Nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp (Business banking) là một nghiệp vụ quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Vậy nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp là gì, và nó giúp ích gì cho doanh nghiệp? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của libra24h.com để tìm được đáp án cho các câu hỏi trên nhé!
1. Nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp là gì?
Nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp (Business banking) là một giao dịch tài chính của công ty với một tổ chức cung cấp các khoản vay kinh doanh, tín dụng, tài khoản tiết kiệm (savings accounts) và tài khoản thanh toán (checking accounts) được thiết kế đặc biệt cho các công ty chứ không phải cho cá nhân.
Nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp là hoạt động của một ngân hàng (hoặc bộ phận của một ngân hàng) chỉ giao dịch với các doanh nghiệp. Một ngân hàng giao dịch chủ yếu với các cá nhân thường được gọi là ngân hàng bán lẻ (retail bank), trong khi ngân hàng giao dịch với thị trường vốn được gọi là ngân hàng đầu tư (investment bank). Có một số ngân hàng giao dịch với cả hai loại khách hàng.
2. Các dịch vụ liên quan tới nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp
Các yêu cầu đối với mỗi loại hình kinh doanh là khác nhau. Các công ty có thể yêu cầu tài trợ vốn lưu động thông qua tín dụng, trong khi các doanh nghiệp nhỏ trong các ngành thâm dụng vốn có thể yêu cầu tín dụng để mua tài sản cố định.
Do đó, các dịch vụ liên quan tới nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp cung cấp được tùy chỉnh để phù hợp với đặc điểm của từng loại khách hàng. Một số dịch vụ tùy chỉnh bao gồm:
Tài trợ
Tài trợ (Bank financing) bao gồm việc cung cấp các khoản cho vay có thời hạn cố định, các khoản cho vay dài hạn, các khoản cho vay dựa trên tài sản và các khoản vay ngắn hạn theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Đây là nguồn vốn chính của doanh nghiệp để mở rộng kinh doanh, mua thiết bị, hoặc đơn giản là để đáp ứng chi phí hoạt động ngày càng tăng.
Quản lý tiền mặt
Quản lý tiền mặt (Cash management), còn được gọi là quản lý ngân quỹ đòi hỏi chuyên gia quản lý các khoản phải thu, phải trả và tiền mặt.
Dịch vụ quản lý tiền mặt giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn trong việc quản lý các khoản phải thu, phải trả, tiền mặt hoặc thanh khoản đồng thời giảm các chi phí giao dịch của doanh nghiệp.
Tư vấn theo ngành
Một số ngân hàng cũng cung cấp dịch vụ tư vấn riêng cho các ngành cụ thể, chẳng hạn như bất động sản thương mại hoặc nông nghiệp.
Ở các quốc gia như Ấn Độ, có một số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ và độc lập được quản lý bởi các quy định đặc biệt. Do đó, nhiều ngân hàng địa phương thành lập các đơn vị phục vụ riêng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ và vừa.
Trung tâm thanh toán bù trừ tự động ACH
Trung tâm thanh toán bù trừ tự động ACH (Automated Clearing House) là các hệ thống xử lý thanh toán giúp đẩy nhanh quá trình chuyển tiền kỹ thuật số. Các ngân hàng cung cấp cho các doanh nghiệp quyền truy cập vào Trung tâm thanh toán bù trừ tự động ACH và hệ thống xử lý thanh toán điện tử để tăng tốc chuyển tiền.
Trung tâm thanh toán bù trừ tự động có trách nhiệm thiết lập tài khoản giao dịch, thanh toán bù trừ, thu giữ tiền ký quỹ, giao nhận công cụ mua bán và báo cáo dữ liệu giao dịch.
ACH đứng giữa hai công ty thanh toán bù trừ (còn được gọi là công ty thành viên hoặc công ty tham gia). Mục đích của nó là để giảm nguy cơ một công ty thành viên không tuân thủ các nghĩa vụ thanh toán thương mại của mình.
Chúng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tiền tự động từ các tài khoản nhàn rỗi sang những tài khoản sẽ tạo ra thu nhập lãi cho chủ sở hữu.
Các doanh nghiệp có quyền truy cập vào một nền tảng trực tuyến tùy chỉnh liên kết quy trình quản lý tiền mặt của họ với tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm để có cái nhìn thời gian thực về tiền mặt của họ.
3. Đặc điểm của nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp
Quyền hạn
Việc hình thành tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp (business account) có thể được ủy quyền bởi bất kỳ ai nắm giữ cổ phần sở hữu trong doanh nghiệp. Không có yêu cầu bắt buộc nào đối với việc mở tài khoản doanh nghiệp, chẳng hạn như một cuộc bỏ phiếu chính thức của hội đồng quản trị.
Mức độ độc lập
Tài khoản doanh nghiệp thông thường không độc lập với chủ sở hữu doanh nghiệp khi họ vận hành tài khoản.
Trong các trường hợp chẳng hạn như doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu sử dụng tài khoản ngân hàng cá nhân của mình cho mục đích ngân hàng doanh nghiệp. Điều này thường được thực hiện bởi vì các công ty tư nhân không được công nhận là đơn vị kinh doanh độc lập.
Tất cả các giao dịch của tài khoản doanh nghiệp được mở như một tài khoản cá nhân của chủ sở hữu sẽ trở thành một phần của lịch sử tín dụng của chủ sở hữu.
Tương tự, số tiền và lãi suất áp dụng đối với tín dụng được mở rộng qua tài khoản kinh doanh do cá nhân nắm giữ có thể tùy thuộc vào báo cáo tín dụng của chủ sở hữu.
Trách nhiệm pháp lý
Các tài khoản kinh doanh được ràng buộc chặt chẽ với chủ sở hữu có thể được coi là tài sản cá nhân hoặc không. Do đó, tài khoản doanh nghiệp không cung cấp bất kỳ mức độ bảo vệ nào đối với tài sản doanh nghiệp khỏi các chủ nợ cá nhân của chủ sở hữu.
Như vậy những thông tin về nghiệp vụ ngân hàng doanh nghiệp đã được libra24h.com trình bày cụ thể trong bài viết trên. Hy vọng bạn đọc đã học thêm được nhiều kiến thức tài chính bổ ích. Chúc bạn thành công!
- Bạn đọc tham khảo:
Ngân hàng thương mại là gì? Top 5 nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
Mua và tích trữ dưới tác động của lãi kép, một người đã kiếm được 2 TRIỆU USD từ 1 NGHÌN USD
Nguồn: Tổng hợp
Phạm Hằng