Dự trữ ngoại hối là thuật ngữ quen thuộc và có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Nếu không có nguồn ngoại hối đầy đủ dự trữ, nền kinh tế của quốc gia đó có thể sẽ bị đình trệ và thậm chí có khả năng sụp đổ. Sau đây, hãy cùng Libra24h.com tìm hiểu rõ hơn về dự trữ ngoại hối, và lí do vì sao quốc gia nào cũng cần dự trữ ngoại tệ nhé!
Ngoại hối và dự trữ ngoại hối
Ngoại hối được định nghĩa theo Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF) là một tài sản ngoại tệ. Chúng được các cơ quan tiền tệ của một quốc gia sử dụng để đáp ứng việc cân bằng thanh toán tài chính. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái đến thị trường tiền tệ và các mục đích liên quan khác.
Dự trữ ngoại hối nhà nước hay còn gọi là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ nhằm mục đích thanh đoán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia.
Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của ngân hàng nhà nước gồm có:
- Kho vàng: Kho vàng được xem là hình thức dự trữ ngoại hối an toàn nhất. Vàng là một trong những loại tài sản ít bị ảnh hưởng bởi biến động của thị trường tài chính và tiền tệ. Tuy nhiên, lưu trữ và bảo quản vàng cũng đòi hỏi chi phí và quản lý phức tạp.
- Chứng khoán: Một số quốc gia sử dụng các công cụ tài chính khác nhau như chứng khoán, trái phiếu, quỹ đầu tư và các sản phẩm tài chính khác để dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, hình thức này có thể gặp rủi ro cao hơn do ảnh hưởng của thị trường tài chính và tiền tệ.
- Ngoại tệ: Dự trữ ngoại tệ là hình thức dự trữ phổ biến nhất. Ngoại tệ có thể được giữ trong ngân hàng hoặc trong các kho bạc của ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, hình thức này có thể gặp rủi ro khi giá trị của ngoại tệ giảm sút.
Ngoài ra, nguồn dự trữ này bao gồm nhiều hình thức tài sản như: tiền giấy, tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu kho bạc, vàng, quyền rút vốn của IMF, quyền rút vốn đặc biệt (SDR) và các chứng khoán khác của chính phủ.
Tại sao cần dự trữ ngoại hối?
Dự trữ ngoại hối là cần thiết đối với các quốc gia vì những lý do sau:
Đảm bảo tính ổn định của tiền tệ
Dự trữ ngoại hối giúp các quốc gia đảm bảo tính ổn định của tiền tệ của họ. Khi có quá nhiều ngoại tệ, các quốc gia có thể sử dụng chúng để giữ cho giá trị của đồng tiền của họ ổn định.
Đối phó với rủi ro tiền tệ
Dự trữ ngoại hối cũng giúp các quốc gia đối phó với rủi ro tiền tệ, bao gồm rủi ro thị trường tài chính, khủng hoảng kinh tế và thương mại, giảm thiểu tác động của biến động giá cả, giảm thiểu rủi ro của các ngân hàng thương mại và bảo vệ đồng tiền của họ khỏi sự giảm giá.
Tăng khả năng thanh toán nợ
Dự trữ ngoại hối cũng giúp các quốc gia tăng khả năng thanh toán các khoản nợ nước ngoài, bao gồm cả các khoản nợ của chính phủ và các công ty nước ngoài. Khi các quốc gia có đủ dự trữ ngoại hối, họ có thể sử dụng nó để trả nợ và tránh các vấn đề về nợ nước ngoài.
Tạo niềm tin cho thị trường
Khi các quốc gia có dự trữ ngoại hối đủ lớn, điều này có thể giúp tạo niềm tin cho thị trường và giảm thiểu các lo ngại về khả năng thanh toán của quốc gia đó. Một khi lượng dự trữ ngoại tăng lên sẽ giúp cho Ngân hàng Nhà nước có nhiều hình thức và giải pháp phù hợp trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Đặc biệt nhất là, chúng tạo nên sự thuận lợi trong việc điều hành linh hoạt và ổn định tỷ giá, nâng cao giá trị tiền đồng. Kéo theo đó, gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài cũng như đại bộ phận dân chúng trong nước hơn hẳn.
Vì vậy, dự trữ ngoại hối là cần thiết để giúp các quốc gia đảm bảo tính ổn định của tiền tệ, đối phó với rủi ro tiền tệ và tăng khả năng thanh toán các khoản nợ nước ngoài.
Những tiêu chí để đánh giá đất nước có dự trữ ngoại hối tốt hay không
Để đánh giá dự trữ ngoại hối ở một quốc gia là tốt hay không, người ta thường dựa vào những tiêu chí sau đây:
- Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và giá trị một tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo ở nước đó: Hiểu theo cách khác, quy mô dự trữ ngoại hối sẽ được tính bằng số tuần nhập khẩu. Tiêu chí này thể hiện được mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối. Theo dự đánh giá của tổ chức IMF, đất nước, vùng lãnh thổ nào có dự trữ ngoại hối có quy mô từ 12 đến 14 tuần nhập khẩu thì sẽ được coi là quốc gia đủ điều kiện dự trữ ngoại hối.
- Tiêu chí tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài ở trong nước: Tiêu chí này cho thấy khả năng đối phó của quốc gia đó khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài.
- Tỷ lệ giữa mức cung tiền rộng và dự trữ ngoại hối: chúng giúp đất nước đó có khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương với tỷ lệ từ 10% đến 20% được coi là mức tiêu chuẩn cho dự trữ ngoại hối.
Tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam
Trong năm 2022 vừa qua, đặc biệt là giai đoạn 10 tháng đầu năm, để ổn định thị trường ngoại hối trước sức ép mất giá quá lớn của tiền đồng, nhà điều hành đã phải liên tục bán ngoại tệ và khiến dự trữ ngoại hối giảm 21 tỉ đô la Mỹ.
Tại Việt Nam, tỷ giá đã thật sự ổn định trở lại từ tháng 11-2022 đến nay. Cụ thể trên thị trường tự do, giá đô la Mỹ sau khi giảm mạnh 1.800 đồng trong hai tháng cuối năm 2022, đặc biệt là vào tháng 12-2022, đã tiếp tục giảm thêm hơn 250 đồng trong tháng 1-2023. Đây là một trong những cơ sở quan trọng hỗ trợ cho động thái mua ngoại tệ trở lại của nhà điều hành.
Cũng cần nhắc lại rằng tín hiệu nối lại chính sách mua ngoại tệ đã sớm được phát ra từ giữa tháng 12-2022, thời điểm NHNN bất ngờ niêm yết trở lại giá mua đô la Mỹ, với tỷ giá tham khảo 23.450 đồng/ đô la, sau hơn ba tháng để trống. Và mức giá này đã được giữ ổn định suốt từ đó đến nay, trong khi giá bán ra cũng được giữ nguyên ở mốc 24.780/đô la, chênh lệch khá cao ở mức 1.330 đồng.
Gần đây hơn, báo cáo của Công ty chứng khoán VNDirect cho biết NHNN đã mua vào khoảng 3,6 tỉ đô la Mỹ kể từ đầu năm 2023 cho đến những ngày gần giữa tháng 2. Điều này đồng nghĩa NHNN đã mua thêm xấp xỉ hơn 0,8 tỉ đô la Mỹ trong nửa đầu tháng 2.
VNDirect dự báo dự trữ ngoại hối của Việt Nam có thể sẽ đạt 102 tỉ đô la Mỹ vào cuối năm 2023, tương đương 3,3 tháng giá trị nhập khẩu. Kỷ lục cao nhất của dự trữ ngoại hối được ghi nhận vào cuối năm 2021 với con số 110 tỉ đô la Mỹ.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp kiến thức sơ bộ về dự trữ ngoại hối và tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối. Để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về tài chính, hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của Libra24h.com nhé!