1. Giảm sốc vào phiên đầu tuần
Chứng khoán thế giới nói chung và chứng khoán Mỹ nói riêng giằng co mạnh trong suốt tuần qua khi các nhà giao dịch liên tục dõi theo và cập nhật căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
Chỉ số S&P 500 rơi vào vùng điều chỉnh vào ngày thứ Ba (22/02), khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường đầu tuần mới (Thị trường chứng khoán Mỹ tạm đóng cửa vào ngày thứ Hai (21/02) do nghỉ lễ Ngày Tổng thống Mỹ).

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số S&P 500 giảm 1% xuống 4,.30476 điểm và giảm hơn 10% so với mức đóng cửa cao kỷ lục, rơi vào tình trạng điều chỉnh kỹ thuật.
Căng thẳng chính trị leo thang tại Ukraine
Những lo lắng về động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang FED – đặc biệt là triển vọng tăng lãi suất thêm 0,5 điểm – đã khiến cổ phiếu suy giảm trong những tuần gần đây.
Tuy nhiên, căng thẳng leo thang Nga – Ukraine mới là lý do quan trọng nhất khiến chỉ số chứng khoán S&P 500 rơi vào vùng điều chỉnh.
Cụ thể, Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày thứ Ba đã công bố các lệnh trừng phạt đối với ngân hàng VEB và ngân hàng quân đội của Nga, trái phiếu chính phủ của nước này cùng một số cá nhân giàu có và gia đình.

Bên cạnh đó, Anh cũng bắt đầu các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào 5 ngân hàng Nga và 3 cá nhân giàu có.
Động thái này được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông sẽ công nhận nền độc lập của 2 khu vực ly khai ở Ukraine, qua đó có khả năng cắt đứt cuộc đàm phán hòa bình với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông Putin cũng ra lệnh các lực lượng tiến vào 2 khu vực ly khai.
2. Bất ngờ trở lại sắc xanh vào những ngày giao dịch cuối
Chứng khoán Mỹ đã có một phiên giao dịch bất ngờ trong ngày 24/2 khi cuối phiên các chỉ số đảo chiều ngoạn mục, phục hồi nhanh sau cú lao dốc vào đầu phiên khi nhà đầu tư bỏ qua thông tin Nga tấn công Ukraine.

Chỉ số S&P 500 đóng cửa với mức tăng 1.5% lên 4,288.70 điểm sau khi giảm hơn 2.6% vào đầu phiên ngày thứ Năm.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục khởi sắc trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và khép lại một tuần giao dịch đầy biến động khi nhà đầu tư tiếp tục đánh giá các rủi ro về mặt tài chính bắt nguồn từ việc Nga tấn công Ukraine.
Chỉ số S&P 500 tăng 2.24% lên 4.384,65 điểm, thoát khỏi trạng thái điều chỉnh sau 3 ngày.

Bên cạnh đó, các chỉ số quan trọng khác như Dow Jones cũng tăng mạnh 834.92 điểm (tương ứng 2.5%) đóng cửa tại 34,058.75 điểm, đánh dấu phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ tháng 11/2020 của chỉ số blue-chip này. Chỉ số Nasdaq Composite nhận 1.6% lên 13,694.62 điểm.
Dù có 2 phiên tăng điểm mạnh nhưng Dow Jones vẫn ghi nhận tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp. Trong khi đó, hai chỉ số còn lại là S&P 500 và Nasdaq Composite tăng lần lượt 0.8% và 1.1% trong tuần qua.
Nhận định về sự biến động
Ông Jeff Kilburg, giám đốc đầu tư của Sanctuary Wealth, cho rằng: “Những nhà đầu tư dự đoán thị trường sẽ tăng trong năm 2022 đã nhanh chóng tham gia vào thị trường”. Theo ông, thị trường chứng khoán đã phản ứng thái quá với cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tâm lý thị trường chứng khoán đã dần ổn định hơn sau khi Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng cử một phái đoàn tới thủ đô Minsk của Belarus để đàm phán với Ukraine.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo Tổng thống Putin sẵn sàng tham gia vào các cuộc đối thoại với người đồng cấp Ukraine.
3. Tạm kết
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của Oanda cho biết: “Các cổ phiếu sẽ phải vật lộn để tìm hướng đi cho đến khi thị trường tài chính có câu trả lời rõ ràng về việc liệu cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine sẽ có giải pháp ngoại giao hay chiến tranh khu vực”.

Với động thái mới nhất về việc 2 quốc gia trên sẵn sàng quay trở lại bàn đàm phán với nhau thì đây rõ ràng là một tín hiệu tích cực với hy vọng thị trường chứng khoán sẽ dần ổn định vào tuần tới.
Như vậy bài viết trên đã điểm lại những sự kiện chính và nguyên nhân một tuần giao dịch đầy biến động của thị trường chứng khoán thế giới. Hy vọng bạn đọc sẽ luôn đồng hành và cập nhật được các tin tức mới nhất về tài chính trong và ngoài nước tại Libra24h.com. Chúc bạn thành công!
- Bạn đọc tham khảo:
Quỹ đầu tư tiền điện tử MMEG ở Việt Nam mất trắng 16 tỷ đồng vốn huy động
Nguồn: Tổng hợp
Phạm Hằng