1. Không còn Petrodollar mà sẽ là Petrorub hay thậm chí là … Petro-bitcoin!
Trong một thông báo mới đây, một nhà lập pháp cấp cao đã tuyên bố rằng Nga đang xem xét nghiêm túc việc chấp nhận Bitcoin để đổi lấy khí đốt và dầu xuất khẩu của mình.
Pavel Zavalny, người đứng đầu Ha viện Quốc gia Nga về năng lượng, cho biết Moscow đang tuyệt vọng trong việc bán nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch khổng lồ và muốn tìm kiếm những cách mới để nhận thanh toán cho các mặt hàng xuất khẩu của mình.

Ông nêu tên các quốc gia ‘thân thiện’ như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi đề xuất rằng tiền điện tử có thể được sử dụng để vượt qua các lệnh trừng phạt quốc tế được áp dụng trong bối cảnh căng thẳng xung đột quân sự với người hàng xóm Ukraine. Các kho bạc của Nga được hiểu là đã bị suy giảm bởi sự siết chặt toàn cầu đối với tài chính của nước này, nhưng Zavalny coi Bitcoin như một cứu cánh cho đồng rúp vốn đã mất 20% giá trị.

Xem thêm: Tiền ảo – Vị cứu tinh hiện tại của giới siêu giàu Nga?
Ông nói: “Chúng tôi đã đề xuất với Trung Quốc từ lâu để chuyển sang giao dịch đồng tiền quốc gia với đồng rúp và nhân dân tệ, đồng thời chỉ ra rằng Nga vẫn là nhà xuất khẩu khí đốt chính của thế giới và có trữ lượng dầu lớn thứ hai thế giới”. “Với Thổ Nhĩ Kỳ, đó sẽ là lira và rúp”, “Bạn cũng có thể giao dịch Bitcoin.” – ông nói.
2. Đánh đổ vị thế của đồng Dollar, thời của Bitcoin đã tới?
Petrodollar, hay bản vị dầu mỏ, từ lâu đã là một hệ thống khét tiếng làm nên sức mạnh tuyệt đối của Hoa Kỳ, và được đảm bảo bởi sức mạnh quân sự và kinh tế của chính Hoa Kỳ. Hiểu một cách đơn giản, mỗi khi các quốc gia giao dịch dầu mỏ, họ phải giao dịch bằng đồng dollar Mỹ.

Để có được Dollar Mỹ, bắt buộc các quốc gia phải xuất khẩu hàng hóa vào nội địa Hoa Kỳ với giá rẻ. Điều này trực tiếp tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng Hoa Kỳ – hàng hóa giá rẻ, đa dạng và chất lượng. Petrodollar đã thống trị suốt hàng thập kỷ và ít ai dám hạ thấp vị thế của nó, ít nhất là cho tới hiện tại.
Bởi giờ đây, với tuyên bố của mình, người Nga đã trực tiếp đánh vào Petrodollar. Khoan bàn tới lý do và tính khả thi của việc này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem chuyện gì sẽ xảy ra với đồng Bitcoin nói riêng và tiền điện tử nói chung nhé!
Xem thêm: Nhà đầu tư Việt Nam được lợi gì từ xung đột Nga – Ukraine?
Đồng Bitcoin có thể sẽ tăng trưởng bùng nổ, chưa từng có trong lịch sử.
Dầu mỏ, hay vàng đen, là thứ nhiên liệu xương sống của thế giới này. Các quốc gia không thể thiếu được dầu mỏ. Vì thế, nhu cầu giao dịch dầu mỏ là vô cùng lớn, ít nhất là trong vài trăm năm nữa khi mà con người vẫn chưa tìm được nguồn nhiên liệu thay thế.

Và theo lẽ đương nhiên, Bitcoin với bản chất là tiền điện tử, mang những đặc điểm ưu việt như: minh bạch, dễ dàng trao đổi, không thể bị gian lận … có khả năng trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch dầu mỏ. Giờ đây, thay vì phải xuất hàng hóa với giá rẻ mạt vào một quốc gia nào đó nhằm thu hút được ngoại tệ của họ, các quốc gia có thể đơn giản sử dụng Bitcoin và từ đó hình thành một thị trường dầu mỏ phi tập trung.
Việc tăng nhu cầu nắm giữ Bitcoin chắc chắn sẽ đẩy giá trị của đồng tiền này lên cao chưa từng thấy. Điều này đồng nghĩa với việc vốn hóa thị trường Bitcoin có thể sẽ tăng rất mạnh, kéo theo đó là sự ra đời của các “nông trại Bitcoin” và các sàn giao dịch Bitcoin mới.

Mặt khác, với việc giao dịch bằng Bitcoin, các nước sẽ dần cân nhắc các chính sách hợp pháp hóa hoặc kiểm soát đồng tiền điện tử này. Các dự luật mới có thể sẽ được soạn thảo và thông qua bởi các chính phủ nhằm kiểm soát nguồn cung Bitcoin có hạn trên toàn thế giới. Và Bitcoin có thể thay thế Dollar, trở thành đồng tiền quyền lực nhất nhì thế giới.
Tạo thành một tiền lệ
Người Mỹ chắc hẳn sẽ không vui vẻ gì với việc hệ thống Petrodollar của mình bị hạ bệ. Bằng chứng là trong các thập kỷ vừa rồi, họ đã có rất nhiều lần bảo vệ nó. Chúng ta có thể kể đến lọ muối của Colin Powell hay những Syria từng một thời thịnh vượng, này thì hoang tàn trong đống đổ nát.

Nhưng, nếu như dầu mỏ có thể được trao đổi bằng một đồng tiền khác mà không phải là Dollar, nó sẽ là một tiền lệ để tạo ra một hệ thống giao dịch dầu mỏ, nơi mà mọi đồng tiền đều có sức mạnh như nhau. Đồng thời, thậm chí các đồng tiền điện tử khác cũng có thể trở thành đồng tiền để giao dịch dầu mỏ.
Một trong những ưu điểm của Bitcoin là khả năng giữ giá và tránh được lạm phát của nó. Ưu điểm có được này này trực tiếp đến từ cha đẻ của nó – ông Nakamoto, khi đã giới hạn số Bitcoin ở mức 21 triệu, và cắt giảm số Bitcoin có thể được khai thác sau mỗi mốc nhất định (hay còn gọi là Bitcoin Halving).
Xem thêm: Đào Bitcoin là gì? Tìm hiểu về đào Bitcoin đầy đủ và dễ dàng nhất
Tuy nhiên, nếu Bitcoin được sử dụng như một đồng tiền giao dịch dầu mỏ, đây cũng có thể lại là một điểm yếu, bởi nguồn Bitcoin hạn chế đẩy giá trị đồng tiền này lên quá cao, khiến nó trở thành một công cụ để đầu tư/tích trữ tài chính hơn là một đồng tiền giao dịch.
Chính vì thế, xu thế giao dịch bằng các đồng tiền điện tử khác ngoài Bitcoin có thể xảy ra. Hay thậm chí một đồng tiền điện tử mới có thể xuất hiện và trở thành đồng tiền giao dịch dầu mỏ chính của thế giới, thay thế cho Petrodollar.
Dù gì đi nữa, điều tất yếu có thể được nhìn ra: giao dịch tiền điện tử rất có khả năng trở nên nóng hơn bao giờ hết, và vốn hóa của các đồng tiền – ít nhất là các đồng tiền “có tiếng tăm” như Ethereum hay Altcoin.

Ngoài ra, rất có thể với sự phổ biến của tiền điện tử, dần dần các hàng hóa và dịch vụ khác đang được giao dịch trên thị trường cũng có thể được mua bán bằng tiền điện tử. Chúng ta đều đã thấy những ví dụ về điều này, như việc Tesla chấp nhận bán xe điện của mình bằng Bitcoin, hay có những anh chàng (tội nghiệp) đã tiêu 25 BTC cho một chiếc bánh pizza vào thời kỳ đầu của đồng tiền này.
Tất cả những điều đó có thể dẫn đến một số yêu cầu mới về mặt pháp lý đến từ các chính phủ. Giờ đây, các chính phủ sẽ không thể đứng ngoài cuộc chơi nữa, mà phải có các phương án để bảo vệ an ninh tài chính quốc gia!
Hợp pháp hóa và công nhận tiền điện tử bới các chính phủ trên toàn thế giới.
Nếu đã không loại trừ khả năng giao dịch dầu mỏ hay thậm chí giao dịch hàng hóa bằng tiền điện tử, vậy tại sao chúng ta không thể nghĩ tới một hay thậm chí các nền kinh tế Crypto nhỉ?
Tất nhiên, các chính phủ sẽ có những phương án để bảo vệ đồng tiền của họ. Bởi tiền tượng trưng cho niềm tin của con người vào Nhà Nước. Nếu người dân trong Nhà Nước đó, thay vì sử dụng đồng nội tệ, lại sử dụng Crypto, thì chuyện gì có thể xảy ra? Ít nhất là những sự nhũng loạn về kinh tế, nạn buôn lậu, rửa tiền, thất thu ngân sách dẫn đến đầu tư công giảm… Tất cả những điều đó dẫn đến sự sụp đổ của một nền kinh tế!
Vì thế, viễn cảnh một nền kinh tế vận hành hoàn toàn bằng Crypto sẽ rất khó, hoặc không thể xảy ra. Thay vào đó, các chính phủ sẽ ban hành các bộ luật, thiết lập các hành lang nhằm kiểm soát tiền điện tử. Hiện tại, El salvador đang là quốc gia đi đầu trong việc hợp pháp hóa tiền điện tử, tiếp theo đó là Cuba, Đức hay gần đây là Thụy Sĩ. Trong tương lai, nếu tiền lệ giao dịch dầu mỏ bằng đồng Bitcoin trở thành sự thực, thì việc hợp pháp hóa và chấp nhận tiền điện tử đối với các Chính Phủ chỉ còn là vấn đề thời gian!

Qua bài viết trên, Libra24h.com đã cùng các bạn phân tích “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nga bán dầu mỏ bằng tiền điện tử?”. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Hẹn gặp lại các bạn tại những bài viết sau!
Nguồn: Tổng hợp
Hoàng Vũ