1. GAP là gì?
GAP là các khoảng trống giá xuất hiện khi giá di chuyển mạnh đột ngột theo chiều tăng hoặc giảm. Khoảng trống này được xác định bởi giá đóng cửa của cây nến phía trước và giá mở cửa của cây nến phía sau.

2. Khi nào thì GAP xuất hiện?
- Thường xuất hiện vào phiên đầu tiên của ngày thứ 2 đầu tuần vì khối lượng giao dịch lớn hơn so với ngày bình thường. Lý do là thị trường ngoại hối chỉ hoạt động 5 ngày trên tuần, 2 ngày cuối tuần thị trường sẽ ngưng hoạt động. Vì thế, mà thứ 2 các nhà trader sẽ dồn về để tìm kiếm cơ hội giao dịch.
- Do ảnh hưởng của những tin tức, sự kiện quan trọng làm thị trường chuyển hướng đột ngột về giá.
- Các Bigboy có thể lực lớn với những khối lượng mua bán khổng lồ mỗi ngày cũng có thể làm thị trường biến động mạnh và gây ra các khoảng trống giá.
GAP sẽ thường xuất hiện ở những thời điểm trên. Ngoài ra, những ngày giao dịch bình thường cũng có thể xuất hiện khoảng trống giá khi có những sự kiện lớn, bất ngờ gây ra những biến động lớn trong giá cả hoặc vào các ngày lễ quốc tế thì GAP vẫn có thế xuất hiện.
3. Phân loại GAP trong thị trường ngoại hối
Sẽ có 4 loại GAP phổ biến như sau:
- Gap thường (Common Gap):
Đây là loại hay gặp nhất, chủ yếu xuất hiện ở phiên mở cửa đầu tuần, xảy ra trong điều kiện thị trường diễn ra bình thường và được lấp đầy ngay sau đó. Nó thể hiện các khu vực trống bình thường trên hành động giá, được lấp đầy nhanh và không có nhiều ý nghĩa.

- Gap phá vỡ (Breakout gap):
Xuất hiện ở cuối mô hình giá, báo hiệu bắt đầu của một xu hướng mới. Loại này thường xuất hiện do một tin tức, sự kiện quá bất ngờ, ảnh hưởng lớn đến thị trường làm thay đổi tâm lý nhà đầu tư theo một hướng mới.

- Gap tiếp diễn (Runaway Gap):
Xuất hiện ở giữa mô hình giá, báo hiệu sự chạy đua giữa phe mua và phe bán về một niềm tin chung là giá sẽ tăng hoặc giảm về xu hướng hiện tại.

- Gap kiệt sức (Exhaustion Gap):
Xuất hiện cuối mô hình giá, báo hiệu đợt đạt đỉnh cao hoặc đáy thấp cuối cùng sắp xảy ra.

4. GAP được lấp đầy khi nào?
Khoảng trống giá được lấp đầy có nghĩa là giá đã quay trở lại bằng với mức giá trước khi tạo GAP, hiện tượng này còn gọi là lấp GAP.
- Một trong những nguyên nhân tạo ra hiện tượng trên là do sự tăng vọt bất thường trong sức mua hoặc sức bán tại thời điểm tạo GAP và một sự điều chỉnh ngay sau đó là tất yếu.
- Sự tăng vọt hay giảm mạnh của giá nhưng không tạo ra bất kỳ mức hỗ trợ hay kháng cự nào, lúc này hiện tượng trên cũng không xảy ra.
- Chính bản thân các dạng GAP cũng cho thấy khả năng lấp đầy khoảng trống, GAP kiệt sức có khả năng bị lấp đầy cao vì chúng báo hiệu sắp kết thúc một xu hướng, trong khi GAP tiếp diễn và GAP phá vỡ thì xác nhận hướng của xu hướng hiện tại nên khả năng lấp đầy là không có hoặc chỉ lấp GAP một phần.
Tóm lại, lấp GAP có thể xảy ra hoặc không, lấp một phần hoặc lấp đầy và thời gian lấp GAP có thể là ngay lập tức khi khoảng trống giá hình thành hoặc sau một vài phiên giao dịch sau đó hoặc thậm chí là khá lâu. Vì không có một quy luật cụ thể nào cả nên việc vận dụng GAP trong giao dịch đòi hỏi phải thật cẩn trọng.
5. Giao dịch hiệu quả với GAP
Gap suy kiệt và gap tiếp diễn có thể dự đoán về di chuyển giá, mỗi loại theo mỗi hướng khác nhau. Đảm bảo bạn nắm được loại Gap đang xuất hiện là loại nào, dùng để dự đoán di chuyển theo hướng nào. Cần quan sát kết hợp với Khối lượng giao dịch. Đối với Gap tiếp diễn sẽ có khối lượng giao dịch cao và Gap suy kiệt sẽ có có khối lượng giao dịch thấp. Dưới đây là chiến lược cụ thể nếu bạn muốn giao dịch:
- Thị trường phải đang trong xu hướng (tăng hoặc giảm). Thường chúng ta sẽ đến các khung thời gian lớn để đánh giá 1 cách toàn diện nhất. Đó là khung H4 và H1
- Cặp tiền mà bạn giao dịch phải hình thành khoảng trống giá rõ rệt, nằm bên trên hoặc bên dưới mức hỗ trợ/ kháng cự ở khung thời gian thấp hơn (dùng khung 30 min)
- Mức giá quay về mức kháng cự ban đầu, chứng tỏ khoảng trống đã được lấp đầy.
- Nếu thấy các mô hình nến Nhật như 2 đáy, 3 đáy, mô hình cái nêm tăng, … cho thấy dấu hiệu tăng thì chúng ta sẽ vào lệnh và ngược lại.
Khoảng trống GAP cũng được xem là một chỉ báo phân tích kỹ thuật quan trọng trong đồ thị hình nến, giúp nhà đầu tư tìm kiếm các mức hỗ trợ và kháng cự để ra quyết định mua bán chính xác hơn. Tuy nhiên, nó cũng không phải là một tín hiệu mạnh, diễn biến của giá sau khi xuất hiện khoảng trống giá cũng rất khó đoán và thường chỉ mang tính xác suất, chính vì thế cần kết hợp thêm các chỉ báo kỹ thuật khác để xác suất thắng cao hơn.
Hy vọng qua bài viết nàn của Libra24h.com, các bạn sẽ có thêm những kiến thức mới về thị trường giao dịch ngoại hối này. Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
-
Chiến lược giao dịch Carry Trade (Chênh lệch lãi suất) là gì?
-
Dự trữ ngoại hối là gì? Tìm hiểu về đồng tiền được dự trữ nhiều nhất thế giới 2021
Nguồn: forexvietnam.com
Hà Thương