ERC20 được xem là một nền tảng đang thống lĩnh trên thị trường tiền điện tử toàn cầu. Xuất hiện từ những ngày đầu ra mắt Ethereum, ví ERC20 nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng. Hãy cùng Libra24h.com tìm hiểu thuật ngữ ERC20 là gì những hiểu biết chung nhất về ERC20 qua bài viết này nhé!
1. ERC20 là gì?
ERC20 là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Ethereum Request for Comment”. Đây là tên gọi của một bộ các tiêu chuẩn mà những token được phát triển trên nền tảng blockchain của Ethereum phải tuân thủ.
Trên nền tảng Ethereum, để tạo ra các Token bạn phải thiết lập hợp đồng thông minh (Smart Contract) lập trình theo tiêu chuẩn ERC 20.
ERC20 đã được đề xuất vào ngày 19 tháng 11 năm 2015 bởi Fabian Vogelsteller.
Đây là một danh sách chung các quy tắc mà một mã thông báo Ethereum phải thực hiện. Giúp các nhà phát triển năm được các token mới sẽ hoạt động như thế nào trong hệ sinh thái Ethereum.
Tiêu chuẩn mã thông báo ERC20 trở nên phổ biến với các công ty huy động vốn từ cộng đồng dựa trên việc phát hành coin lần đầu ICO do việc triển khai đơn giản, cùng với khả năng tương thích với các tiêu chuẩn mã thông báo Ethereum khác.
Về cơ bản, ERC20 khiến cho mọi thứ trở nên đơn giản hơn. Trước khi mã ERC20 ra đời, các nhà phát triển có những thuật ngữ riêng trong mã, nhiều mã có tên gọi gần giống nhau dẫn đến việc nhầm lẫn.
ERC20 đặt ra một chuẩn phổ quát, giúp các mã thông báo mới tạo ra có thể được trao đổi hoặc chuyển đến một ví tự động. ERC20 cũng giúp cho việc tạo ra các token mới cực kỳ dễ dàng, một trong những nguyên nhân giúp Ethereum đã trở thành nền tảng phổ biến nhất cho các đợt phát hành coin lần đầu tiên ICO vào năm 2017.
2. Các quy tắc tiêu chuẩn của ERC20
Các token ERC20 cần tuân theo 9 quy tắc chung. Bao gồm 3 quy tắc có tính tùy chọn và 6 quy tắc có tính bắt buộc.
3 quy tắc tùy chỉnh
Mỗi mã thông báo ERC20 sẽ cần có một tên gọi và ký hiệu cụ thể. Bên cạnh đó, token cần có thể được chia nhỏ thành nhiều đơn vị nhỏ hơn.
- Tên token – token name: Tên của token sẽ tùy chọn theo nhà phát triển.
- Ký hiệu token – Symbol: Ký hiệu token thường ngắn gọn, sẽ nhớ. Chẳng hạn như mã thông báo Maker có ký hiệu token là MKR.
- Có thể chia nhỏ đơn vị theo hàng thập phân – Decimals: Một token ERC20 có thể chia nhỏ đến chữ số hàng thập phân thứ 18. Ví dụ như token MKR có Decimals là 18. Như vậy, MKR có thể chia nhỏ đến 0.000000000000000001 MKR.
6 quy tắc bắt buộc
Bên cạnh ba quy tắc tùy chọn, mã thông báo ERC20 sẽ cần phải tuân theo 6 quy tắc bắt buộc. Bao gồm:
- Total Supply: Một token ERC20 cần có tổng nguồn cung tối đa cụ thể. Khi nguồn cung token được phát hành hoặc khai thác hết sẽ không có thêm bất kì token được tạo mới nữa.
- Balance Of: Quy định vì số dư token trong tài khoản ví của người dùng.
- Transfer: Token có thể chuyển khoản từ vị trí này sang vị trí khác thông qua địa chỉ ví cụ thể.
- Transfer From: Tương tự như quy định Transfer nhưng người dùng có thể ủy quyền cho bất kỳ ai đó để họ thực hiện chuyển token.
- Approve: Quy định về đối chiếu giao dịch, mức token có thể rút ra từ ví của người dùng. Nhờ vào quy định này, người dùng sẽ tránh được phần nào rủi ro khi xảy ra lỗi hợp đồng hoặc mã thông báo trong ví bị hack.
- Allowance: Hỗ trợ người dùng truy xuất số dư trong ví. Nếu như người dùng cấp quyền cho một địa chỉ phía khác, họ vẫn được quyền kiểm tra số dư khi dùng hàm Allowance.
3. Ưu nhược điểm của token ERC20
Mỗi loại mã thông báo ra đời sau lại có tính hoàn thiện hơn những người tiền nhiệm trước đó. Token ERC20 sau nhiều năm thống trị thị trường cũng đã dần bộc lộ một số nhược điểm. Tuy nhiên đến nay đây vẫn là những loại mã thông báo sở hữu một cộng đồng người dùng rộng lớn, tốc độ giao dịch khá nhanh,..
Ưu điểm
Token xây dựng theo tiêu chuẩn ERC20 ưu điểm nổi bật vì tính linh hoạt, hoán đổi dễ dàng, mức độ phổ biến cao trên thị trường.
Tính linh hoạt
Token ERC20 có khả năng hoán đổi linh hoạt. Có nghĩa mỗi đơn vị đều có khả năng hoán đổi qua lại cho nhau. Bởi chúng sở hữu chức năng giống nhau. Nhờ vào tính linh hoạt này, người dùng không cần mua nhiều loại token ERC20 nhưng vẫn có thể sở hữu chúng thông qua việc hoán đổi.
Tính ứng dụng cao
Một loại mã thông báo ERC20 được tạo ra để sử dụng vào mục đích khác nhau. Chẳng hạn như phương tiện thanh toán, trao đổi mua bán, thanh toán phí giao dịch, đầu cơ trong ngắn hạn hoặc lâu dài,.. Đặc biệt, người dùng khi sở hữu token ERC20 còn có quyền tham gia quản trị chính hệ thống họ tham gia.
Độ phổ biến cao
Trên mọi sàn giao dịch tiền điện tử hầu như đều có mặt các loại mã thông báo ERC20. Chúng có tính phổ biến cao, thuận tiện để người dùng giao dịch. Tính thanh khoản của các loại mã thông báo này cũng khá cao. Nhớ đó người dùng có thể mua mà bán nhanh.
Nhược điểm
Mạng Ethereum vẫn đang phải đối mặt với thách thức mở rộng. Kéo theo đó, những dự án phát triển trên nền này cũng đôi phần gặp ảnh hưởng.
Độ trễ trong giao dịch
Trong vài năm trở lại đây, mạng Ethereum đang trong giai đoạn phát triển nóng với hàng loạt dự án dApp triển khai. Tình trạng tắc nghẽn mạng thường xuyên xảy ra, tốc độ từ từ không còn ổn định như trước đây. Độ trễ khi thực hiện là tình trạng khá phổ biến. Không những tốc độ xử lý giao dịch chậm tần mà mất phí còn cao hơn khi mạng bị tắc nghẽn.
Nguy cơ lừa đảo
Chính bởi quy trình tạo ra một mã thông báo ERC20 khá đơn giản lên bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng đều có thể tham gia tạo token. Không hiếm những thứ án phát hành mã thông báo ERC ra đời với mục đích chị là để lừa đảo nhà đầu tư.
Một vài thống kê gần đây đã cho thấy, có đến gần 90% dự án ICO trên Ethereum đều thuộc dạng lừa đảo, không đáng tin cậy. Những dự án này thường mô tả cho nhà đầu tư một tương lai vô cùng tươi sáng, lãi suất khủng. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian hoạt động, nhà đầu tư sẽ nhận ra mọi thứ không dễ dàng như họ được hứa hẹn ban đầu.
Lỗi kỹ thuật đồng thông minh
Đã từng có trường hợp nhà đầu tư bị mất 3 triệu USD khi thanh toán qua hợp đồng thông minh Smart Contract. Mặc dù vẫn được đánh giá cao về tính an toàn những tỉ lệ lỗi kỹ thuật xuất hiện trong hợp đồng Smart Contract là vẫn có. Dù chỉ là một lỗi nhỏ nhưng chúng có thể tạo ra hậu quả khó lường.
4. Tổng kết
Có thể hiểu đơn giản, ERC 20 là tiêu chuẩn thiết kế chung dành cho các mã thông báo hoạt động trên mạng Ethereum. Đến nay, đã có hàng ngàn token ERC20 ra đời, thúc đẩy tích cực cho sự phát triển bùng nổ của thị trường tiền điện tử. Ưu điểm của mã thông báo ERC20 nằm ở tính linh hoạt, ứng dụng cao, tốc độ giao dịch khá nhanh.
ERC20 là tiêu chuẩn Token Ethereum đầu tiên nhưng không phải là duy nhất trên thị trường tiền ảo. Mặc dù các token ERC20 có những ưu điểm vượt trội nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Chính vì vậy, các nhà phát triển tiền điện tử đã tạo ra những tiêu chuẩn mới, thay thế cho tiêu chuẩn ERC20, có thể kể đến như như ERC223, ERC721, ERC1155, ERC621, ….nhằm khắc phục được những hạn chế đó.
Hy vọng với những kiến thức trên, các bạn đã hiểu được những thông tin cơ bản của ERC20 và những ưu nhược điểm của token ERC20. Libra24h.com chúc các bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Xuân Hoàng