1. Sự lao dốc mạnh mẽ của Bitcoin
Với việc Bitcoin xoay sở để đạt mức cao nhất là 69.000 đô la trong năm nay. Nhiều nhà đầu tư lẫn không ít chuyên gia hồ hởi dự báo đồng tiền mã hóa vốn hóa lớn nhất thị trường này sẽ sớm cán mốc 100.000 đô la vào cuối năm, hoặc nếu chậm hơn thì trong quý I/2022. Thay vì thế, giá bitcoin bắt đầu hành trình tuột dốc chóng mặt và lớp lớp nhà đầu tư lao vào bắt đáy sớm đều bị nhấn chìm trước lực bán tháo mạnh hơn sau đó và dao động quanh mức 50.000 đô la.
Hayden Hughes, Giám đốc điều hành Công ty Alpha Impact ở Singapore, nhận xét: “Các vị thế ký quỹ bị thanh lý càng làm gia tăng áp lực vì các đồng tiền mã hóa được giữ làm tài sản thế chấp bị buộc phải bán để trả cho các khoản vay ký quỹ”. Hay nhà báo Molly Jane Zuckerman chuyên về mảng crypto lập luận rằng: “Một số nhà đầu tư tiền điện tử thật sự vô ơn và trở nên mất tầm nhìn về việc ngành công nghiệp đã phát triển bao xa trong năm nay”.
Ngoài ra, Elon Musk cũng tạo ra các tác động to lớn đối với thị trường tiền điện tử – cryptocurrency. Ông đã gây xôn xao bằng cách thêm hashtag #bitcoin vào tiểu sử Twitter của mình và thông báo rằng Tesla đã mua 1,5 tỷ đô la BTC. Mặc dù ban đầu nhà sản xuất xe điện này cho phép sử dụng Bitcoin làm phương thức thanh toán, nhưng ông đã bắt tay vào một cuộc lật ngược tình thế giật gân vì những mối lo ngại liên quan đến môi trường. Điều này có biến Musk từ một anh hùng tiền điện tử thành một kẻ phản diện. Từ đó, đặt ra cho chúng ta một câu hỏi: Liệu có cơ hội nào để Tesla cho phép các giao dịch BTC vào năm 2022 hay không?
2. Sự trỗi dậy của nhiều loại tiền điện tử mới
Ngoài Bitcoin, Elon Musk còn là người thổi giá Dogecoin và Shiba Inu coin (SHIB) hay thậm chí đồng Babydoge, vô hình chung khởi xướng nên phong trào đầu tư “meme coin” trên toàn thế giới quý II/2021.
Sinh ra như những trò đùa, thế nhưng tính từ đầu năm 2021 đến mốc ATH gần nhất, giá Dogecoin đã tăng trưởng hơn 116 lần, trong khi giá SHIB tăng hơn 500.000 lần. Cả 2 token hiện nằm trong nhóm những đồng crypto lớn nhất thế giới.
Molly Jane cũng tiết lộ dữ liệu CoinMarketCap độc quyền tiết lộ các đồng tiền mặt chó phổ biến nhất vào năm 2021. Tưởng rằng Dogecoin sẽ đứng đầu danh sách này vì đã có sự gia tăng đột biến 15.000% từ tháng 1 đến tháng 5, thế nhưng kết quả lại là không.
Ngoài meme coin, giai đoạn giữa và cuối năm 2021 còn là thời điểm bùng nổ của nhiều xu hướng chủ đạo như DeFi, NFT, GameFi hay Metaverse, đặc biệt là sự xuất hiện của đồng Squid. Đồng Squid được bắt nguồn từ ý tưởng rằng nó sẽ là một mã điện tử để các nhà đầu tư có thể tham gia chơi cho một trò chơi trực tuyến lấy cảm hứng từ loạt phim ăn khách “Squid Game” của Netflix.
Theo CoinMarketCap, giá của đồng Squid đạt đỉnh là 2.861 USD trước khi giảm xuống còn 0 USD. Gizmodo mô tả sự cố này như một màn “ăn no rút ván”, nơi những người tạo ra tiền điện tử kiếm tiền nhanh chóng “và rút hết thanh khoản khỏi sàn giao dịch”. Và chỉ sau một thời gian ngắn, trang web, được lưu trữ tại SquidGame.cash cùng với các tài khoản xã hội của nó, dường như đã “lặn mất tăm” sau khi giá trị tăng vọt hơn 310.000% và khiến các nhà đầu tư mất trắng 2,1 triệu USD. Hiện chưa có thông tin nào về kẻ đứng sau vụ lừa đảo trị giá 2,1 triệu USD này.
3. Dấu ấn trên chiến trường pháp lý
Giới quan sát tin rằng 2021 là năm thành công của thị trường tiền mã hóa. Không chỉ về giá trị, thị trường còn đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng về vấn đề pháp lý trên nhiều khía cạnh, cả tiêu cực lẫn tích cực.
Bước sang đầu quý II/2021, thị trường crypto ngập trong FOMO khi giá Bitcoin vượt 60.000 USD/đồng và lập ATH quan trọng ở mốc 63.502 USD/đồng hôm 13/4. Tâm lý hưng phấn khiến nhiều chuyên gia dự đoán giá Bitcoin có khả năng vượt ngưỡng 100.000 USD trong nay mai.
Kể từ quý II/2017 luôn là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của Bitcoin. Song, tiền điện tử một lần nữa chứng tỏ sự nhạy cảm với tin tức khi lao dốc phi mã vào giữa tháng 5, thời điểm giới chức Trung Quốc tung hàng loạt biện pháp trấp áp hoạt động giao dịch và khai thác tiền mã hóa.
Áp lực bán tháo trước tin tức tiêu cực khiến giá Bitcoin giảm hơn 50%, chạm đáy dưới 30.000 USD/đồng. Đây cũng là mức giá thấp nhất của Bitcoin trong năm 2021.
Dù nhanh chóng hồi phục lên mốc 40.000 USD/đồng vài ngày sau đó, đòn giáng của chính phủ Trung Quốc vẫn xóa tan mọi thành quả mà Bitcoin từng đạt được. Trong vòng một năm, chính quyền Bắc Kinh đã có 3 lần thắt chặt lĩnh vực tiền mã hóa vào tháng 5, 9 và 11. Cả 3 lần đều khiến giá Bitcoin sụt giảm nghiêm trọng.
Giới chức nước này cho rằng tiền mã hóa đang gây gián đoạn đến trật tự kinh tế và tài chính, đồng thời là lỗ hổng cho hoạt động rửa tiền, gây quỹ trái phép và gian lận. Mặc dù vậy, CoinTelegraph nhận định cuộc đàn áp tiền mã hóa của chính phủ Trung Quốc nhằm mục đích dọn đường cho đồng nhân dân tệ kỹ thuật số.
Tuy nhiên, thị trường crypto vẫn được nhà đầu tư hay tổ chức nước ngoài ủng hộ. Việc nhiều tổ chức lớn như MicroStrategy mạnh tay bắt đáy Bitcoin là chất xúc tác củng cố tinh thần của cộng đồng nhà đầu tư cá nhân.
Bất chấp FUD từ Trung Quốc, thị trường trong quý III ngập tràn triển vọng khi tin vui liên tục nối tiếp. Nhiều công ty, tổ chức bắt đầu đón sóng crypto bằng cách tung ra hàng loạt dịch vụ hỗ trợ người dùng.
Ở góc độ pháp lý, khác hẳn Trung Quốc, giới chức Mỹ bắt đầu tiếp cận lĩnh vực tiền mã hóa với thái độ mềm mỏng hơn.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) Gary Gensler thậm chí bày tỏ quan điểm tích cực đối với sự ra đời của các quỹ ETF Bitcoin. Còn theo Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Washington sẽ chủ động sử dụng các quy định để điều tiết thị trường tiền mã hóa và không đưa ra biện pháp tiêu cực.
Một số quốc gia khác như El Salvador cũng dang tay đón nhận Bitcoin. Quốc gia Trung Mỹ này thậm chí là quốc gia đầu tiên áp dụng Bitcoin là đơn vị tiền tệ thanh toán hợp pháp.
Trên đây là tổng hợp những thông tin nổi bật về tiền điện tử crypto vào năm 2021. Hy vọng các bạn đọc đón xem các bài viết tiếp theo của Libra24h.com.
Xem thêm:
Nguồn: Tổng hợp
Hà Thương