Khi chơi chứng khoán, trau dồi kiến thức chứng khoán là điều thiết yếu. Các chỉ số trong chứng khoán nên được ưu tiên tìm hiểu đầu tiên. Đến với libra24h.com hôm nay sẽ giới thiệu chỉ số ROI. Vậy chỉ số ROI là gì? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết bên dưới nhé.
1. ROI là gì?
ROI là viết tắt của cụm từ Return on Investment, là chỉ số rất quan trọng trong bản kế hoạch kinh doanh hoặc chiến lược quảng cáo của một doanh nghiệp.
Chỉ số này đo lường tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí đầu tư mà doanh nghiệp đã bỏ ra. ROI là thước đo để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư hoặc so sánh hiệu quả với một số khoản đầu tư khác.

2. Cách tính ROI
Phương pháp chính xác để tính ROI tùy thuộc vào các mục tiêu chiến dịch, kế hoạch chiến lược của mỗi nhà đầu tư. Dưới đây là một trong những cách tính ROI thông dụng:

3. Đánh giá kết quả
Nếu ROI của một khoản đầu tư là dương ròng, nó có thể đáng giá. Nhưng nếu có các cơ hội khác với ROI cao hơn, thì những tín hiệu này có thể giúp nhà đầu tư loại bỏ hoặc lựa chọn các phương án tốt nhất.
- Bạn đọc tham khảo thêm: Bán khống chứng khoán là gì
Tương tự như vậy, các nhà đầu tư nên tránh ROI âm, nghĩa là lỗ ròng.
4. Ý nghĩa, lợi ích và hạn chế của ROI
- Ý nghĩa
– ROI là cơ sở để nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng trả lãi của doanh nghiệp dựa trên cơ sở lợi nhuận hoạt động của hoạt động đầu tư.
– Giúp nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn dựa trên chỉ số ROI.
- Bạn đọc tham khảo thêm: Lựa chọn chiến lược đầu tư chứng khoán phù hợp
– Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn. Từ đó, nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng sinh lời của một khoản đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư có lợi nhất.
- Lợi ích
Là công cụ phân tích đơn giản, hiệu quả, ROI mang một số lợi ích sau:
– Dễ dàng truyền đạt lên cấp quản lý.
– Chấp nhận triển vọng lâu dài.
– Giúp bạn so sánh các phương án khác nhau
– Nhắc nhở mọi người rằng chi tiêu thông minh sẽ đền đáp lại về mặt tài chính
- Hạn chế
Khi tính và so sánh ROI giữa cho các khoản đầu tư với nhau, mọi người thường quên mất đi thời gian mua bán đối với một khoản đầu tư. Theo đó, nếu khoảng thời gian mua bán giữa hai khoản đầu tư chênh lệch thì cách tính ROI thông thường sẽ không còn chính xác nữa.
Nguồn: investopedia
Coelho24