1. Khái niệm
DCA (Dollar – Cost Averaging) là một chiến lược có thể giúp bạn giảm số tiền bạn phải trả cho các khoản đầu tư và giảm thiểu rủi ro.
DCA là phương pháp trong đó thay vì thực hiện một lần mua cổ phiếu, khoản đầu tư được chia thành các khoản tiền nhỏ hơn và được đầu tư riêng biệt theo các khoảng thời gian xác định trước đều đặn cho đến khi hết toàn bộ số vốn.
Về lâu dài, tính trung bình chi phí đô la có thể giúp giảm chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận của bạn.
2. Ví dụ về DCA
Bản chất của chiến lược sử dụng trung bình giá ở đây là việc nhà đầu tư lợi dụng sự biến động của thị trường (thường là khi giá giảm) để mua cổ phiếu, trái phiếu, tiền mã hóa, hay bất cứ thứ gì được trao đổi trên thị trường, với số lượng nhiều hơn nhưng ở giá rẻ hơn.
Ví dụ: Nhà đầu tư sử dụng số vốn là 20 triệu để mua cổ phiếu. Ở thời điểm hiện tại, cổ phiếu của công ty A có giá là 100.000 đồng/cổ phiếu. Với phương pháp DCA, thay vì sử dụng toàn bộ 20 triệu để mua 200 cổ phiếu công ty A, nhà đầu tư chỉ bỏ ra 10 triệu để mua 100 cổ phiếu đó và đợi đến khi giá cổ phiếu công ty A giảm xuống còn 90.000 đồng, bạn lại mua tiếp 100 cổ phiếu nữa với giá trị là 9 triệu đồng.
Như vậy, với phương pháp DCA, bạn có thể sở hữu 200 cổ phiếu công ty A với mức giá phải trả là 19 triệu đồng, và giá bình quân là 95.000 đồng/ cổ phiếu, đồng thời và vẫn còn dư 1 triệu đồng. Trong khi đó, nếu bạn bỏ tất cả 20 triệu đồng vào công ty A lúc giá cổ phiếu là 100.000 đồng, bạn vẫn sở hữu 100 cổ phiếu nhưng với mức giá phải trả cao hơn (20 triệu đồng).
3. Đặc điểm của DCA
Việc chia tiền đầu tư thành các khoản nhỏ khác nhau giúp các nhà đầu tư không phải chịu thiệt hại lớn khi mua một loại tài sản nào đó với mức giá quá cao. Nói đơn giản, DCA gần giống với quy tắc “Không bỏ toàn bộ trứng vào cùng một giỏ”.
Mục tiêu của DCA là hạn chế và giảm thiểu rủi ro trước những biến động giá lên giá trị tài sản đầu tư.
Như chúng ta đã biết, giá có thể không thay đổi, tăng hoặc giảm mỗi khi các khoản đầu tư nhỏ định kỳ được thực hiện. Đồng nghĩa với đó, với một khoản tiền cố định, nhà đầu tư có thể mua được nhiều tài sản hơn khi giá giảm và ít tài sản hơn khi giá tăng. Đến cuối cùng, mức giá nhà đầu tư mua cổ phiếu sẽ được tính bằng mức giá trung bình xuyên suốt giai đoạn đầu tư. Mức giá này sẽ cao hơn giá đáy và thấp hơn giá đỉnh.
Khác với chiến thuật mua đáy bán đỉnh, DCA chỉ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và tăng trưởng trong dài hạn chứ không nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Thông thường, trong thị trường giảm, DCA là công cụ lý tưởng như ở ví dụ trên. Tuy nhiên trong thị trường tăng, DCA có biểu hiện hơi yếu kém hơn nếu xét về khía cạnh lợi nhuận, ít nhất là trong ngắn hạn. Khi giá cổ phiếu không giảm mà tiếp tục tăng cao hơn và tăng cao hơn, sử dụng chiến lược trung bình giá sẽ không thực sự hiệu quả với tất cả mọi người trong trường hợp này.
Chỉ những người có nguồn vốn lớn hoặc tiềm lực mạnh mới có thể tận dụng cơ hội từ DCA trong thị trường tăng. Cụ thể, sau vài khoản đầu tư nhỏ trong những khoảng thời gian nhất định, với mức giá phải trả sau cao hơn mức giá ban đầu, họ sẽ rút ra kinh nghiệm và có những chiến lược đầu tư mới phù hợp hơn cho khoản vốn còn dư.
4. Ưu điểm và nhược điểm của DCA
Ưu điểm
- Phương pháp trung bình giá giúp bạn có lãi nhanh hơn. Trở lại ví dụ trên, với giá trung bình của 100 cổ phiếu công ty A là 95.000 đồng, thì bạn có thể ngay lập tức thu được lãi ngay khi giá trị trường của công ty này lớn hơn 95.000 đồng và vẫn còn dư 1 triệu đồng tiền vốn để tiếp tục đầu tư. Nếu mua ở giá 100.000 đồng, bạn phải chờ lâu hơn để hồi vốn.
- DCA không yêu cầu bạn phải bỏ một số vốn lớn khi tham gia đầu tư. Bạn hoàn toàn có thể dàn trải số tiền nhàn rỗi của mình theo thời gian, thay vì gom toàn bộ vốn đổ vào một khoản duy nhất ngay lập tức. DCA rất thích hợp với những ai muốn tham gia thị trường nhưng chỉ có số vốn ban đầu tương đối nhỏ. Ngay cả với những người có số vốn lớn, DCA cũng rất thích hợp vì nó mang lại lợi nhuận cao hơn, và giúp bạn phân bổ dòng tiền linh hoạt hơn..
- DCA giúp nhà đầu tư tránh tình trạng FOMO trên thị trường. Bởi vì các nhà đầu tư thường dao động giữa sợ hãi và tham lam. Họ có xu hướng đưa ra các quyết định giao dịch theo cảm xúc khi thị trường đảo chiều. Chiến lược trung bình giá giúp chúng ta tập trung vào việc đóng góp một số tiền nhất định vào mỗi kỳ thay vì quá để ý vào chi phí mỗi lần mua riêng lẻ.
Xem thêm: FOMO là gì? Tại sao FOMO lại đáng sợ? Kinh nghiệm để vượt qua FOMO
Nhược điểm
Dù DCA là một chiến lược giảm thiểu rủi ro, đặc biệt rất thích hợp cho những nhà đầu tư mới hoặc nhà đầu tư ít vốn, nhưng nó cũng có thể khiến bạn nuối tiếc vì đã bỏ lỡ cơ hội khi thị trường có xu hướng đi lên.
Tóm lại, tuy Chiến lược sử dụng trung bình giá an toàn, nhưng để đạt được kỳ vọng đầu tư, nhà đầu tư vẫn nên hiểu rõ về cổ phiếu mà mình mua, nắm rõ giá trị nội tại và tiềm năng của doanh nghiệp. Nếu bạn không nắm vững được tình hình doanh nghiệp và thị trường thì rất có thể trung bình giá sẽ là “máy hút tiền” của bạn và có khả năng bạn sẽ chịu lỗ trong thời gian rất dài, thậm chí là mất trắng nếu công ty bạn đầu tư phá sản.
- Xem thêm: 6 bước để phân tích cơ bản một công ty (Phần 1)
- Xem thêm: 6 bước để phân tích cơ bản một công ty (Phần 2)
Bài viết trên đã đem lại kiến thức tổng quát nhất về DCA và những điểm cần lưu ý khi sử dụng chiến lược trung bình giá khi đầu tư cổ phiếu. Để biết thêm nhiều thông tin thú vị về tài chính, bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của Libra24h.com nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Mai P Nguyen