Người Nhật được biết đến với nhiều phát minh nổi tiếng trong lĩnh vực trading như: mô hình nến Nhật, chỉ báo Ichimoku… Bên cạnh đó không thể không nhắc đến nến Heiken Ashi. Đây cũng là mô hình nến được người Nhật phát triển, nhưng nó chỉ được coi như một chỉ báo chứ không phải đồ thị giá. Vậy cụ thể, Heiken Ashi là gì? Mô hình nến Heiken Ashi có gì nổi bật? Hãy cùng Libra24h.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Nến Heiken Ashi là gì?
Nến Heiken Ashi (tên tiếng Nhật là “Average Bar”) nghĩa là thanh giá trung bình thể hiện xu hướng và giá của một tài sản. Sẽ dễ dàng hơn khi sử dụng biểu đồ nến này để phát hiện xu hướng thị trường và dự đoán giá trong tương lai. Nó hữu ích để làm cho biểu đồ hình nến dễ đọc hơn và xu hướng dễ phân tích hơn.
Mô hình nến Heiken Ashi sử dụng dữ liệu đóng cửa của giai đoạn trước và dữ liệu mở-cao-thấp-đóng từ giai đoạn hiện tại để tạo ra một hình nến kết hợp. Hình nến kết quả lọc bỏ một số nhiễu trong nỗ lực nắm bắt xu hướng tốt hơn.
Ví dụ: Các nhà giao dịch có thể sử dụng biểu đồ Heiken Ashi để biết khi nào nên tiếp tục giao dịch trong khi xu hướng vẫn tồn tại nhưng thoát ra khi xu hướng tạm dừng hoặc đảo chiều. Hầu hết lợi nhuận được tạo ra khi thị trường đang có xu hướng, vì vậy việc dự đoán xu hướng một cách chính xác là cần thiết.
So sánh giữa biểu đồ Heiken Ashi và nến Nhật cổ điển
Trước khi so sánh về 2 biểu đồ, hãy tìm hiểu về nến Nhật qua bài viết:
Sự khác nhau đầu tiên của Heiken Ashi so với đồ thị nến Nhật chính là nhìn đồ thị Heiken Ashi khá đầy đặn, có vẻ như dày và sát nhau hơn. Lý do là vì ở đồ thị nến Nhật bình thường, giá mở cửa của phiên sau bằng giá đóng cửa phiên trước (ngoại trừ xuất hiện GAP), các cây nến nối tiếp nhau theo quy luật đuôi – đầu, còn với đồ thị Heiken Ashi, cây nến phía sau bắt đầu từ khoảng chính giữa của thân nến phía trước, nên đồ thị Heiken Ashi không bao giờ xuất hiện GAP. Nhìn vào đặc điểm này có thể phân biệt được đâu là đồ thị nến Nhật bình thường, đâu là Heiken Ashi.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết:
GAP – khoảng trống giá trong chứng khoán là gì?
Tiếp theo, về xu hướng chuyển động thì cả hai gần như giống nhau nhưng đồ thị Heiken Ashi mượt hơn so với đồ thị nến Nhật, đặc biệt ở những chỗ được khoanh tròn trong hình. Sự khác biệt này tồn tại do tính chất trung bình cộng trong công thức tính, nến Heiken Ashi mượt mà hơn, giống như tính chất của đường trung bình trượt MA. Cũng nhờ tính chất mượt hơn này mà đồ thị Heiken Ashi loại bỏ được khá nhiều tín hiệu gây nhiễu.
Thứ ba, trong 2 đoạn xu hướng giảm và tăng được đánh dấu trong hình, ở đồ thị Heiken Ashi, xu hướng giảm hầu như chỉ bao gồm các cây nến đỏ, xu hướng tăng chỉ bao gồm các cây nến xanh. Trong khi ở đồ thị nến Nhật bình thường, xu hướng giảm vẫn xen kẽ các cây nến xanh và xu hướng tăng vẫn xen kẽ khá nhiều cây nến đỏ. Đặc điểm này làm giúp đồ thị Heiken Ashi thể hiện rõ xu hướng của thị trường hơn so với đồ thị nến Nhật.
Thứ tư, mặc dù mức giá hiện tại của thị trường đều đang là 1.18864, được biểu diễn trên đồ thị, nhưng đối với Heiken Ashi, chuyển động của cây nến không thể hiện được mức giá hiện tại của thị trường, không phải là mức giá sẽ được khớp khi đặt lệnh. Chính vì vậy, đồ thị Heiken Ashi là một chỉ báo chứ không phải là biểu đồ giá. Đó là lý do mà Heiken Ashi được đặt ở mục Indicators thay vì là các dạng biểu đồ giá như nến Nhật, thanh hay đường.
2. Ưu và nhược điểm của biểu đồ nến Heiken Ashi
Ưu điểm
- Độ mượt mà của Heiken Ashi giúp cho việc nhận diện xu hướng dễ dàng hơn, bớt các tín hiệu gây nhiễu làm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, trader trước những biến động ngắn hạn.
- Đặc điểm về màu sắc của các nến trong một xu hướng cũng giúp nhận diện xu hướng dễ dàng hơn.
- Được sử dụng trên nhiều khung thời gian khác nhau, tương tự như đồ thị nến Nhật.
Nhược điểm
- Không thể hiện được mức giá hiện tại của thị trường nên không được sử dụng để đặt lệnh.
- Đơn giản chỉ là một chỉ báo nên không thể phát huy hết đặc tính của một biểu đồ giá.
- Phụ thuộc vào dữ liệu giá của phiên giao dịch trước nên các tín hiệu phát ra từ đồ thị Heiken Ashi sẽ chậm hơn so với đồ thị nến Nhật.
- Đặc điểm của nến Heiken Ashi không thể áp dụng được nhiều chiến lược giao dịch với mô hình nến đảo chiều hay tiếp diễn như đối với nến Nhật. Vì đa số các mô hình nến được tạo thành từ đặc điểm của nến Nhật.
- Các tín hiệu dự báo xu hướng của nến Heiken Ashi không hiệu quả trong việc chốt lời.
- Vì các tín hiệu bị trễ hơn so với đồ thị nến Nhật nên việc dự báo xu hướng trên các khung thời gian nhỏ như M1, M5 sẽ không hiệu quả.
- Ít được sử dụng do ít phổ biến hơn.
3. Cài đặt nến Heiken Ashi trên Tradingview
Nếu bạn đã hiểu được biểu đồ nến Heiken Ashi là gì rồi thì hãy đến bước cài đặt biểu đồ nến Heiken Ashi trên Tradingview.
Để cài đặt nến Heiken Ashi trên Tradingview, điều đầu tiên bạn cần làm là tạo tài khoản, đăng nhập và vào chart!
Sau khi tìm hiểu về Tradingview và đăng ký tài khoản xong thì bạn click vào “Biểu đồ” để vào chart phân tích.
Khi đã vào chart, bạn hãy làm theo 2 bước sau:
- Click vào biểu tượng “nến” ở thanh trên cùng.
- Sau đó, click vào dòng thứ tư “Mô hình Heiken Ashi”.
4. Công thức chiến thuật Heiken Ashi
Mỗi nến Heiken Ashi cũng có 4 thành phần bao gồm: giá mở cửa, đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất. Tuy nhiên, công thức để tính 4 giá này không giống với cách tính trong nến Nhật.
Giá mở cửa:
(Giá mở cửa nến trước + Giá đóng cửa nến trước) / 2
Giá đóng cửa:
(Giá mở cửa + Giá đóng cửa + Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 4
Giá cao nhất:
Mức cao nhất trong 3 mức: Cao nhất, mở nến HA, đóng nến HA.
Giá thấp nhất:
Mức thấp nhất trong 3 mức: Thấp nhất, mở nến HA, đóng nến HA
Chính vì các mức giá của mô hình nến Heiken Ashi phụ thuộc vào 2 chỉ số của nến trước đó nên nến Heiken Ashi có độ trễ nhất định do với giá.
5. Cách đọc biểu đồ nến Heiken Ashi
Để sử dụng hiệu quả thì bạn cùng xem cách sử dụng nến Heiken Ashi sau đây. Biểu đồ nến Heiken Ashi có 2 màu cơ bản là màu cam đại diện cho xu hướng tăng và màu đen đại diện cho xu hướng giảm. (Bạn có thể tuỳ chọn màu sắc của nến ở phần cài đặt.) Trong đó:
- Nến cam là nến tăng và không có bóng dưới => dấu hiệu xu hướng tăng vẫn còn tiếp tục.
- Nến màu đen là nến giảm và không có bóng trên => dấu hiệu xu hướng giảm vẫn còn tiếp tục.
- Nến có cả bóng trên và bóng dưới cho thấy thị trường đang có sự do dự => có thể đảo chiều xu hướng.
6. Ứng dụng trong giao dịch với nến Heiken Ashi
Dự báo xu hướng
- Tín hiệu mua vào
Khi xuất hiện hàng loạt (tối thiểu 3 cây liên tiếp) các nến Heiken Ashi xanh (nến tăng) với thân nến dài, bóng nến trên dài, bóng nến dưới ngắn hoặc không có bóng nến thì cho tín hiệu thị trường đang trong xu hướng tăng và sẽ tiếp tục tăng sau đó. Cơ hội để vào lệnh Buy.
- Tín hiệu bán ra
Khi xuất hiện hàng loạt (tối thiểu 3 cây liên tiếp) các nến Heiken Ashi đỏ (nến giảm) với thân nến dài, bóng nến dưới dài, bóng nến trên ngắn hoặc không có bóng nến thì cho tín hiệu thị trường đang trong xu hướng giảm và sẽ tiếp tục giảm sau đó. Cơ hội để vào lệnh Sell.
Sau khi liên tiếp 4 cây nến xanh thân dài, không bóng nến dưới xuất hiện, thị trường đã tăng mạnh ngay sau đó. Các bạn có thể mua vào khi cây nến thứ 4 kết thúc.
Sau khi tăng một thời gian thì xuất hiện liên tiếp 4 cây nến đỏ thân dài, không có bóng nến trên, đây là tín hiệu để các bạn thoát vị thế, đóng lệnh chốt lời. Và thị trường đã đảo chiều giảm ngay sau đó.
Tương tự, sự xuất hiện hàng loạt các cây nến Heiken Ashi đỏ thân dài, không bóng nến trên cho các bạn tín hiệu vào lệnh Sell.
Tuy nhiên, trong tình huống này, nếu các bạn chờ đợi cả 3 cây nến xanh thân dài, không bóng nến dưới liên tiếp nhau xuất hiện rồi mới đóng lệnh thì sẽ không có lợi nhuận hoặc thậm chí thua lỗ, vì khoảng cách vào lệnh và đóng lệnh rất ngắn.
Chính vì thế, khi lựa chọn tín hiệu nến Heiken Ashi để chốt lời, các bạn nên đóng lệnh ngay khi xuất hiện một cây nến xanh thân dài, không bóng nến dưới (đối với lệnh Sell) và đóng lệnh Buy ngay khi xuất hiện một cây nến đỏ thân dài, không bóng nến trên. Có thể kết hợp thêm tín hiệu đảo chiều từ chỉ báo, mô hình nến trên đồ thị nến Nhật.
- Heiken Ashi cung cấp tín hiệu khả năng đảo chiều
Mẫu nến Heiken Ashi cung cấp tín hiệu này chính là nến Doji. Đặc điểm của nến Heiken Ashi Doji cũng giống như nến Nhật Doji thông thường, là nến có thân nến ngắn (gần như đường thẳng), có bóng nến trên và dưới.
Nến Heiken Ashi xuất hiện trong một xu hướng cho thấy thị trường đang do dự. Có 2 khả năng xảy ra, hoặc là sự tạm nghỉ của thị trường, trước khi phe áp đảo tung đòn đưa xu hướng hiện tại đi với lực mạnh mẽ hơn tiếp diễn xu hướng, hoặc là lực của phe áp đảo đang dần yếu đi, tạo cơ hội cho phe còn lại tham gia vào thị trường đảo chiều xu hướng.
Sau khi nến Doji 1 xuất hiện thì xu hướng được tiếp diễn, trong khi nến Doji 2 và 3 xuất hiện lại cho kết quả đảo chiều xu hướng.
Các cây nến Doji được đánh dấu bằng ô vuông xanh không cho kết quả rõ ràng. Trên thực tế, nến Heiken Ashi Doji xuất hiện thường xuyên và không phải sự xuất hiện nào cũng cho tín hiệu giao dịch mạnh mẽ. Chính vì thế, mặc dù bản thân nến Doji thường cung cấp tín hiệu đảo chiều nhưng để giao dịch hiệu quả hơn, các bạn nên sử dụng kết hợp thêm nhiều công cụ phân tích khác, tránh rủi ro trong những tình huống Doji cho tín hiệu tiếp diễn xu hướng hoặc Doji gây nhiễu.
Xu hướng tăng: Heiken Ashi tăng giá giống như một xu hướng nến Nhật bình thường. Tuy nhiên, xu hướng Heiken Ashi được xây dựng chủ yếu bằng nến tăng (cam). Ngoài ra, một xu hướng tăng giá mạnh trên biểu đồ Heiken Ashi có rất ít hoặc không có bóng nến phía dưới.
Xu hướng giảm: Xu hướng giảm Heiken Ashi tương tự như xu hướng tăng nhưng theo hướng ngược lại. Nó được xây dựng chủ yếu bằng nến giảm giá (đen). Ngoài ra, một xu hướng giảm giá mạnh trên biểu đồ Heiken Ashi có rất ít hoặc không có bóng nến phía trên.
Thị trường không có xu hướng rõ ràng (sideways): Nến có cả bóng trên và bóng dưới và chuyển màu liên tục => cho thấy thị trường đang có sự do dự báo hiệu thị trường đang sideways và có thể đảo chiều xu hướng.
Nhận diện một số mô hình giá
Nhờ những đặc điểm như các cây nến có vẻ dày đặc, sát nhau hơn; không có nhiều bóng nến dưới trong xu hướng tăng hoặc không có nhiều bóng nến trên trong xu hướng giảm; và tính chất được làm mượt nên đồ thị nến Heiken Ashi giúp nhận diện các mô hình giá tốt hơn, đặc biệt là các mô hình giá xác định bởi các đường xu hướng. Trong đó, mô hình Tam giác và mô hình Cái nêm là 2 mô hình giá xuất hiện thường xuyên nhất trên đồ thị Heiken Ashi.
Việc nhận diện 2 mô hình này trở nên đơn giản hơn nên quan trọng là các bạn cần xác định chiến lược giao dịch hiệu quả. 2 mô hình này cũng tương đối giống nhau nhưng vẫn có những đặc điểm tạo nên sự khác biệt quan trọng giữa 2 mô hình. Các bạn cần lưu ý về những đặc điểm đó, cũng như cách giao dịch với từng mô hình.
Cách giao dịch với 2 mô hình này trên đồ thị nến Heiken Ashi tương tự như trên đồ thị nến Nhật, các bạn có thể tham khảo các bài viết:
7. 04 lưu ý khi sử dụng biểu đồ nến Heiken Ashi
- Ở giai đoạn sideways bạn có thể kết hợp với các mô hình giá để tín hiệu chắc chắn hơn.
- Mô hình nến Heiken Ashi còn được dùng để xác định sóng Elliott.
- Giá hiện thị ở mô hình nến Heiken Ashi luôn có 2 giá trị: giá hiện tại của cặp giao dịch và giá được tính bằng nến Heiken Ashi. Bạn nên lưu ý để tránh nhầm lẫn 2 giá trị này.
- Sai lầm thường gặp nhất khi sử dụng mô hình nến Heiken Ashi đó là ra hoặc vào vị thế dựa vào màu sắc của nến. Bạn nên chú ý thêm cái đặc điểm về thân và bóng nến để xác định chính xác xu hướng.
Vừa rồi là tất cả kiến thức về biểu đồ nến Heiken Ashi. Những nến tăng mà không có bóng nến dưới thể hiện một xu hướng tăng mạnh. Bạn có thể vào vị thế mua hoặc thoát bớt vị thế bán.
Một nến nhỏ có bóng nến trên và dưới thể hiện sự do dự của thị trường và có khả năng thay đổi xu hướng. Bạn có thể vào vị thế tại lúc này đợi xu hướng được xác nhận. Những nến đỏ mà không có bóng nến trên thể hiện một xu hướng giảm mạnh. Bạn có thể vào vị thế bán hoặc thoát bớt vị thế mua.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán cho người mới bắt đầu
Naked trading – một phương pháp đầu tư thú vị cho các trader “sành sỏi”
Hy vọng Libra24h.com đã giúp các bạn có thể áp dụng cách sử dụng nến Heiken Ashi hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Chi Nguyễn