Trong bài viết này, libra24h.com sẽ cùng bạn đi qua 10 mẫu hình Price Action quan trọng nhất mà bất kỳ Price Action Trader nào cũng cần phải biết. Các mẫu hình gồm như sau:
Mẫu hình Price Action đảo chiều:
- Nến đảo chiều (reversal bar)
- Nến đảo chiều chủ chốt (key reversal bar)
- Nến đuối sức (exhaustion bar)
- Pinocchio bar (pin bar)
- Nến đảo chiều 2 thanh (two-bar reversal)
- Nến đảo chiều 3 thanh (three-bar reversal)
- Nến hồi lại 3 thanh (three-bar pullback)
Mẫu hình Price Action biến động:
- Inside bar
- Outside bar
- NR7
Chúng ta sẽ lần lượt đi qua toàn bộ 10 mẫu hình Price Action quan trọng này, và chủ yếu là bạn cần phải hiểu được câu chuyện mà mỗi mẫu hình muốn kể, chứ không phải thuộc nằm lòng một cách máy móc.
1. Nến đảo chiều (reversal bar)
Nến đảo chiều tăng (bullish reversal bar) có đáy thấp hơn nến trước nhưng lại đóng cửa tăng.
Ngược lại, nến đảo chiều giảm có đỉnh cao hơn đỉnh nến trước nhưng lại đóng cửa giảm.
Nến đảo chiều tăng
Câu chuyện: Đối với nến đảo chiều tăng, thị trường đã tìm được hỗ trợ dưới đáy của cây nến trước. Không chỉ vậy, hỗ trợ này còn mạnh để đủ sức đẩy giá đóng cửa tăng. Đây là dấu hiệu đầu tiên của 1 sự đảo chiều từ giảm sang tăng.
Đối với nến đảo chiều giảm, thị trường đã bị kháng cự đè xuống trên đỉnh nến trước, và kháng cự này đủ mạnh để giá đóng cửa giảm.
Cách giao dịch:
- Buy khi đỉnh nến reversal bar bị phá vỡ lên trong xu hướng tăng
- Sell khi đáy nến reversal bar bị phá vỡ xuống trong xu hướng giảm
2. Nến đảo chiều chủ chốt (Key reversal bar)
Một nến đảo chiều chủ chốt là 1 dạng của nến đảo chiều như trên, nhưng cho thấy dấu hiệu đảo chiều rõ ràng hơn và đáng tin cậy hơn.
Nến đảo chiều chủ chốt tăng (bullish key reversal bar) mở cửa thấp hơn giá mở của cây nến trước nó, nhưng đóng cửa cao hơn giá đóng của cây nến trước nó.
Nến đảo chiều chủ chốt giảm (bearish key reversal bar) mở cửa cao hơn giá mở của nến trước nó, nhưng đóng cửa thấp hơn giá đóng của cây nến trước nó.
Nôm na cây nến sau nhận chìm cây nến trước, tương tự cây nến engulfing của các Trader Nhật. Tuy nhiên trong Price Action, chúng ta không phân biệt màu sắc của các cây nến.
Câu chuyện: Đối với nến tăng, giá mở của nó thấp hơn cây nến trước thể hiện động thái sụt giảm xuống của giá. Tuy nhiên sau đó nến này lại tăng vượt giá đóng cửa của nến trước, cho thấy sự từ chối giảm mạnh mẽ. Tâm lý lúc này đã gần như chuyển hoàn toàn sang bullish.
Giải thích tương tự với nến đảo chiều giảm chủ chốt.
Cách trade:
- Buy stop tại đỉnh cây nến đảo chiều tăng chủ chốt. Để cho chắc có thể đợi giá đóng cửa hẳn trên mức này rồi mới buy
- Sell stop tại đáy cây nến đảo chiều giảm chủ chốt. Để cho chắc có thể đợi giá đóng cửa hẳn thấp hơn mức này rồi sell.
3. Nến đuối sức (exhaustion bar)
Nến đuối sức tăng (bullish exhaustion bar) mở cửa với 1 cái gap (khoảng trống giá hướng xuống), nhưng lại đóng cửa cao hơn.
Nến đuối sức giảm (bearish exhaustion bar) mở cửa với 1 cái gap hướng lên, nhưng lại đóng cửa thấp hơn.
Trong cả 2 trường hợp, gap đều không được lấp đầy, và volume tăng vọt thường xuất hiện tại cây nến đuối sức.
Câu chuyện: Cái tên đã nói lên tất cả. Nến này thể hiện sự đuối sức (hụt hơi) khi tạo ra cái gap, và việc giá đóng cửa cao hơn trong nến đuối sức tăng cho thấy thị trường đã không thể giảm thấp hơn được nữa. Hoặc việc giá đóng cửa thấp hơn trong nến đuối sức giảm cho thấy thị trường không thể tăng cao hơn được nữa.
Cách trade:
- Buy trên nến đuối sức tăng
- Sell dưới nến đuối sức giảm
Xem thêm:
Price Action cơ bản – 10 mẫu hình Price Action Trader cần phải biết (Phần 2)
Price Action cơ bản – 10 mẫu hình Price Action Trader cần phải biết (Phần 3)
Hy vọng qua những kiến thức trên, libra24h.com đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về những mẫu hình đầu tiên mà mọi trader cần phải biết. Chúc bạn thành công!
Nguồn: TraderViet
Trung Phan