh lúc đó sẽ có khả năng cao sẽ bị khớp giá khác dự định.
Hoặc đó có thể là lúc thị trường đang bị thiếu thanh khoản, khi bạn muốn mua GBP/USD với mức giá 1.3210 nhưng lại không có đủ lệnh bán ra của cặp tỷ giá này nên tất nhiên lệnh mua của bạn sẽ được đưa lên mức giá khác (ví dụ: 1.3214).
Mạng bị đình trệ, cũng chính là tốc độ thực hiện của nền tảng giao dịch. Nói chung các trader lấy dữ liệu báo giá thông qua sàn giao dịch và được hiển thị trên nền tảng giao dịch của riêng họ. Sau khi trader gửi đơn đặt hàng, đơn sẽ được gửi đến sàn giao dịch thông qua máy chủ. Đối với lệnh giao dịch của trader, chẳng hạn như lệnh thị trường, lệnh chốt lời, lệnh cắt lỗ, giá giới hạn và các giá lệnh đang chờ xử lý khác, hệ thống sẽ tìm giá khớp với khách hàng trong hệ thống nhóm báo giá ECN cho lệnh giao dịch của khách hàng.
Và trong quá trình truyền dẫn này, thường có độ trễ tương đối nhỏ, có thể không nhìn thấy vào thời điểm bình thường, có thể chỉ là trong giây lát (thường ở mức mili giây). Tuy nhiên, khi gặp phải thị trường biến động mạnh, báo giá thị trường sẽ thay đổi, khi máy chủ không xử lý kịp, sẽ xảy ra sự chậm trễ .
Tất nhiên, việc xảy ra trượt giá đôi khi không phải do những lý do trên, nó có thể là sự thao túng có chủ ý của các sàn giao dịch bất thường. Chúng tôi gọi đó là sự trượt giá bất thường, thường do thao tác ác ý của một số nhà giao dịch không chính quy gây ra.
4. Trượt giá là một phần không thể thiếu của trading
Việc trượt giá này có thể có lợi cũng có hại, nếu trượt giá theo hướng có lợi cho lệnh của trader thì nó sẽ lời rất lớn, ngược lại có thể bị cháy tài khoản.
Có hàng ngàn trader trên thế giới gặp phải những trường hợp như trên. Và chắc chắn nó sẽ diễn ra thường xuyên hơn nữa khi các bất ổn chính trị đang gia tăng ngày một nhiều trong những năm trở lại đây.
Sự ảnh hưởng của trượt giá không loại trừ một ai, không chỉ ảnh hưởng đến trader, các broker cũng chịu thiệt hại nặng nề.
Thông thường, slippage thường xảy ra trên thị trường chứng khoán, rất hiếm khi xảy ra trên thị trường ngoại hối. Do đó có rất nhiều nhà điều hành thị trường áp dụng chính sách không có trượt giá dành cho thị trường ngoại hối, điều này giúp cho các nhà kinh doanh ngoại hối có độ an toàn cao hơn trong quá trình giao dịch.
5. Có nên giao dịch với sàn trượt giá hay không?
Bạn không thể phòng tránh được slippage cũng như bạn không thể biết chắc những sự kiện chính trị trên thế giới xảy ra như thế nào, ví dụ như Trump sẽ phát biểu ra sao, chỉ trích hay ủng hộ ai.
Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu rủi ro thấp nhất có thể và đó cũng là cách duy nhất để bảo vệ bạn khi giao dịch trong thời gian giá thị trường chuyển động khi có tin tức hoặc biến động mạnh, nguy cơ trượt giá cao hơn so với điều kiện bình thường, bằng cách là hạn chế giao dịch qua tuần và thường xuyên theo dõi lịch kinh tế.
Như đã nói, bạn có thể sẽ gặp trường hợp trượt giá tích cực lẫn tiêu cực. Việc trượt giá này có thể có lợi cũng có hại, nếu trượt giá theo hướng có lợi cho lệnh của trader thì nó sẽ lời rất lớn, ngược lại có thể bị thua lỗ rất lớn.
6. Làm sao để tránh bị trượt giá?
- Nên tránh những thời điểm công bố những thông tin quan trọng hoặc sau khi thị trường vừa nhận được tin tức bất ngờ.
- Chọn lựa những thời điểm giao dịch có thanh khoản tốt nhằm tránh bị tình trạng thiếu hụt thanh khoản .
- Tránh xa những sàn giao dịch có mức độ trượt giá cao, chọn những sàn có mức uy tín cao
- Cần hạn chế giao dịch với đòn bẩy cao, hiện có nhiều sàn giao dịch cho phép bạn dùng đòn bẩy cực lớn, có thể đòn bẩy giao dịch có thể 1:500, 1:1000 hoặc 1:2000, thậm chí 1:5000.
- Việc tiếp theo đó là luôn cập nhật tin tức thị trường liên tục và hạn chế ôm lệnh qua tuần. Quan điểm của nhiều trader là không dựa vào tin tức khi trade, chỉ giao dịch trên chart là chủ yếu. Và điều này cũng gây ảnh hưởng nặng nề đến lợi nhuận thu được của họ khi xuất hiện những tin tức bất lợi liên quan. Bạn có thể theo dõi lịch kinh tế để nắm những thông tin thị trường.
Xem thêm:
Các mô hình phân tích kỹ thuật chứng khoán thông dụng mà bạn cần biết
Hy vọng những kiến thức trên Libra24h.com đã giúp bạn hiểu về khái niệm Slippage (trượt giá). Đây là khái niệm cơ bản mà nhà giao dịch nào cũng cần nắm rõ. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Cryptoviet
Chi Nguyễn