Kinh doanh ngoại hối là một trong những hình thức đầu tư hot nhất trên thị trường với số lượng lớn trader tham gia vì khả năng mang lại lợi nhuận khủng, nhưng lại chứa rất nhiều rủi ro khiến không ít trader phải lâm vào tình trạng nợ nần. Vậy muốn khắc phục được nó thì phải hiểu rõ được các hình thức kinh doanh ngoại hối. Trong bài viết này, hãy cũng libra24h.com tìm hiểu về những hình thức kinh doanh ngại hối nhé!
1. Giao dịch giao ngay (Spot Transaction)
Giao dịch ngoại hối giao ngay là hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau, được thực hiện giữa hai bên theo tỉ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán.
Trong thời hạn 2 ngày này, các bên tiến hành kiểm tra, hoàn tất giấy tờ thủ tục thanh toán. Loại giao dịch này thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay và nơi diễn ra được gọi là thị trường ngoại hối giao ngay.
Với sự ra đời của các giao dịch ngoại hối trực tuyến thông qua các nhà môi giới bán lẻ, thị trường ngoại hối giao ngay có tính thanh khoản cao giờ đây đã trở nên phổ biến cho các nhà đầu cơ nhỏ lẻ. Hiện thị trường ngoại hối giao ngay là thị trường lớn nhất trong số cá thị trường ngoại hối, chiếm khoảng 30% khối lượng giao dịch.
Xem thêm:
Bull Market – Bear Market là gì? Người mới bắt đầu cần biết gì về hai thị trường này?
2. Giao dịch kỳ hạn (Forward Transaction)
Đây là nghiệp vụ kinh doanh trong đó các yếu tố của giao dịch như tỷ giá, số tiền, ngày giao dịch được xác định ở thời điểm hiện tại còn việc thực hiện giao dịch lại ở một thời điểm xác định trong tương lai.
Đối với loại nghiệp vụ này, cách xác định tỷ giá chủ yếu dựa vào 2 yếu tố trên thị trường, đó là:
• Tỷ giá giao dịch
• Lãi suất thị trường của 2 đồng tiền liên quan
Giao dịch ngoại hối kỳ hạn giúp nhà đầu tư phòng ngừa được rủi ro từ việc biến động lãi suất vào thời điểm thanh toán hợp đồng. Đáp ứng được nhu cầu mua/bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu hoặc chuyển khoản ra nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau như đầu tư.Ngân hàng cũng như khách hàng sẽ dự tính được chi phí kinh doanh hoặc thu nhập, đảm bảo khả năng thanh toán.
Bên cạnh đó cũng tồn tại những nhược điểm như có thể dẫn đến nguy cơ đầu cơ thao túng thị trường. Chỉ đáp ứng được thành phần khách hàng có nhu cầu mua bán ngoại tệ trong tương lai. Trong trường hợp tỷ giá nhiều biến động thì sẽ có chút khó khăn trong việc tính toán tỷ giá. Đến ngày đáo hạn hai bên phải bắt buộc thực hiện hợp đồng dù cho có bất lợi xảy ra.
Xem thêm:
3. Giao dịch tương lai (Future Transaction)
Khác với các hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng giao dịch tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và được thực hiện trên sàn giao dịch của sở giao dịch tiền tệ tương lai. Ngoài ra, các hợp đồng giao dịch tiền tệ tương lai không chỉ được sử dụng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro mà còn được sử dụng nhằm mục đích đầu cơ.
Các giao dịch tương lai được thực hiện bằng cách: Khách hàng khi có nhu cầu mua hoặc bán một lượng ngoại tệ cụ thể thì sẽ đặt các lệnh mua hoặc bán tương ứng gửi cho các nhà môi giới hay các thành viên của sở giao dịch. Trên Sở giao dịch, công ty thanh toán bù trừ sẽ hạch toán các khoản lãi, lỗ của các bên vào số tiền ký quỹ ban đầu.
Để tránh rủi ro, các nhà thanh toán bù trừ sẽ yêu cầu nhà kinh doanh ký quỹ bổ sung trong trường hợp số dư trên tài khoản ký quỹ giảm xuống đến một mức quy định nào đó. Nếu không thực hiện ký quỹ bổ sung trong thời gian quy định, nhà thanh toán bù trừ có thể tự động thanh lý hợp đồng với nhà kinh doanh này.
Cũng giống như tỷ giá kỳ hạn, tỷ giá trong các hợp đồng tương lai chính là tỷ giá giao ngay dự đoán tại thời điểm hợp đồng đáo hạn.
4. Giao dịch hoán đổi tiền tệ (Swap Transaction)
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là một công cụ hữu hiệu cho các nhà đầu tư, những người đi vay ngoại tệ và các Ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái hoặc kinh doanh thu lợi nhuận,
Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau, tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Do số lượng tiền mua vào và bán ra là bằng nhau nên giao dịch này không tạo ra trạng thái ngoại hối rộng cho các ngân hàng tham gia giao dịch, do đó mà tránh được rủi ro tỷ giá.
Đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ, tỷ giá hoán đối phản ánh điểm kỳ hạn hay điểm hoán đổi mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng hoán đổi hai đồng tiền nhất định thông qua giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Do đó xét về bản chất thì:
Việc xác định tỷ giá giao ngay trong giao dịch Swap được các đối tác tham gia thoả thuận. Trong thực tế ngân hàng yết giả có thể áp dụng tỷ giá giao ngay khác nhau trong hợp đồng. Tuy nhiên, để giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch các bên thường chọn tỷ giá giao ngay trong giao dịch Swap là tỷ giá trung bình giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán.
Xem thêm:
5. Giao dịch quyền chọn (Option Transaction)
Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ là một công cụ tài chính cho phép người mua hợp đồng có quyền ( chứ không có nghĩa vụ) mua hoặc bán một đồng tiền nhất định trong tương lai tại mức tỷ giá đã được thỏa thuận, gọi là tỷ giá quyền chọn hay tỷ giá giao dịch. Ngược lại đối với người bán hợp đồng quyền chọn không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác ngoài việc sẵn sàng giao dịch khi người mua muốn.
Có hai loại hợp đồng quyền chọn tiền tệ là hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ và hợp đồng quyền chọn bản tiền tệ:
- Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ (call option) là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng sau khi đã trả phí mua quyền chọn thì luôn quan tâm đến quyền được mua tiền tệ ở mức tỷ giá đã xác định, nếu thấy có lợi hoặc quyền không tiến hành giao dịch nếu thấy bất lợi
- Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ (put option) là là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng sau khi đã trả phí mua quyền chọn thì có quyền bán một đồng tiền nhất định tại mức tỷ giá đã xác định trong hợp đồng nếu thấy có lợi hoặc quyền không tiến hành giao dịch nếu thấy bất lợi.
Tổng hợp
Dan Nguyen