Lịch Kinh Tế theo Thời Gian Thực được cung cấp bởi Investing.com Việt Nam
Lịch Kinh Tế theo Thời Gian Thực được cung cấp bởi Investing.com Việt Nam
Lịch kinh tế là lịch trình thời gian công bố các sự kiện kinh tế tài chính, chính trị có thể ảnh hưởng đến sự chuyển động của giá của một phần hoặc của cả một thị trường. Lịch kinh tế đươc xem là công cụ quan trọng để các nhà đầu tư phân tích thị trường và lập kế hoạch giao dịch, phân bổ danh mục đầu tư phù hợp.
Thông thường, các sự kiện như vậy được công bố trên lịch kinh tế theo ngày, tuần và tháng của một năm cụ thể.
Lịch kinh tế sẽ cung cấp những thông tin cần thiết, bao gồm:
Mỗi trang web sẽ có các phiên bản lịch kinh tế khác nhau, nhưng thường được xếp theo mức độ tác động đến thị trường:
Thông thường, các sự kiện kinh tế và chính trị sẽ khiến thị trường biến động, giá có thể tăng hoặc giảm rất mạnh, điều này ảnh hưởng rất lớn đến các giao dịch vào những thời điểm phát hành tin tức. Một số nhà đầu tư sẽ chủ động tìm kiếm cơ hội giao dịch trong những tởi điểm biến động, ngược lại cũng có một số người cố gắng hạn chế không giao dịch trong những thời điểm ra tin đó.
Qua đó, lịch kinh tế sẽ là công cụ để các nhà đầu tư chủ động theo dõi lịch trình của các sự kiện quan trọng. Những thông tin đó sẽ giúp nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng của thị trường và tận dụng các cơ hội giao dịch phù hợp.
Lịch kinh tế thường được cập nhật miễn phí trên các trang web tài chính như ForexFactory, Investing.com,…
Hoa kỳ, Châu Âu, Anh, Canada, New Zealand, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Úc và Đức là những quốc gia và vùng lãnh thổ cần được ưu tiên vì tiền tệ của các quốc gia này cấu thành tỷ giá của 7 cặp tiền tệ chính bao gồm AUD/USD, EUR/USD, GBP/USD, NZD/USD, USD/CAD, USD/JPY, USD/CHF chiếm hơn 80% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại hối và 28 cặp tiền tệ chéo và các cặp tiền tệ phụ khác.
Chúng ta cần theo dõi thêm những thông tin kinh tế của Đức vì Đức là nền kinh tế dẫn đầu khu vực đồng tiền chung Châu Âu nên những thông tin quan trọng từ nền kinh tế quốc gia này đều ảnh hưởng đến giá trị của EUR. Ngoài ra bạn có thể theo dõi thêm thông tin kinh tế từ các quốc gia chứa loại tiền tệ mà bạn thường xuyên giao dịch.
Chỉ số PMI tổng hợp đo lường sức mua hàng theo từng lĩnh vực. Khi số liệu thực tế của chỉ số PMI trên 50, sẽ cho thấy sự mở rộng theo lĩnh vực được công bố; ngược lại, nếu giá trị thực tế dưới 50 cho thấy sự thu hẹp.
Đây là chỉ số quan trọng cho thấy hiệu suất tổng thể của nền kinh tế.
=> Nếu số liệu PMI được công bố cao hơn so với số liệu PMI dự kiến, thì sẽ được xem là tích cực và giúp tiền tệ tăng giá. Ngược lại, nếu số liệu PMI công bố thấp hơn so với PMI dự kiến, thì sẽ được xem là tiêu cực và có thể khiến loại tiền tệ đó giảm giá.
Đây là chỉ số PMI thuộc khu vực sản xuất và phi sản xuất của Viện Quản lý Cung ứng (ISM) tại Hoa Kỳ.
=> Nếu số liệu PMI được công bố cao hơn so với số liệu PMI dự kiến, thì sẽ được xem là tích cực và giúp đồng USD tăng giá. Ngược lại, nếu số liệu PMI công bố thấp hơn so với PMI dự kiến, thì sẽ được xem là tiêu cực và khiến đồng USD giảm giá.
Interest Rate Decision – Quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương, đây là một sự kiện quan trọng, nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ những thay đổi trong lãi suất của các loại tiền tệ chính, vì lãi suất ngắn hạn sẽ là yếu tố chính quyết định tỷ giá.
=> Nếu lãi suất được công bố cao hơn so với mức lãi suất dự kiến sẽ được xem là tích cực và giúp tiền tệ tăng giá. Ngược lại, nếu lãi suất được công bố thấp hơn mức lãi suất dự kiến thì sẽ được xem là tiêu cực và có thể khiến loại tiền tệ đó giảm giá giá trị một loại tiền tệ.
Bản công bố lãi suất là công cụ để Ngân hàng Trung ương công bố kết quả về quyết định lãi suất và thảo luận về các điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến quyết định này.
=> Nếu tuyên bố có chiều hướng nới lỏng hơn dự kiến thì có thể được coi là tiêu cực và khiến tiền tệ giảm giá. Ngược lại, nếu tuyên bố có chiều hướng thắt chặt hơn dự kiến thì có thể được coi là tích cực và giúp tiền tệ tăng giá.
Đây được xem là thước đo về sự thay đổi số lượng người được tuyển dụng. Số lượng việc làm mới được tạo được xem là một chỉ số quan trọng về chi tiêu của người tiêu dùng.
=> Nếu dữ liệu được công bố cao hơn so với dự kiến thì sẽ được xem là tích cực, giúp tiền tệ tăng giá. Ngược lại, nếu số việc làm mới ít hơn so với mức dự kiến thì sẽ được xem là tiêu cực và khiến tiền tệ giảm giá.
Unemployment Rate – Tỷ Lệ Thất Nghiệp: Đây là dữ liệu để đo lường tỷ lệ phần trăm trong tổng số lực lượng lao động thất nghiệp và tỉ lệ người có việc làm trong tháng trước.
Unemployment Change – Thay Đổi Thất Nghiệp: thước đo về sự thay đổi số lượng người thất nghiệp trong tháng trước.
=> Nếu số liệu mới được công bố cao hơn số liệu dự kiến thì sẽ được xem là tiêu cực và khiến tiền tệ giảm giá. Ngược lại, nếu số liệu mới được công bố thấp hơn so với dự kiến thì sẽ được xem tích cực và giúp tiền tệ tăng giá.
CPI là chỉ số đo lường sự thay đổi của giá hàng hóa và dịch vụ dựa trên quan điểm của người tiêu dùng. Chỉ số này cho thấy những thay đổi trong xu hướng mua hàng và là công cụ quan trọng để đo lường tỉ lệ lạm phát.
=> Nếu chỉ số mới được công bố cao hơn mức dự kiến thì sẽ được xem là tích cực và giúp tiền tệ tăng giá. Ngược lại, nếu chỉ số mới được công bố thấp hơn so với mức dự kiến thì sẽ được xem là tiêu cực và khiến tiền tệ giảm giá.
PPI là chỉ số đo lường sự thay đổi về giá hàng hóa bán ra của các nhà sản xuất. Đây cũng là một chỉ báo hàng đầu để do lường tỳ lệ lạm phát giá tiêu dùng, chiếm phần lớn tỳ lệ lạm phát chung.
=> Nếu chỉ số công bố cao hơn so với mức dự kiến thì sẽ được xem là tích cực và giúp tiền tệ tăng giá. Ngược lại, nếu chỉ số công bố thấp hơn so với dự kiến thì sẽ được xem là tiêu cực và khiến tiền tệ giảm giá.
Tổng sản phẩm quốc nội là một trong những chỉ tiêu về kinh tế được quan tâm nhất, chỉ số này đánh giá tổng quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cùng với mức độ phát triển của một quốc gia.
=> Nếu số liệu công bố cao hơn so với mức dự kiến thì sẽ được xem là tích cực và giúp tiền tệ tăng giá. Ngược lại, nếu số liệu công bố thấp hơn so với dự kiến thì sẽ được xem là tiêu cực và khiến tiền tệ giảm giá.
Bài phát biểu của những người đứng đầu các Ngân hàng Trung ương sẽ cung cấp cho các nhà giao dịch những manh mối liên quan đến chính sách tiền tệ trong tương lai. Những bài phát biểu này có thể tạo nên một xu hướng tích cực hoặc tiêu cực trong ngắn hạn đối với giá trị một loại tiền tệ.
Doanh số bán lẻ là một chỉ số quan trọng, nó cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng và chiếm phần lớn trong hoạt động kinh tế tổng thể.
=> Nếu số liệu công bố cao hơn so với mức dự kiến thì sẽ được xem là tích cực và giúp tiền tệ tăng giá. Ngược lại, nếu số liệu công bố thấp hơn so với dự kiến thì sẽ được xem là tiêu cực và khiến tiền tệ giảm giá.
Dữ liệu về dự trữ dầu thô của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) là dữ liệu cho thấy sự thay đổi hàng tuần về số lượng thùng dầu thô thương mại mà các công ty Hoa Kỳ nắm giữ. Mức độ tồn kho sẽ tác động đến giá các sản phẩm xăng dầu, thậm chí có thể tác động đến lạm phát.
=> Nếu số lượng Dự trữ Dầu thô được báo cáo tăng nhiều hơn dự kiến, điều đó cho thấy nhu cầu yếu hơn và giá dầu thô đang giảm. Ngược lại, nếu số lượng Dự trữ Dầu thô được báo cáo ít hơn so với dự kiến, sẽ cho thấy nhu cầu lớn hơn và giá dầu thô sẽ tăng.
Đề nghị trợ cấp thất nghiệp lần đầu là dữ liệu cho thấy số lượng người đã nộp đơn bảo hiểm thất nghiệp lần đầu tiên trong tuần qua. Đây là dữ liệu kinh tế sớm nhất của Hoa Kỳ, được báo cáo theo từng tuần.
=> Nếu số đề nghị xin trợ cấp cao hơn mức dự kiến thì sẽ được xem là tích cực và giúp đồng USD tăng giá. Ngược lại, nếu số đề nghị xin trợ cấp thấp hơn mức dự kiến thì sẽ được xem là tiêu cực và khiến đồng USD giảm giá.
Đây là chỉ số đo lường sự thay đổi trong chi phí các doanh nghiệp và chính phủ trả cho người lao động, bao gồm cả tiền thưởng. Báo cáo này cho thấy một dấu hiệu tốt về sự tăng trưởng thu nhập cá nhân trong tháng nhất định.
=> Nếu chỉ số được công bố cao hơn mức dự kiến thì sẽ được xem là tích cực và giúp tiền tệ tăng giá. Ngược lại, nếu chỉ số được công bố thấp hơn mức dự kiến thì sẽ được xem là tiêu cực và khiến tiền tệ giảm giá.
Đây là dữ liệu cho thấy sự thay đổi về số lượng giấy phép xây dựng mới do chính phủ cấp. Giấy phép xây dựng là một chỉ số chính về nhu cầu trên thị trường nhà ở.
=> Nếu số liệu được công bố cao hơn mức dự kiến thì sẽ được xem là tích cực và giúp đồng USD tăng giá. Ngược lại, nếu số liệu được công bố thấp hơn mức dự kiến thì sẽ được xem là tiêu cực và khiến đồng USD giảm giá.
Đây là thước đo về sự thay đổi trong việc làm phi nông nghiệp, tư nhân hàng tháng, dựa trên dữ liệu về bảng lương của khoảng 400.000 doanh nghiệp ở Hoa Kỳ. Dữ liệu này sẽ được phát hành trước hai ngày so với dữ liệu của chính phủ, là một dự đoán tốt về báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của chính phủ.
Đây là dữ liệu đo lường sự thay đổi về số lượng người làm việc trong tháng trước, ngoại trừ ngành nông nghiệp. Bảng lương phi nông nghiệp được xem là chỉ số quan trọng nhất về chi tiêu của người tiêu dùng, chiếm phần lớn trong hoạt động kinh tế.
=> Nếu dữ liệu được công bố cao hơn mức dự kiến thì sẽ được xem là tích cực và giúp đồng USD tăng giá. Ngược lại, nếu dữ liệu được công bố thấp hơn mức dự kiến thì sẽ được xem là tiêu cực và khiến đồng USD giảm giá.
Báo cáo này bao gồm dự báo của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) về lạm phát và tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ trong 2 năm tới. Một phần quan trọng của báo cáo là phân tích dự báo lãi suất của từng thành viên FOMC.
Bản tuyên bố từ Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC) của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ là bản công bố về chính sách tiền tệ, bao gồm kết quả của cuộc bỏ phiếu về quyết định lãi suất, thảo luận về triển vọng kinh tế và cung cấp manh mối về kết quả của các cuộc bỏ phiếu khác trong tương lai.
=> Nếu tuyên bố có chiều hướng nới lỏng hơn dự kiến thì có thể được coi là tiêu cực và khiến đồng USD giảm giá. Ngược lại, nếu tuyên bố có chiều hướng thắt chặt hơn dự kiến thì có thể được coi là tích cực và giúp đồng USD tăng giá.
Các nhà giao dịch cần theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của lãi suất vì lãi suất ngắn hạn là yếu tố chính trong việc định giá USD và tỷ giá các các cặp tiền.
=> Nếu số liệu được công bố cao hơn so với mức dự kiến sẽ được xem là tích cực và giúp đồng USD tăng giá. Ngược lại, nếu số liệu được công bố thấp hơn so với mức dự kiến sẽ được xem là tiêu cực và khiến đồng USD giảm giá.
Đây là chỉ số đánh giá mức độ tương đối của các điều kiện kinh doanh chung ở Philadelphia. Tỷ lệ dương sẽ cho thấy điều kiện kinh doanh đang được cải thiện; tỷ lệ âm cho biết điều kiện bất ổn. Dữ liệu được tổng hợp từ một cuộc khảo sát khoảng 250 nhà sản xuất trong khu dự trữ liên bang Philadelphia.
=> Nếu số liệu công bố cao hơn so với mức dự kiến sẽ được xem là tích cực và giúp đồng USD tăng giá. Ngược lại, nếu số liệu được công bố thấp hơn so với mức dự kiến sẽ được xem là tiêu cực và khiến đồng USD giảm giá.
Bài viết liên quan: