1. IFO là gì?
IFO là cụm từ viết tắt của Initial Fork Offering. Mỗi một đợt Hard Fork (một bản nâng cấp nhưng lại không tương thích với blockchain cũ) để xuất hiện một đồng coin mới thì chủ sở hữu đồng coin cũ cũng đồng thời sở hữu đồng coin mới. Bên cạnh đó, đơn vị quản lý đợt Hard Fork cũng sẽ có thêm các lựa chọn bonus để kích thích sự phát triển của đồng coin mới mẻ của mình. Điều này sẽ tạo nên sự kích thích cho cộng đồng đầu tư vào đồng coin cũ để được hưởng lợi từ đợt Hard Fork, đó chính là khái niệm của IFO.
Với sự trợ giúp của IFO, người dùng có thể tham gia “bán trước” (pre-sale) được tổ chức thông qua DEX để nhận mã thông báo trước khi niêm yết trên các sàn giao dịch tương ứng. Thông thường, các nhóm DEX sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các dự án trước khi tổ chức IFO chính thức.
Các nền tảng Dapp nổi bật nhất được sử dụng trên DEX đã giới thiệu IFO có thể kể đến như PancakeSwap và StreetSwap.
Hệ thống này cho phép tạo ra lợi nhuận bền vững cho người dùng và nó tạo ra tính thanh khoản ban đầu cho mã thông báo tương ứng. Trên hết, một nửa số tiền huy động được sẽ được đốt trong CAKE nếu việc bán hàng hoàn tất.
IFO có những đặc điểm giống là khác với khác với 2 hình thức gọi vốn khá phổ biến hiện nay là IEO và ICO. Cả ba phương pháp này đều là cách để gây quỹ cho các dự án tiền điện tử. Những phương pháp phát hành token này thường được thực hiện trên một sàn giao dịch, đôi khi trên các trang web của dự án hoặc các phương pháp “pre-sale” khác được sử dụng.
Xem thêm: IDO là gì? Phân biệt ICO, IEO và IDO
2. Rủi ro khi tham gia IFO
Nếu quan sát thường xuyên các đợt Hard Fork thì sẽ thấy đa phần các đợt hard fork chỉ là lừa đảo, có rất ít Fork (quá trình sao chép phần mềm gốc đồng thời điều chỉnh thay đổi cải thiện hơn so với phiên bản blockchain cũ) mang lại sự cải tiến.
Các sàn giao dịch buộc phải hỗ trợ các đồng coin này hoặc bị người dùng của mình rời qua các sàn giao dịch khác có niêm yết đồng coin đó. Và khi các sàn giao dịch bắt đầu niêm yết token đó lên, thanh khoản của nó sẽ tăng lên. Đó là một cách dễ dàng để buộc các sàn giao dịch niêm yết một đồng nào đó, ít nhất là được một khoảng thời gian.
Khi tham gia IFO bạn sẽ gặp phải rủi ro thường thấy nhất – Tổn thất tạm thời (Impermanent Loss) diễn ra khi giá của các token của bạn thay đổi so với khi bạn nạp chúng vào pool. Thay đổi càng lớn thì tổn thất cũng càng lớn.
Impermanent Loss có thể hiểu là Tổn thất tạm thời xảy ra trong quá trình tham gia. Khi bạn cung cấp thanh khoản cho một pool thanh khoản (tập hợp các khoản tiền được khóa trong một hợp đồng thông minh) và giá của các tài sản đã nạp vào của bạn thay đổi so với khi bạn nạp tiền vào. Thay đổi càng lớn thì càng có khả năng bạn gặp phải Tổn thất tạm thời.
Trong trường hợp này, tổn thất có nghĩa là giá trị một đồng đô la nhỏ hơn tại thời điểm bạn rút tiền so với thời điểm bạn nạp tiền vào.
Các pool chứa tài sản này có một phạm vi giá khá nhỏ, có ít khả năng gặp Tổn thất tạm thời. Các đồng coin ổn định hoặc các phiên bản wrapped khác của đồng coin chẳng hạn, vẫn sẽ nằm trong một phạm vi giá tương đối. Trong trường hợp này, các nhà cung cấp thanh khoản (LP) sẽ gặp ít rủi ro tổn thất tạm thời hơn.
Tổn thất này chỉ xảy ra khi tỷ giá giữa hai loại tài sản thay đổi so với lúc người dùng ký quỹ. Chúng sẽ về lại giá trị cũ nếu như tỷ giá của hai loại tài sản đó khôi phục lại như ban đầu. Tuy nhiên tổn thất tạm thời có thể trở thành tổn thất vĩnh viễn nếu tỷ giá của chúng không bao giờ về lại như cũ hoặc người dùng rút tiền ra khỏi pool thanh khoản khi tỷ giá đã biến động.
Xem thêm: ICO là gì? Có nên đầu tư vào ICO hay không?
3. Để tránh gặp Tổn thất tạm thời
Chờ tỷ lệ giữa hai loại tiền điện tử khôi phục như ban đầu
Vì đây chỉ là tổn thất tạm thời, chúng sẽ biến mất nếu tỷ giá giữa hai loại coin về lại như cũ.
Ví dụ: Nếu giá của ETH về lại như ban đầu thì tỷ lệ tổn thất tạm thời sẽ về 0%. Tuy nhiên cách này không phải là tối ưu do biến động bất thường của tiền điện tử, tỷ giá giữa chúng có thể không bao giờ trở về như ban đầu. Lúc này tổn thất tạm thời sẽ trở thành vĩnh viễn.
Ngừng cung cấp thanh khoản khi thị trường sắp biến động mạnh
Người dùng sẽ không có Impermanent Loss nếu không cung cấp thanh khoản.
Người dùng nên áp dụng hành động này khi coin sắp bước vào thời kỳ tăng trưởng mạnh. Lúc này lợi nhuận của việc cung cấp thanh khoản đã không thể bù đắp lại tổn thất tạm thời nên việc dừng cung cấp thanh khoản là điều nên làm.
Chọn những pool thanh khoản có lợi nhuận lớn hơn Impermanent Loss
Lợi nhuận của việc cung cấp thanh khoản dựa vào khối lượng giao dịch. Do đó các pool thanh khoản có khối lượng giao dịch càng cao thì lợi nhuận đem lại càng lớn. Người dùng có thể tìm đến những pool thanh khoản có lợi nhuận lớn nhất của AMM (các công cụ đem lại tính thanh khoản tự động cho các sàn giao dịch) để bù lại khoản lỗ.
Chọn những pool thanh khoản có biến động thấp
Do tổn thất tạm thời diễn ra vì biến động giá, những cặp tiền điện tử có mức độ ổn định cao sẽ có tổn thất tạm thời rất nhỏ. Người dùng có thể chọn những cặp stable coin để không thể gây tổn thất, bù lại, lợi nhuận của chúng thường thấp.
Tham gia IFO cũng là một trong những cách kiếm được cho người dùng một khoản lợi nhuận giá trị. Tuy nhiên việc tham gia IFO phải đi kèm tính toán Impermanent Loss – công việc quan trọng vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận sau cùng. Rất có thể những pool farm thanh khoản có lợi nhuận béo bở lại gây lỗ vốn nên người dùng hãy tính toán cẩn thận trước khi tham gia farm.
Hy vọng với những kiến thức trên, các bạn đã hiểu được những thông tin cơ bản của IFO và những vấn đề khi tham gia IFO. Libra24h.com chúc các bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Xuân Hoàng