Margin Level là một khái niệm quan trọng trong thị trường Forex, đặc biệt là đối với những nhà giao dịch mới bắt đầu tham gia. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về Margin Level, cách tính toán nó và vai trò của nó trong việc quản lý rủi ro trong giao dịch.
Margin Level là gì?
Margin Level (mức ký quỹ) là một chỉ số được tính toán dựa trên tỷ lệ giữa Tài khoản Margin và Tổng giá trị các lệnh mở. Để hiểu rõ hơn về Margin Level, ta cần phải hiểu 3 khái niệm liên quan đến Margin:
- Tài khoản Margin: là số tiền được đặt cọc vào tài khoản giao dịch của bạn để đảm bảo cho các lệnh giao dịch của bạn. Tài khoản Margin được tính dựa trên tỷ lệ ký quỹ (leverage) được sử dụng trong giao dịch.
- Ký quỹ (Leverage): là một công cụ được sử dụng để tăng lợi nhuận trong giao dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng ký quỹ cũng tăng rủi ro trong giao dịch.
- Margin: là số tiền được yêu cầu để mở một lệnh giao dịch. Margin được tính bằng cách nhân ký quỹ với giá trị của lệnh.
Vì vậy, Margin Level thể hiện tỷ lệ giữa Tài khoản Margin và Tổng giá trị các lệnh mở.
Cách tính Margin Level
Margin Level hay mức ký quỹ có công thức tính như sau:
Margin Level = (Equity/Used Margin)*100%
hay Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu/Ký quỹ đã sử dụng)*100%
Qua công thức trên, chúng ta có thể thấy được Margin Level phụ thuộc vào 2 đại lượng là Equity (vốn chủ sở hữu) và Used Margin (ký quỹ đã sử dụng).
Trong đó:
Equity (vốn chủ sở hữu): hay còn được gọi là số dư tức thời của tài khoản, nghĩa là Equity sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận/thua lỗ của lệnh đang chạy. Equity = Balance +/- Floating P/L.
- Balance (số dư tài khoản): chính là số dư hiện tại của tài khoản, không tính đến phần lợi nhuận hoặc thua lỗ của lệnh đang chạy. Khi trader nạp tiền vào tài khoản lần đầu tiên thì Balance chính bằng số tiền nạp ban đầu này. Mỗi khi tất cả các vị thế mở bị đóng lại, lợi nhuận hoặc thua lỗ sẽ chính thức được kết chuyển vào tài khoản, từ đó balance sẽ được cập nhật lại và không đổi cho đến khi có bất kỳ một lệnh mới nào được thực hiện.
- Floating P/L: viết đầy đủ là Floating Profit/Loss (Lợi nhuận/thua lỗ thả nổi), là lợi nhuận hoặc thua lỗ của các lệnh đang chạy. Chỉ khi nào các lệnh được đóng lại thì đó mới trở thành lợi nhuận/thua lỗ chính thức của lệnh và lúc đó Balance mới thay đổi.
Trường hợp Floating P/L = 0, tức không có lệnh đang chạy hoặc có lệnh đang chạy nhưng giá không thay đổi so với lúc khớp lệnh thì Equity = Balance.
Used Margin (ký quỹ đã sử dụng): tổng tất cả các khoản ký quỹ của các lệnh đang chạy.
Free Margin (ký quỹ tự do hay ký quỹ còn dư): cho biết tài khoản có thể mở thêm lệnh mới hay không, nếu Free Margin = 0 nghĩa là không còn ký quỹ để có thể thực hiện thêm lệnh mới. Free Margin = Equity – Used Margin
Margin Level ảnh hưởng đến giao dịch của trader như thế nào?
Trong trường hợp Margin Level (mức ký quỹ) giảm xuống thấp hơn 100%, lúc này, Free Margin <0, tài khoản không đủ khả năng để thực hiện thêm các lệnh mới và cho đến khi Margin Level giảm đến một tỷ lệ cụ thể nào đó, chẳng hạn như 80% thì sàn sẽ gửi cảnh báo đến cho tài khoản của trader.
Cảnh báo này được gọi là Margin Call và tỷ lệ 80% trong trường hợp này chính là Margin Call Level.
Phụ thuộc vào mỗi broker mà Margin Call Level sẽ khác nhau, có thể là 100%, 80% hoặc 60%… và cảnh báo này sẽ được gửi qua email hoặc điện thoại.
Mục đích của cảnh báo Margin Call chính là muốn trader phải tác động vào tài khoản của mình để Free Margin và Margin Level có thể tăng lên lại nếu muốn đặt thêm lệnh mới.
Có 2 cách mà trader có thể tác động vào tài khoản để tăng Margin Level:
- Cách 1: Nạp thêm tiền vào tài khoản → Balance tăng → Equity tăng → Margin Level và Free Margin tăng.
- Cách 2: Đóng bớt lệnh đang chạy → Used Margin giảm → Margin Level và Free Margin tăng.
Trong trường hợp trader không can thiệp vào tài khoản và thị trường thì vẫn tiếp tục di chuyển theo hướng bất lợi cho giao dịch của trader thì Floating P/L càng âm, Margin Level càng giảm, và khi Margin Level tiếp tục giảm đến một tỷ lệ nào đó, thấp hơn Margin Call Level, chẳng hạn như 50% thì Stop Out sẽ xảy ra. Đây chính là sự kiện kinh khủng nhất đối với các forex trader. 50% trong trường hợp này là Stop Out Level.
Khi Stop Out xảy ra, sàn forex sẽ có quyền đóng lệnh của trader theo thứ tự khối lượng giao dịch giảm dần cho đến khi Margin Level tăng lên trên mức an toàn, tức lớn hơn Stop Out Level, nhưng nếu Margin Level vẫn thấp hơn Margin Call Level thì Margin Call vẫn tiếp tục xảy ra và vòng luẩn quẩn này có thể sẽ được tiếp diễn mãi. Nhưng nếu như Margin Level vẫn không được cải thiện nữa thì sàn sẽ đóng tất cả các lệnh của trader lại. Đó chính là điều tồi tệ nhất.
Tuy nhiên, trên thực tế, khi Margin Level chạm đến Margin Call Level thì sẽ rất nhanh tiến đến Stop Out Level mà trader có thể sẽ chưa kịp làm gì để cứu tài khoản của mình. Do đó, cách tốt nhất để Stop Out không xảy ra chính là đừng để Margin Call xảy ra.
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ về Margin Level ở bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn thuật ngữ này và trả lời được những câu hỏi liên quan. Chúc bạn sẽ áp dụng tốt những kiến thức này và phân tích đầu tư tài chính sàn forex hiệu quả.Để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về tài chính, hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của Libra24h.com nhé!