Một nhà đầu tư thành công sẽ là người không bị cảm xúc chi phối. Tuy nhiên không dễ gì người mới bước chân vào thị trường chứng khoán, Forex hay tiền điện tử có thể làm được điều đó. Hầu hết nhà đầu tư đều có thể bị chi phối bởi FOMO. Vậy thật sự thì FOMO là gì? Tại sao FOMO lại có thể chi phối nhà đầu tư? Cách nào để vượt qua FOMO là gì? Hãy cùng libra24h.com tìm hiểu ngay nhé!
1. FOMO là gì?
FOMO viết tắt của cụm từ “Fear of missing out”, có nghĩa là nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội. Được nhận diện và xác định lần đầu bởi nghiên cứu của tiến sĩ Dan Herman vào năm 1996. Cụ thể hơn, Hiệu ứng FOMO là một tình trạng tâm lý nảy sinh khi trong tiềm thức bị dẫn dắt lối suy nghĩ rằng: Bạn phải thực hiện ngay nếu không sẽ lỡ mất cơ hội.
FOMO vốn nảy sinh từ cảm giác sợ hãi khi không nắm bắt được cơ hội, lỡ một điều gì đó ngỡ như rất giá trị. Và FOMO luôn khiến bạn nghĩ rằng bạn sẽ không thể tốt hơn được nếu không trân trọng cơ hội này. Nó thôi thúc bạn phải hành động ngay lập tức để nắm bắt cơ hội sớm nhất có thể.
Như Mark Manson đã nói “ FOMO cũng giống như một cơn nghiện, chỉ có điều chúng ta không hấp thụ nó, nó giống như một con nghiện mua sắm trong khi chúng ta không thể, không nên làm nó” .
2. Ví dụ về FOMO trong chứng khoán, Forex, Cryptocurrency
FOMO trong chứng khoán
Thị trường chứng khoán là môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. Không ít nhà đầu tư thương cảm thấy mình không thành công như những nhà đầu tư khác, luôn tự hỏi rằng “tại sao lợi nhuận mình thu được lại thấp hơn người khác?“. Hoặc câu hỏi kiểu như “sao họ lại biết chọn đúng thời điểm đầu tư? làm cách nào họ lại biết cổ phiếu này sẽ tăng giá?”,…
Nhà đầu tư rơi vào trạng thái FOMO lúc nào cũng cảm thấy mình thua kém người khác. Từ đó, họ lao đầu vào đầu tư để không thua kém nhà đầu tư khác. Thế nhưng một khi chiến lược giao dịch bị cảm xúc chi phối, nó rất khó để thành công.
Có rất nhiều các công ty đầu tư chứng khoán lớn thường lợi dụng tâm lý này của nhà đầu tư để kéo giá cổ phiếu đi lên. Chỉ trong thời gian ngắn cổ phiếu có thể tăng mạnh. Lúc đó, các nhà đầu tư thường có xu hướng mua vào. Đến khi giá cổ phiếu đạt đỉnh, nó đương nhiên quay đầu giảm giá.
Nếu bị FOMO nắm giữ tâm trí, nhà đầu tư sẽ không bán ngay khi mức giá lý tưởng nhất bởi họ vẫn hy vọng giá lên cao hơn. Đến lúc riêng mã cổ phiếu đó hoặc toàn thị trường đi xuống, họ lại trở tay không kịp, thua lỗ là tất yếu.
FOMO trong Forex
Có đến 95% nhà đầu tư thất bại trên thị trường Forex là bởi họ không nắm bắt tốt tình hình thị trường và không hiểu luôn cả chính họ. Có những nhà đầu tư đã cho biết rằng họ đã lên kế hoạch vào lệnh nhưng chẳng hiểu sao họ lại không thực hiện theo những gì đã định.
Nỗi sợ bị bỏ lỡ thứ gì đó trong khi giao dịch Forex vô cùng khó hiểu. Ngay cả với nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm cũng không ít lần rơi vào trạng thái đó. Sợ lỡ mất cơ hội vào lệnh, sợ bỏ lỡ cơ hội hốt mẻ lợi nhuận khủng,.. Chính bởi những nỗi sợ như vậy khiến nhà đầu tư vội vàng đạt lệnh mua nhưng sau đó thị trường bất ngờ giảm không phanh.
Dễ thấy trong bối cảnh thị trường tăng giá nhanh và mạnh trong thời gian ngắn, lòng tham của phần lớn nhà đầu tư sẽ nổi lên. Họ có xu hướng vào lệnh sớm và bám đuổi theo lệnh. Và khi thị trường đột nhiên sụt giảm, họ lại liên tiếp đặt lệnh mua hy vọng thị trường sẽ tăng lại. Kết quả tài khoản không còn gì (cháy tài khoản).
FOMO trong Cryptocurrency
Không chỉ trong thị trường chứng khoán mà ngay thị trường tiền điện tử, rất nhiều nhà đầu tư cũng bị vướng vào vòng ảnh hưởng của FOMO. Thậm chí hiệu ứng này còn rõ nét và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn cả khi đầu tư vào chứng khoán. Bởi biến động giá ở tiền điện có thể lên đến vài trăm, vài ngàn phần trăm trong thời gian cực ngắn.
Chuyên gia tâm lý Bobby Azarian từng chia sẻ “Bitcoin ngày một ứng dụng nhiều hơn vào đời sống, kéo theo đó là sự bùng nổ của thị trường Cryptocurrency. nhà đầu tư không khó để nhận ra mức tăng phi mã của một loại tiền điện tử nào đó chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Trung bình hàng tháng thường xuất hiện 2 – 3 lần bơm giá, duy trì độ nóng với cộng đồng. Và sau mỗi đợt bơm như vậy, tin tức lại được lan truyền trên các trang mạng xã hội. Từ đó, hình thành làn sóng mua Bitcoin vì sợ để mất cơ hội kiếm lớn. Sóng FOMO cũng tương tự như vậy.”
Trên một môi trường đầy rẫy Fake News như vậy vô tình khiến một bộ phận nhà đầu tư rơi vào bẫy. Chưa cần biết giá Bitcoin hay Altcoin khác tăng giảm ra sao nhưng họ đã giúp các công ty phát hành, giới đầu tư “cá voi” phất lên nhanh chóng.
Ngay cả một số chuyên gia đầu tư hàng đầu hoặc người nổi tiếng cũng tham gia vào dự đoán giá, tạo sự chú ý. Họ đã góp phần thổi phồng giá, những chiếc nhà đầu tư nhỏ lẻ mua coin khiến chúng liên tiếp tạo kỷ lục về giá.
Các tổ chức lừa đảo đầy tinh vi cũng lợi dụng vào hiệu lực FOMO của một bộ phận nhà đầu tư để tung ra chiêu thức lừa đảo. Nếu không thực sự tỉnh táo, bạn rất dễ rơi vào cảnh tán gia bại sản.
- Xem thêm: Bán khống chứng khoán là gì?
3. Vì sao nhà đầu tư dễ bị FOMO chi phối?
Tâm lý sợ bỏ lỡ
Đây chính là nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư mắc phải hội chứng FOMO này. Hiệu ứng này sẽ khiến các nhà đầu tư không có tầm nhìn dài hạn trở nên chao đảo, mất kiểm soát.
Họ luôn bị ám ảnh bởi vì sợ bỏ lỡ điều gì đó mà phá tan kế hoạch dài hạn của mình. Rất nhiều nhà đầu tư, khi thấy cổ phiếu của mình hôm nay đang tăng mà cố sức mua vào. Mua tất cả khi còn có thể, ôm tất cả và lần lữa không muốn bán. Họ sợ rằng, nếu bán hôm nay, mình sẽ bỏ lỡ đợt tăng giá sau đó và cứ thế, ôm mãi. Để rồi, khi cổ phiếu xuống ngay trong đêm, họ không kịp trở tay và mất rất nhiều.
Quá kỳ vọng vào thị trường
Nếu đã có ảnh hưởng của hiệu ứng FOMO, bạn luôn cho rằng, cổ phiếu này đang tăng, nó sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian nữa. Nếu mua nó, bạn sẽ không bị lỗ. Nếu lỡ mất, bạn sẽ thấy uống phí vô cùng. Chính ý niệm chủ quan này sẽ làm mất đi lý trí của bạn.
Không thể chắc chắn rằng cổ phiếu đó chỉ tăng mà không giảm. Thị trường chứng khoán và tất cả các thị trường khác nói chung, không dễ dàng thao túng như vậy được đâu.
Nếu bạn là nhà đầu tư không theo nguyên tắc nào cả, bạn chỉ là miếng mồi ngon cho thị trường thao túng và xâu xé.
Bạn quá tự tin hoặc tự ti và thiếu kiên nhẫn về bản thân
Tự tin về bản thân là đúng, nhưng đừng để nó biến bạn thành con người chủ quan. Bạn không nên chỉ vì tin tưởng vào suy nghĩ của mình mà bỏ qua những biến động, dù là nhỏ nhất của thị trường. Vì nếu như vậy, bạn sẽ không kịp xoay sở nếu thị trường biến động.
Cũng vì muốn khoe khoang là mình giỏi, không hề kém cạnh người khác mà đã có kha khá nhà đầu tư phải chịu cái kết vô cùng đau đớn.
Quá tự ti cũng không tốt. Họ sẽ chỉ biến thành những nạn nhân tội nghiệp nhất của FOMO mà thôi! Nếu bạn đã vạch ra kế hoạch của mình chi tiết, hãy làm theo thôi. Đừng vì chút biến động của thị trường mà lung lay ý chí của mình, bạn nhé!
Bạn mong muốn có được chiến thắng lớn
Bạn cảm thấy khó chịu vì những chiến thắng nhỏ lẻ gần đây. Mong muốn của bạn là tìm kiếm những cơ hội giao dịch mới và bị cuốn vào chúng. Ban đầu nó ổn, nhưng thật không may, vì chẳng có chuỗi chiến thắng nào lại kéo dài mãi mãi cả.
Mất mát lặp đi lặp lại khiến bạn mong muốn vào chiến thắng
Nhiều nhà đầu tư thường bị vướng trong vòng luẩn quẩn: Vào lệnh, cảm thấy sợ hãi, đóng vị thế, sau đó lại cảm thấy tiếc nuối và thất vọng nên lại vào tiếp một giao dịch khác, rồi lại sợ hãi, rồi lại đóng lệnh,…. cuối cùng lại dẫn bạn đến tổn thất lớn hơn.
Và có những tin đồn lan truyền có thể làm tăng cảm giác rằng mình bị bỏ rơi, rằng mình đang đứng ngoài cuộc chơi và bạn càng ngày càng bị lún sau vào đó.
Thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán và làm theo số đông
Hầu hết những newbie mới tham gia đều không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về thị trường chứng khoán. Nhưng có rất ít nhà đầu tư chịu học vững lý thuyết trước lắm. Họ chỉ cố gắng làm sao để giao dịch thật nhiều, học theo người đi trước thật nhiều.
Chính những hiểu biết về thị trường mới giúp bạn tránh được nhiều cạm bẫy mà FOMO giăng ra sẵn cho bạn. Càng dành nhiều thời gian, thông tin càng nhiễu loạn khiến bạn không biết tin vào đâu và sợ bị bỏ lỡ cơ hội.
4. Vượt qua tâm lý FOMO như thế nào?
Tích lũy kiến thức về thị trường chứng khoán
Nhà đầu tư cần phải tìm hiểu các kiến thức về thị trường, việc nắm vững kiến thức sẽ giúp nhà đầu tư làm chủ các quyết định mua hoặc bán.
Hiểu rõ về doanh nghiệp
Đây là chiến lược của các nhà đầu tư thành công trên thế giới như Warren Buffett, Filip Fisher hay Peter Lynch,…
Với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, ban lãnh đạo có tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, cơ cấu tài chính hợp lý, tất yếu giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ tăng trưởng đều qua các năm. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá cao, xét mặt dài hạn nhà đầu tư vẫn có lãi.
Xây dựng chiến lược đầu tư rõ ràng
Phần lớn nhà đầu tư bị ảnh hướng bởi hiệu ứng FOMO đưa ra quyết định mua và bán hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến của thị trường. Họ ra quyết định mua nếu thấy giá cổ phiếu tăng 1 ít. Mua mạnh hơn khi giá cổ phiếu tăng mạnh. Lo lắng khi giá cổ phiếu giảm. Và hoảng loạn bán tháo khi giá cổ phiếu giảm sâu.
Nhà đầu tư hãy xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư và tuân thủ các nguyên tắc đề ra, chẳng hạn như:
Đầu tư giá trị: Chọn cổ phiếu có doanh thu, lợi nhuận, cổ tức đều đặn, tăng trưởng tốt. Mua cổ phiếu khi giá giảm, kiên nhẫn nắm giữ và đợi tăng giá.
Đầu tư tăng trưởng: chọn cổ phiếu có tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đều hàng năm, hàng quý và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới. Mua cổ phiếu khi giá đang tăng và bán theo đà tăng trưởng, thường là mua ở bất cứ giá nào và bán ở giá cao hơn.
Xác định đúng thời gian cắt lỗ
Hãy mạnh dạn đặt lệnh cắt lỗ khi giá cổ phiếu đi theo xu hướng tiêu cực. Việc cắt lỗ sớm có thể giúp nhà đầu tư bảo toàn một phần vốn, sau đó tìm kiếm được các cơ hội mới tích cực hơn.
Trên thực tế, thị trường chứng khoán vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro cho nhà đầu tư, vì vậy kể cả khi lựa chọn chiến lược đầu tư giá trị hay đầu tư tăng trưởng, nhà đầu tư vẫn phải có quy tắc cắt lỗ khi cần thiết để bảo toàn vốn.
Học cách kiềm chế cảm xúc
Warren Buffett từng nói: “Cảm xúc là kẻ thù của lý trí”. Vì thế, trước khi đưa ra một quyết định nào đó, hãy dành thêm thời gian để xem xét liệu quyết định đó có bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc hay không.
- Xem thêm: Chiến lược đầu tư chứng khoán
Thông qua bài viết này, libra24h.com mong rằng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tâm lý FOMO. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Trịnh Hằng Nga